Làng hậu cần nghề cá

Tiếp xúc với nghề biển đã nhiều, nhưng tôi chưa bao giờ được nghe nói về nghề câu kiều và nghề làm nẹp kiều.

làm nẹp câu
3 cha con anh Phan Văn Bình làm nẹp câu kiều cung ứng cho khách hàng

Các lão nông ở làng Bình Thái, xã Phước Thuận (Tuy Phước, Bình Định) nói: “Khi nào còn biển là còn nghề câu kiều. Còn nghề câu kiều là chúng tôi còn kiếm ra tiền, vì đây là nơi duy nhất ở miền Trung còn làm nẹp câu kiều cung cấp cho ngư dân khắp nơi”.

Tiếp xúc với nghề biển đã nhiều, nhưng tôi chưa bao giờ được nghe nói về nghề câu kiều và nghề làm nẹp kiều. Hỏi ra thì biết, câu kiều là nghề đánh bắt hải sản gần bờ, còn nẹp kiều là loại ngư cụ phục vụ cho nghề này.

Đến Bình Thái trong những ngày trời yên biển lặng, chúng tôi bị hấp dẫn ngay bởi những tiếng búa gõ móc câu vang lên rộn rã. Ông Huỳnh Thanh Dũng, Trưởng thôn Bình Thái cho biết: "Nghề làm câu kiều đã có từ rất lâu rồi, có lẽ bắt đầu từ khi người trong thôn sắm ghe đi biển. Cho đến nay, chẳng ai biết vì sao đặt tên cho loại ngư cụ này là câu kiều, xưa ông bà gọi sao giờ mình cứ gọi theo vậy”.

Cũng theo ông Dũng, trước đây hầu hết các hộ trong thôn đều có ghe và đều làm nghề câu kiều, nhưng nay cả thôn chỉ còn khoảng 20 ghe, số lượng người chuyên làm nẹp câu kiều cũng giảm theo. “Cũng may, vùng biển nào cũng có nghề câu kiều chuyên đánh bắt cá đuối và cá lỵ gần bờ, thế nhưng người làm ngư cụ phục vụ cho nghề câu kiều hầu như chỉ còn làng Bình Thái. Nhờ đó, những hộ dân còn làm câu kiều có việc quanh năm”.

Anh Phan Ngọc Thanh (48 tuổi) ở xóm 3, có thâm niên hơn 20 năm gắn bó với nghề làm ngư cụ câu kiều, chia sẻ: “Thời cha tôi cũng đã làm nẹp câu kiều rồi, nhưng chủ yếu để tự cung tự cấp cho gia đình hành nghề. Sau đó, ngư dân ở các vùng biển trong tỉnh như Tam Quan, Phù Cát và cả ngư dân ở tỉnh Phú Yên tìm về đây đặt hàng nên từ đó gia đình tui không đi biển nữa mà chỉ chuyên làm nẹp câu kiều để bán”.

Theo anh Thanh, thường thì một ghe hành nghề câu kiều cần từ 150 - 200 nẹp câu kiều. Những ghe sử dụng câu kiều hoạt động ở gần bờ, cách bờ khoảng 3 - 4 hải lý, bởi đây là vùng biển nông, khi thả nẹp kiều có thể chạm tới đáy. Đặc biệt là khi thả nẹp câu kiều thì không phải gắn mồi, các loại cá đuối, cá lỵ, cá lạc khi bơi ngang qua nơi lưới giăng sẽ mắc vào lưỡi câu.

Anh Thanh cho biết thêm: “Mỗi ngày hai vợ chồng tui làm được 4 nẹp câu kiều, bán với giá 160 - 180 ngàn đồng/nẹp tùy lớn nhỏ, sau khi trừ chi phí còn lời chừng 300 ngàn đồng. Cũng nhờ có nghề làm nẹp câu kiều này mà gia đình tui có cuộc sống ổn định, có của ăn của để lo cho con cái học hành đến nơi đến chốn”.

Quan sát, chúng tôi nhận thấy nẹp câu kiều dù loại lớn hay nhỏ đều có cùng số lượng lưỡi câu là 160 chiếc/nẹp. Việc làm nẹp câu kiều phải trải qua hơn 10 công đoạn tỉ mỉ, công phu, tất cả đều bằng thủ công.

Đầu tiên, thợ làm câu kiều cắt cọng inox ra thành từng đoạn ngắn, dùng búa đập dẹp và cắt nhọn ở cả hai đầu. Sau đó, họ dùng bàn tay khéo léo sử dụng chiếc nỏ tự chế để uốn cọng inox cong lại rồi chặt làm đôi để làm được hai lưỡi câu. Tiếp theo là công đoạn làm nguội: mài lưỡi, chặt ngạnh, buộc dây tiên, tóm lưỡi (móc lưỡi câu lên thanh mò o)...

Công đoạn cuối cùng của làm nẹp câu kiều là cắt và buộc phao vào lưới. Việc cắt phao cũng đòi hỏi phải chính xác, phao phải đúng kích thước dài 4 phân, ngang 1,5 phân; khi buộc phao vào dây thì khoảng cách giữa các phao với nhau là 7 lưỡi câu.

Gia đình anh Phan Văn Bình (52 tuổi) ở xóm 3 đã có 3 đời gắn bó với nghề làm nẹp câu kiều, tâm sự: “So với các nghề khác thì nghề làm câu kiều khá nhọc công nhưng việc làm có quanh năm, phụ nữ, trẻ em làm được tất, rảnh lúc nào làm lúc đó. Gia đình tui có 3 người làm, chủ yếu làm theo đơn đặt hàng của khách, trung bình một ngày làm được khoảng 5 nẹp, trừ chi phí tính ra mỗi người có thu nhập hơn 100 ngàn đồng”.

“Không chỉ là ngư cụ dùng để đánh bắt cá, nhờ có nhiều lưỡi câu và khi thả là nẹp câu kiều chìm sát đáy nên người ta còn dùng câu kiều để vớt người chết đuối dưới sông. Mỗi khi vớt được xác người chết đuối, họ thường hậu tạ bằng tiền nhưng dân Bình Thái không bao giờ nhận, chỉ làm phúc”,ông Huỳnh Thái Dũng, Trưởng thôn Bình Thái nói.

Báo Nông nghiệp VN, 03/06/2015
Đăng ngày 04/06/2015
Vũ Đình
Nông thôn

Tết về! Buồn của người nuôi tôm xa xứ!

Cái nghề nuôi tôm thăng trầm lắm. Tỷ phú cũng có mà nợ ngập đầu cũng có. Bởi vậy người ta thường nói cái nghề này thật sự nó bạc bẽo lắm, nhất là vào những ngày Tết.

nuôi tôm ngày tết
• 10:48 01/01/2023

Dự báo lũ đẹp vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Mùa nước lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm nay được dự báo là “mùa lũ đẹp”, mang theo phù sa, thau rửa đồng ruộng và hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Lũ miền Tây
• 11:06 20/09/2022

Đầu nguồn mùa nước nổi

Tháng 7 nước nhảy khỏi bờ” là quy luật tự nhiên được cư dân vùng đầu nguồn đúc kết từ nhiều đời. Đây cũng là lúc mùa nước nổi bắt đầu, cư dân bước vào vụ làm ăn mới. Năm nay, nước lũ về sớm, dự báo sẽ dồi dào. Mọi người háo hức mong chờ mùa “lũ đẹp”, để khai thác sản vật từ thiên nhiên ban tặng.

cá linh
• 15:57 05/09/2022

Dưới sông cá chốt...

Hôm qua, tôi vô chợ, thật bất ngờ khi thấy một chị nọ mua 1kg cá chốt với giá 250.000 đồng. Không thể nào ngờ cá chốt bây giờ có giá cao như vậy.

Cá chốt sông
• 19:33 30/08/2022

Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 05/4, Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản cho các hộ dân trên địa bàn các huyện Phù Mỹ và Tuy Phước để chuẩn bị công tác triển khai thực hiện các mô hình trong năm 2024.

Hộ dân
• 21:22 06/04/2024

Các địa phương trong không khí chào mừng 65 năm ngày truyền thống ngành thủy sản

Với ngành thuỷ sản Việt Nam thì ngày 1/4/1959 là ngày có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu một dấu mốc quan trọng với ngành thuỷ sản nước ta, chính vì vậy mà các địa phương trên mọi miền đất nước đã và đang phát động nhiều phong trào nhằm kỷ niệm ngày lễ này.

Thả giống
• 08:00 31/03/2024

Bình Định tổ chức gặp mặt ngư dân đầu xuân 2024

Chiều 23.2, phường Tam Quan Bắc, thị xã Hoài Nhơn, Bình Định tổ chức buổi gặp mặt 200 chủ tàu và ngư dân trên địa bàn triển khai kế hoạch khai thác hải sản năm 2024 và tuyên truyền động viên ngư dân kiên trì vươn khơi, bám biển khai thác hải sản đạt kết quả cao nhất.

Họp
• 11:12 04/03/2024

Kết quả sản xuất tôm nước lợ năm 2023

Tình hình thời tiết trong năm 2023 tương đối thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản (NTTS).

Tôm thẻ
• 10:16 27/02/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 15:46 16/04/2024

Con cà xỉu - Con vật lạ nhưng lại ngon

Cà xỉu là loài hải sản sống vùi dưới bùn, vùng nước lợ, bề ngoài kỳ lạ nhưng là món đặc sản ăn một lần nhớ mãi tuy nhiên được ít người biết đến.

Con cà xỉu
• 15:46 16/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 15:46 16/04/2024

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 15:46 16/04/2024

Lợi hay hại khi kháng sinh trở nên phổ biến hơn

Trong ngành nuôi trồng thủy sản ngày nay, việc áp dụng các sản phẩm xử lý và cải thiện môi trường bằng kháng sinh là không thể tránh khỏi. Kháng sinh là nhóm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc được tổng hợp trong môi trường nhân tạo, có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn, bao gồm cả các vi khuẩn có hại và lợi.

Tôm thẻ chân trắng
• 15:46 16/04/2024