Lãng phí từ nhiều công trình thủy lợi ở Phú Yên

Những năm qua, tỉnh Phú Yên đầu tư hàng trăm tỷ đồng xây dựng nhiều công trình thủy lợi (hồ chứa nước) để phục vụ phát triển sản xuất. Các công trình này tập trung ở khu vực miền núi, nhằm giúp người dân nghèo mở rộng diện tích trồng lúa nước, ổn định đời sống.

thủy lợi
Ảnh minh họa - tepbac.com

Tuy nhiên, hiện có nhiều công trình thủy lợi xây dựng dở dang, kéo dài; một số công trình xây xong không có kênh dẫn nước tưới, hoặc có hồ nhưng chưa có ruộng tưới, gây lãng phí và ảnh hưởng đời sống nhân dân trong vùng dự án.

Hồ thủy lợi La Bách ở huyện Sông Hinh (Phú Yên) được đầu tư 24,6 tỷ đồng từ nguồn vốn tín dụng chuyên ngành JICA (Nhật Bản) nhằm tưới cho 100 ha lúa hai vụ và 178 ha mía của buôn La Bách và buôn Lê Diêm thuộc thị trấn Hai Riêng (huyện Sông Hinh). Công trình hoàn thành vào tháng 7-2012 và tích đầy nước nhưng không thể tưới cho số đồng ruộng khô hạn cạnh đó, đành phải xả nước ra suối một cách lãng phí. Nguyên nhân là hồ xây xong nhưng chưa có ruộng để tưới.

Phó Chủ tịch UBND huyện Sông Hinh Trần Thanh Ðịnh cho biết, trong quá trình thực hiện dự án hồ chứa nước La Bách, ngoài nguồn vốn đầu tư nói trên từ nguồn vốn tín dụng chuyên ngành JICA, phần chi phí đền bù và giải phóng mặt bằng để san ủi đồng ruộng, xây lắp kênh mương nội đồng không được đưa vào dự toán dự án, cho nên khi triển khai không có kinh phí thực hiện. Ðến nay, huyện

Sông Hinh mới bắt đầu xây dựng phương án đổi đất để cải tạo đồng ruộng. Vì thổ nhưỡng ở đây lâu nay là đất đồi gò, chỉ trồng được các loại cây trồng cạn như sắn, mía, đậu đỗ. Do vậy, cần cải tạo đồng ruộng mới có thể sử dụng nguồn nước tưới để trồng lúa nước. Tuy nhiên, có hai vấn đề vướng mắc là liệu bà con có đồng ý phương án đổi đất gò lấy ruộng nước hay không. Thứ hai là, nguồn kinh phí cải tạo đồng ruộng quá lớn, cho nên huyện cũng chưa cân đối được - Phó Chủ tịch UBND huyện Trần Thanh Ðịnh giải thích. Còn Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Sông Hinh Y Cư cho biết, có 20 ha đất của 52 hộ dân dọc tuyến kênh tưới và bãi thải vật liệu khi làm hồ La Bách bị ảnh hưởng, do chậm đền bù cho nên hầu hết các hộ dân này đều không chịu di dời. Từ những khó khăn nêu trên, xảy ra nghịch lý nằm cạnh hồ nước đầy, nhưng hiện hàng chục ha ruộng vườn của hàng trăm gia đình ở các buôn La Bách, Lê Diêm thuộc thị trấn Hai Riêng, huyện Sông Hinh đang khô hạn.

Cũng tại huyện Sông Hinh, có một công trình thủy lợi lớn sử dụng nguồn trái phiếu Chính phủ đang thi công hết sức ỳ ạch, ảnh hưởng sản xuất của người dân chung quanh. Ðó là dự án hồ chứa nước buôn Ðức, thuộc xã EaTrol. Hồ chứa nước buôn Ðức có diện tích lòng hồ 60 ha, dung tích 46 triệu m3 nước. Khi hoàn thành sẽ là nguồn nước tưới cho hơn 300 ha cây trồng và nuôi trồng thủy sản cho các vùng 100% là đồng bào dân tộc thiểu số tại các buôn Bầu, Thinh, Ly đều thuộc xã EaTrol. Công trình có tổng mức đầu tư 113 tỷ đồng, dự kiến được đưa vào sử dụng vào cuối tháng 8-2011. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn còn nhiều hạng mục dở dang.

Ngoài hồ buôn Ðức, còn một số hồ chứa nước khác được xây dựng ở  khu vực miền núi tỉnh Phú Yên đang cùng chung số phận chậm tiến độ, kéo dài thời gian gây lãng phí tiền của Nhà nước. Ðiển hình như hồ chứa nước Xuân Bình, thị xã Sông Cầu. Theo Ban Quản lý dự án thủy lợi và phòng, chống thiên tai tỉnh Phú Yên (đơn vị chủ đầu tư), hồ chứa nước Xuân Bình có nhiệm vụ tưới cho 100 ha lúa hai vụ của xã Xuân Bình và Xuân Lộc, thị xã Sông Cầu; cung cấp 4.000 m3 nước/ngày đêm cho khu kinh tế đông bắc Sông Cầu và cấp nước cho vùng nuôi tôm từ 60 đến 100 ha, quá trình thi công đã xuất hiện nhiều hạn chế, cho nên công trình không thể nghiệm thu hoàn công. Ðáng chú ý, cuối năm 2009, cơn lũ lịch sử làm cho công trình bị hư hỏng nặng, ước tính tổng thiệt hại khoảng tám tỷ đồng. Cuối năm 2010, UBND tỉnh Phú Yên đã thành lập Ðoàn thanh tra về những sai phạm trong việc quản lý và đầu tư xây dựng hồ chứa nước Xuân Bình. Theo kết quả sau thanh tra, công trình có chín gói thầu, trừ gói thầu số 2 xây lắp đập chính Suối Thùng do Công ty cổ phần Xây dựng thủy lợi 25 thi công hoàn chỉnh, hoạt động ổn định đã được phê duyệt quyết toán, thì tám gói thầu còn lại đều có sai phạm.

Trước thực trạng nêu trên, tỉnh Phú Yên đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp các sở, ngành liên quan xác định lại nội dung cụ thể, để bàn giao cho Công ty TNHH một thành viên thủy nông Ðồng Cam quản lý khai thác hồ chứa nước Xuân Bình. Ðồng thời, yêu cầu Ban quản lý dự án thủy lợi và phòng, chống thiên tai tỉnh Phú Yên tiếp tục đầu tư các hạng mục còn lại và sửa chữa các hạng mục đã bị hư hỏng. Tuy nhiên, theo Trưởng ban quản lý dự án thủy lợi và phòng, chống thiên tai tỉnh Phú Yên Ngô Thạch Phổ, thì việc sửa chữa khắc phục theo chỉ đạo của tỉnh, các nhà thầu khá miễn cưỡng, nhất là có nhà thầu hiện đã bị phá sản, cho nên khó thực hiện. Ngoài ra, tỉnh chưa bố trí được kinh phí sửa chữa mặc dù đã có nhiều cuộc họp và giao trách nhiệm cụ thể nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện được. Ngoài ra, nghiêm trọng nhất là đập Bình Ninh, một trong những hạng mục quan trọng của hồ chứa nước Xuân Bình đã bị nước lũ cuối năm 2009 phá hủy hoàn toàn đến nay chưa được khắc phục.

Một số hồ chứa nước khác như hồ Suối Vực (huyện Sơn Hòa) có vốn đầu tư 230 tỷ đồng; hồ chứa nước Kỳ Châu (huyện Ðồng Xuân), có vốn đầu tư 103 tỷ đồng khởi công từ hai năm nay, nhưng đến nay chưa hoàn chỉnh. Riêng công trình hồ chứa nước Kỳ Châu được xây dựng trên địa bàn xã Ða Lộc, huyện Ðồng Xuân, với tổng kinh phí hơn 101 tỷ đồng từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ và ngân sách tỉnh, do Ban quản lý dự án thủy lợi và phòng, chống thiên tai tỉnh làm chủ đầu tư đã được tỉnh tổ chức khánh thành vào đầu tháng 2-2013. Hồ có tổng dung tích 3,5 triệu m3 nước, phục vụ tưới cho hơn 480 ha lúa hai vụ và mía, cấp nước sinh hoạt cho hơn 4.100 dân, góp phần cải thiện môi trường sinh thái cho vùng hạ lưu và kết hợp nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, công trình chỉ phục vụ tưới 60 ha lúa nằm cạnh hồ. Ðiều đáng quan tâm đơn vị chủ đầu tư là Ban quản lý dự án thủy lợi và phòng, chống thiên tai tỉnh Phú Yên vẫn chưa hoàn thành thủ tục bàn giao cho đơn vị quản lý, khai thác là Công ty TNHH một thành viên thủy nông Ðồng Cam, do còn một số hạng mục kênh nhánh chưa hoàn thành. Hiện nay, hồ chưa có chủ, cho nên việc khai thác, quản lý kém hiệu quả và dễ bị hư hỏng.

Trước thực trạng nói trên, đề nghị tỉnh Phú Yên cần quan tâm, kiểm tra chỉ đạo một cách chặt chẽ việc xây dựng các công trình thủy lợi trên địa bàn. Trước mắt, cần tập trung hoàn chỉnh các hạng mục công trình dở dang, nhất là đối với các hồ chứa nước đã hoàn thành để đưa vào phục vụ sản xuất một cách hiệu quả.

Nhân dân
Đăng ngày 24/06/2013
trình kế
Nông thôn

Lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ năm 2025

Vừa qua, Cục Thủy sản đã hướng dẫn khung lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ và một số nội dung quản lý, tổ chức sản xuất nuôi tôm nước lợ năm 2025 cụ thể như sau:

Thả giống
• 10:06 16/12/2024

Ngư dân Bình Định trúng đậm cá chù

Vừa qua, rất nhiều tàu thuyền của ngư dân hành nghề lưới vây rút ngày ở xã Mỹ An, huyện Phù Mỹ, Bình Định cập bến với cá chù đầy khoang. Mỗi thuyền sau mỗi chuyến đánh bắt từ 2 đến 3 ngày thu được sản lượng từ 1 đến 2 tấn cá. Với giá cá chù 50.000 đồng/kg, mỗi thuyền thu nhập từ 50 đến 100 triệu.

Cá chù
• 10:28 13/12/2024

Cà Mau đẩy mạnh quảng bá con tôm đến thị trường Mỹ

Trong chuyến công tác tại Hoa Kỳ, đoàn công tác Cà Mau do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử dẫn đầu đã làm việc với Seafood Watch (SFW) để tổ chức Hội nghị “Tôm sú bền vững từ Việt Nam” tại Boston, Hoa Kỳ và triển khai chương trình hợp tác với trường Đại học Arizona.

Tôm sú
• 10:23 09/12/2024

Tăng cường hợp tác và ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển ngành tôm bền vững

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN&PTNT) tổ chức tọa đàm với chủ đề: "Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển nuôi tôm nước lợ bền vững, giảm chi phí sản xuất, giảm phát thải, nâng cao hiệu quả".

Mô hình nuôi tôm
• 10:40 04/12/2024

Các mục tiêu kháng vi-rút tiềm năng trong quá trình nhiễm vi-rút hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Trong những năm gần đây, giải trình tự phiên mã đã được áp dụng rộng rãi để nghiên cứu tương tác giữa virus và vật chủ. Bằng cách so sánh các hồ sơ biểu hiện gen vật chủ ở các giai đoạn nhiễm khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể xác định các yếu tố chính và những thay đổi trong đường dẫn truyền tín hiệu do nhiễm virus gây ra, giúp nhận định được các chiến lược xâm nhập của virus và cơ chế kháng vi-rút của vật chủ.

Tôm thẻ chân trắng
• 19:10 18/12/2024

Ứng dụng các loại vi sinh trong nuôi tôm

Việc sử dụng hóa chất và kháng sinh có thể mang lại hiệu quả tức thời nhưng tiềm ẩn nhiều tác hại như tích tụ dư lượng, ô nhiễm môi trường và nguy cơ kháng kháng sinh.

Tạt vi sinh
• 19:10 18/12/2024

Một số loài cá có tiếng kêu "lạ" có thể bạn chưa biết

Trong thế giới tự nhiên phong phú và huyền bí, động vật biết phát ra tiếng kêu thường gây bất ngờ cho con người. Tuy nhiên, điều ít ai biết là ngay cả những loài cá – vốn bị coi là "lặng thinh" dưới nước – cũng có khả năng phát ra tiếng kêu đồng thanh điệu rất độc đáo.

Cá
• 19:10 18/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt tôm

Chất lượng thịt tôm đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo giá trị kinh tế và uy tín của ngành nuôi trồng thuỷ sản. Hiện nay, ngành nuôi tôm đang đối diện với nhiều thách thức trong việc đảm bảo thịt tôm đạt chuẩn cao, từ môi trường nuôi đến công nghệ nuôi trồng và chế độ dinh dưỡng. Hãy cùng tìm hiểu các giải pháp hiệu quả nhất để nâng cao chất lượng thịt tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 19:10 18/12/2024

Thị trường tiêu thụ tôm trước những ngày cận kề tết dương lịch

Cứ mỗi dịp cuối năm, nhu cầu tiêu thụ tôm trên thị trường nội địa và quốc tế đều tăng đột biến. Trong đó, nổi bật nhất là sản phẩm tôm - một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, thường được lựa chọn cho các bữa tiệc gia đình và những sự kiện quan trọng. Theo thông lệ, trong những ngày cận Tết Dương Lịch, tỷ lệ người dùng tôm gia tăng đến 25 - 30% so với các tháng bình thường.

Tôm thẻ
• 19:10 18/12/2024
Some text some message..