Làng quê miền Bắc làm giàu nhờ bán ốc nhồi giống

Ở xã Khánh Tiên, huyện Yên Khánh, Ninh Bình có gần 20 hộ gia đình nuôi ốc nhồi. Với giá bán 70.000 – 100.000 đồng/kg ốc, cung không đủ cầu nên người dân tại đây trở nên khấm khá.

Kế sinh nhai mới
Nghề nuôi ốc nhồi đang trở thành kế sinh nhai chính của bà con tại xã Khánh Tiên, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình. Ảnh: suckhoedoisong.vn

Khoảng 3 năm trở lại đây, gần 20 hộ dân ở xã Khánh Tiên, huyện Yên Khánh, Ninh Bình trở nên khấm khá hơn nhờ việc nuôi và nhân giống ốc nhồi.

Giá bán ra thị trường dao động từ 70.000 – 100.000 đồng/kg ốc thương phẩm và 300 – 500 đồng/con ốc giống, cộng thêm nguồn cung không đủ cầu nên nhiều gia đình càng tự tin hơn về đầu ra hàng hóa. Điển hình là gia đình ông Bùi Văn Thiệp (65 tuổi, xã Khánh Tiên).

Ông Thiệp là một trong những người đi đầu về nuôi ốc nhồi. Đến nay, ông Thiệp đã có năm thứ 3 tận dụng ao cá của gia đình để nuôi ốc.

Ông Thiệp cho biết, nuôi ốc nhồi không cần bỏ quá nhiều vốn, thậm chí là không mất tiền mua thức ăn mà giá trị kinh tế thu được từ ốc nhồi cao. Cứ khoảng 3 tháng là có một lứa ốc xuất thành phẩm. Riêng ốc nhồi giống, ông Thiệp tự tin đang có khoảng hơn chục vạn con.

Để có được thành quả như ngày hôm nay, ông Thiệp cũng phải "trả giá" ở thời điểm bắt tay vào nuôi ốc chưa áp dụng kỹ thuật. Đó là năm 2019, khi bắt tay vào nuôi mà không áp dụng kỹ thuật nuôi, ông Thiệp đã mất trắng nhưng vẫn không bỏ cuộc.

Sau nhiều lần tìm hiểu khắp nơi về kỹ thuật, về nguồn giống mới, ông Thiệp đã bắt đầu "khởi nghiệp" lại với số lượng rất ít.

Rút kinh nghiệm từ lần mắt trắng trước đó, lần thứ 2 nuôi ốc nhồi, ông Thiệp nuôi đến đâu thì nhân giống đến đó. Lứa này đẻ thì nuôi lứa mới rồi tiếp tục "kế gối" lứa sau.

Ông Thiệp được coi là đầu tàu trong việc nuôi ốc nhồi
Ông Bùi Văn Thiệp là một trong những hộ gia đình đang nuôi thành công ốc nhồi. Ảnh: suckhoedoisong.vn

Cứ như vậy, ông Thiệp đã thành công "chinh phục" được việc nuôi ốc nhồi bất kể trời nắng, mưa, nóng hay lạnh. Cũng vì quá hiểu đặc tính ốc, ông Thiệp cũng không ngần ngại chia sẻ bí kíp nuôi, nhân giống ốc với người xung quanh để cùng phát triển.

Ông Thiệp cho biết, ốc nhồi đẻ rất nhanh và rất nhiều. Tuy nhiên, người nuôi phải biết ốc rất sợ thời tiết quá nóng, quá lạnh. Do đó, ở thời điểm miền Bắc đang trở lạnh, người nuôi phải điều tiết nguồn nước để đảm bảo nhiệt độ trong ao.

Hoặc để đảm bảo sự sống cho ốc ở mùa Đông, người nuôi có thể thu gom ốc vào lưới cước đặt bên cạnh bờ, hoặc đưa ốc vào bể nước có mái che để đảm bảo nền nhiệt độ cơ bản cho ốc.

Ông Thiệp chia sẻ bí quyết trong việc nuôi ốc nhồi
Cận cảnh ốc nhồi thương phẩm của gia đình ông Thiệp. Ảnh: suckhoedoisong.vn

Theo ông Thiệp, nuôi ốc nhồi không tốn kém thức ăn, thậm chí không phải bỏ ra một đồng nào mua thức ăn cho chúng, vì chúng chỉ ăn những loại rau, củ quả, lá cây luôn sẵn có trên vườn hoặc các hàng bán rau ngoài chợ lượm xong bỏ đi đều đưa về thả xuống ao.

Tuy nhiên, nguồn nước nuôi ốc phải đảm bảo sạch sẽ, thậm chí, để tránh nước chua chảy từ bờ xuống, người nuôi phải rắc vôi bột ở khu vực quanh bờ để khử chua.

Ông Thiệp phấn khởi: "Nếu người nuôi giữ được ốc nhồi giống thọ qua mùa Đông chắc chắn là thắng lợi. Bởi ốc giống rất đắt, mà nuôi được qua mùa Đông là coi như đã nắm được kỹ thuật cơ bản trong nuôi ốc".

Ốc chỉ ăn những loại rau, củ quả, lá cây luôn sẵn có trên vườn hoặc các hàng bán rau bỏ đi ở ngoài chợ
Theo ông Thiệp, việc nuôi ốc nhồi không cần tốn nhiều chi phí. Ảnh: suckhoedoisong.vn

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Bình - Chủ tịch Hội Nông dân xã Khánh Tiên cho biết, vài năm trước, trên địa bàn xã xuất hiện phong trào nuôi ốc nhồi, với gần 100 hộ tự mua giống ốc nhồi về thả. Có những người nuôi để dùng cho nhu cầu của gia đình. Tuy nhiên, làm thế nào để nuôi ốc nhồi hiệu quả và đáp ứng được cho thị trường thì cần phải có kỹ thuật bài bản.

Bởi vậy, ông Bình cho biết, tháng 3/2022, Chi hội nông dân nghề nghiệp nuôi ốc nhồi sinh sản và thương phẩm xã Khánh Tiên được thành lập với khoảng 17 hộ tham gia.

Theo đó, tham gia vào chi hội, các gia đình sẽ được các đơn vị chức năng chuyển giao công nghệ, có các chuyên gia hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc và không còn phải lo đầu ra.

Báo Sức khỏe & Đời sống
Đăng ngày 26/12/2022
Bảo Loan
Nông thôn

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 13:45 26/12/2024

Quảng trường con tôm ở Cà Mau: Tăng vốn đầu tư lên 43 tỷ đồng

Quảng trường Phan Ngọc Hiển tại thành phố Cà Mau đang trở thành một trong những dự án trọng điểm với nhiều thay đổi lớn về diện tích, vốn đầu tư và thời gian thi công. Mới đây, UBND tỉnh Cà Mau đã quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư cho dự án này, tăng vốn đầu tư thêm hơn 43 tỷ đồng và kéo dài thời gian thực hiện đến năm 2026.

Biểu tượng con tôm
• 08:00 22/12/2024

Lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ năm 2025

Vừa qua, Cục Thủy sản đã hướng dẫn khung lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ và một số nội dung quản lý, tổ chức sản xuất nuôi tôm nước lợ năm 2025 cụ thể như sau:

Thả giống
• 10:06 16/12/2024

Ngư dân Bình Định trúng đậm cá chù

Vừa qua, rất nhiều tàu thuyền của ngư dân hành nghề lưới vây rút ngày ở xã Mỹ An, huyện Phù Mỹ, Bình Định cập bến với cá chù đầy khoang. Mỗi thuyền sau mỗi chuyến đánh bắt từ 2 đến 3 ngày thu được sản lượng từ 1 đến 2 tấn cá. Với giá cá chù 50.000 đồng/kg, mỗi thuyền thu nhập từ 50 đến 100 triệu.

Cá chù
• 10:28 13/12/2024

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 05:48 27/12/2024

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 05:48 27/12/2024

Tiềm năng của cá cảnh trong thị trường xuất khẩu

Ngành nuôi trồng thủy sản không chỉ tập trung vào tôm, cá nuôi thương phẩm mà còn bao gồm cả ngành cá cảnh, một lĩnh vực đang ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Với sự phát triển của công nghệ nuôi trồng và nhu cầu ngày càng tăng từ các thị trường lớn, cá cảnh đã trở thành một sản phẩm xuất khẩu đầy tiềm năng.

Cá cảnh
• 05:48 27/12/2024

Câu chuyện thành công trong nuôi tôm

Những ngày gần đây, bà con nông dân nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ đang thu được những thành công lớn từ mô hình nuôi tôm kết hợp với trồng lúa, đặc biệt là khi giá tôm đạt mức kỷ lục. Những câu chuyện thành công từ các mô hình nuôi tôm, đặc biệt là ở Kiên Giang và Cà Mau, đang được chia sẻ rộng rãi và tạo động lực lớn cho người dân trong khu vực và trên cả nước.

Tôm thẻ chân trắng
• 05:48 27/12/2024

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 05:48 27/12/2024
Some text some message..