Ở xã Bạch Lưu, Sông Lô, Vĩnh phúc, nghề nuôi rắn đã có ở xã từ gần 10 năm nay, đến nay mô hình nuôi rắn của địa phương đang phát triển rất mạnh, mô hình này đang từng bước được nhân rộng đến từng hộ gia đình trong xã và các địa phương lân cận.
Đồng thời, nghề nuôi rắn cũng đang trở thành nguồn thu nhập chính của nhiều gia đình trong xã.
Một số hình ảnh về mô hình nuôi rắn nơi đây:
Mỗi năm, nghề nuôi rắn đem lại thu nhập cho gia đình anh hàng trăm triệu đồng.
Một con rắn Hổ mang bành được anh Thuận nuôi trong 8 tháng đã có cân nặng vào khoảng 4kg.
Gia đình bác Hà Văn Chữ, chủ tịch hội cựu chiến của xã Bạch Lưu cũng là một tấm gương điển hình cho nhân dân làm theo trong mô hình kinh tế này.
Ông Chữ cho biết, rắn được nuôi theo hai hình thức. Đó là nuôi theo đàn và nuôi đơn lẻ. Nếu nuôi theo hình thức tập thể thì có thể nuôi một ô có thể lên tới vài chục con.
Tuy nhiên, nuôi theo hình thức tập thể sẽ khó khiểm soát được số lượng đàn rắn,và phải nuôi chúng từ khi mới nở trứng để tránh những xung đột với các con rắn lạ. Nuôi theo hình thức đơn lẻ sẽ tiện cho việc chăm sóc, vệ sinh hơn.
Rắn lớn lên nhờ lột xác, trung bình chu kỳ lột xác của rắn khoảng một tháng/ lần. Sau khi rắn lột da, khoảng mười ngày đầu chúng rất yếu ớt, nên sẽ không ăn uống gì...
Nhưng từ mười ngày trở đi, nếu được chăm sóc, ăn uống đầy đủ, chúng sẽ phát triển rất nhanh, gấp 2-3 lần khi bình thường. Xác rắn lột ra có thể được tận dụng bán để làm thuốc chữa bệnh.
Thức ăn chủ yếu của loài này là cóc nhưng phải được để trong đĩa để khi ăn không bị bẩn, không vương vãi, và nên cho rắn ăn khi con mồi đã bị làm chết
Mặc dù rắn là loài rất ít bệnh tật, song nếu khâu vệ sinh ăn uống không hợp lý, mất vệ sinh, rắn rất dễ bị mắc bệnh như tiêu chảy, bệnh phổi...vì thế phải cần phải luôn có thuốc dự phòng.