Lão nông bật mí cách ấp trứng ốc nở 100%

Nhận thấy nguồn ốc bươu đen trong tự nhiên ngày càng khan hiếm, trong khi thị trường lại rất hút hàng, ông Lê Phước Lợi, ở ấp Mỹ Lợi, thị trấn Cây Dương, huyện Phụng Hiệp, đã tận dụng mương vườn để nuôi ốc. Qua đó, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình nhờ bán ốc giống và ốc thịt.

nuôi ốc bươu đen
Ông Lê Phước Lợi, ở ấp Mỹ Lợi, thị trấn Cây Dương, huyện Phụng Hiệp, giới thiệu số ốc giống sắp tới ngày bán.

Làm chơi ăn thiệt

Ghé gia đình ông Lê Phước Lợi đúng dịp ông đang chuẩn bị ra thăm vườn. Dẫn chúng tôi đi trên con đường xi măng chạy dọc theo vườn cây ăn trái khoảng 1ha trồng vú sữa, mít, xoài, sầu riêng, dâu, bơ sáp… ông Lợi cho biết, các loại cây này đều do ông tự tay chọn và thuộc nằm lòng cách chăm sóc. Nhưng điều thu hút chúng tôi chính là những chiếc mùng dưới mương vườn, hỏi ra mới biết không phải ông nuôi cá mà là nuôi ốc bươu đen đang sinh sản. Còn ngoài mương ông thả bèo, kết hợp nuôi ốc bươu đen, nhìn những con ốc no tròn bám vào bụi bèo mà thấy ham.

Xách cây vợt vớt mấy con ốc bươu đen lên, ông Lợi phấn khởi giới thiệu với chúng tôi về mô hình tâm huyết của mình: “Nuôi con ốc bươu đen dễ lắm, không tốn tiền mua thức ăn như nuôi mấy con vật khác. Có bèo, mít, trái cây rụng hay mấy nải chuối chín, rau bỏ ốc ăn được hết. Ốc nuôi ra bao nhiêu đều được bán hết, gọi điện thoại là có thương lái đến tận nhà để cân, giá khoảng 45.000 đồng/kg. Cứ cách 3-4 bữa bán một lần, kiếm trên 3 triệu đồng/tháng, đó là chưa kể tiền bán ốc con và trứng ốc. Do không tốn chi phí thức ăn trong quá trình chăn nuôi nên hầu như thu trọn số tiền này”.

Ở vườn nhà ông Lợi, tất cả mương vườn đều được ông thả bèo, nuôi ốc bươu đen. Cứ cách khoảng 1 tháng, ông xịt thuốc cỏ sơ qua đám bèo cặp mé mương để bèo rũ xuống, ốc dễ ăn.

Không chỉ bán ốc bươu đen thương phẩm, ông Lợi còn cung cấp ốc giống và trứng ốc cho các hộ có nhu cầu trong vùng. Hiện, ốc giống loại lớn khoảng đầu ngón tay, được bán với giá 400.000 đồng/1.000 con, loại nhỏ 300.000 đồng/1.000 con. Trứng ốc được ông bán 1 triệu đồng/kg.

Không chỉ làm giàu cho bản thân, ông Lợi còn nhiệt tình chỉ cách nuôi, ấp trứng cho bà con để nuôi đạt hiệu quả cao nhất. Đối với hộ khó khăn, ông còn tặng vài trăm đến cả ngàn con ốc giống, giúp những người khó khăn có “cần câu cơm” để vươn lên trong cuộc sống.

Chủ động nguồn con giống

Cái hay của lão nông 73 tuổi này còn nằm ở việc ông nghĩ ra cách ấp trứng và nuôi ốc con trong mùng lưới trước khi thả nuôi ngoài mương. Bằng kinh nghiệm của mình, cầm trên tay con ốc, ông Lợi biết con ốc nào mang trứng, chuẩn bị sinh sản. Hỏi ra mới biết, ốc đang mang trứng nhìn trong vỏ ốc sẽ thấy có màu trắng đục. Số ốc này sẽ được ông đưa vào nuôi trong mùng lưới, có diện tích khoảng 10m2. Có gần chục cái mùng như vậy được đặt ở các mương vườn.

“Để ốc trong mùng cho nó sinh sản. Thả bèo rồi kiếm gốc cây mục chất vô làm chỗ cho ốc đẻ trứng. Cho ăn hàng ngày bằng rau, cỏ, vỏ trái cây,... Sau khi ốc sinh sản thì thu gom và cho vào rổ bắt đầu ấp khoảng 20 ngày là nở hết. Bình quân 1kg trứng sẽ cho ra cỡ 7.000-10.000 con ốc. Ốc con nuôi trong mùng khoảng 20-25 ngày có thể thả ra ngoài mương nuôi tiếp”, ông Lợi cho hay.

Bí quyết để ấp trứng ốc đạt hiệu quả nằm ở chiếc rổ trong vèo. Kéo chiếc rổ lại gần mình, sau khi ông Lợi giở miếng vải mùng ra, bên trong toàn là trứng ốc bươu đen trắng phau, một số trứng đã bắt đầu nở. Ông Lợi bày tỏ: “Mình để miếng xốp cho cái rổ nổi trên mặt nước, cho trứng ốc vào rồi lấy khăn mỏng đậy lên trên. Cỡ 2 bữa thì thăm chừng phun nước sơ qua cho trứng ốc ướt. Ốc con nở ra sẽ rơi qua các kẽ hở của rổ xuống vèo. Các làm này gần như thành công 100%”.

Do đặc tính của mình, ốc bươu đen nếu không được nuôi trong mùng và có giá thể thì chúng sẽ lựa chọn những nơi kín đáo, tránh ánh nắng để sinh sản nên dễ có tình trạng hao hụt. Nắm bắt điều này, ông Lợi thường dành thời gian rảnh để thăm vườn và đem trứng ốc về để ấp trong rổ, nhờ vậy mà tỷ lệ thành công luôn đạt cao. Theo tính toán của ông Lợi, bình quân cỡ 4 tháng từ giai đoạn ấp trứng đến có thể xuất bán ốc thương phẩm. Nhờ chủ động con giống và thời gian thả nuôi chênh lệch nhau nên ông có ốc bán quanh năm.

“Coi như nuôi ốc là xóa đói giảm nghèo, người nghèo có mương nuôi ốc là có thu nhập. Nuôi trong vèo chỉ cũng tốt nhưng phải chú ý, thả mật độ vừa phải tùy theo kích thước của mùng. Nếu nhiều quá, ốc sẽ tranh giành oxy, dễ bị hao hụt”, ông Lợi thông tin thêm.

Thịt ốc bươu đen được dùng để chế biến nhiều món đặc sản đậm chất đồng quê, chính vì dân dã, thịt ngon, ngọt nên đầu ra loài vật nuôi này luôn ổn định và hút hàng, giúp người dân có thu nhập trang trải cuộc sống.

Báo Hậu Giang
Đăng ngày 18/04/2022
Ngọc Hưởng
Nuôi trồng

Từ lão nông nghèo đã trở thành triệu phú nhờ nuôi cá lồng

Nhờ mạnh dạn chuyển sang nuôi cá lồng trên dòng sông Đà, ông Lò Văn Bân đã có cuộc sống sung túc và thoát nghèo…

Ông Bân thoát nghèo nhờ nuôi cá lồng
• 15:46 06/07/2023

Nghề lạ đất Mũi, ngồi nhà trói cua Cà Mau kiếm 300.000 đồng/ngày

Nghề trói cua, lựa cua tại các cơ sở thu mua cua ở Cà Mau đã giúp cho nông dân nơi đây có thêm nguồn thu nhập khá.

Nghề trói cua Cà Mau
• 11:45 20/04/2023

Hai loại tôm lạ trên thị trường đắt hơn tôm hùm được nhiều người săn lùng

Hai loại tôm lạ này được đánh gia ngon hơn cả tôm hùm. Dù giá cao, chúng vẫn được nhiều người lùng mua thưởng thức.

Tôm tít
• 12:07 15/04/2023

Cà Mau: Giá cua tăng cao, nông dân mừng như "trúng số"

Việc nguồn cung khan hiếm, kéo theo nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng tăng mạnh trong những ngày qua là nguyên nhân khiến giá cua biển ở Cà Mau tăng cao.

Cua tăng giá
• 17:51 21/03/2023

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 29/03/2024

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 11:00 28/03/2024

Hạn chế lạm dụng kháng sinh bằng cách ủ men vi sinh

Với ngành thủy sản hiện nay, việc lạm dụng kháng sinh và tồn dư chất độc hại trong con tôm làm cho giá trị thương phẩm tôm xuống dốc. Vì vậy, xu hướng sử dụng men vi sinh để thay thế ngày càng được áp dụng phổ biến.

Men vi sinh
• 10:23 26/03/2024

Xi phông tự động và xi phông bằng van tự động là gì? Lợi ích của xi phông đáy ao

Đối với những người nuôi tôm lâu năm và tích lũy được nhiều kinh nghiệm, thì khái niệm xi phông đáy ao đã trở nên quá quen thuộc. Tuy nhiên, đối với những người mới bắt đầu bước chân trên con đường nuôi tôm, không thể tránh khỏi sự bỡ ngỡ và lúng túng.

Xi phong
• 12:30 25/03/2024

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 16:07 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 16:07 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 16:07 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 16:07 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 16:07 29/03/2024