Lập lại trật tự nuôi trồng thủy sản trên sông Chà Và

Sở NN-PTNN vừa tổ chức cuộc họp công bố Quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/2.000 khu nuôi thủy sản lồng bè trên sông Chà Và (Bà Rịa Vũng Tàu), đồng thời lấy ý kiến của người nuôi đóng góp cho phương án di dời, bố trí sắp xếp các hộ nuôi thủy sản tại khu quy hoạch trên sông Chà Và.

thu hoạch tôm hùm
Theo quy hoạch, sẽ có 414 lồng nuôi tôm hùm từ tiểu khu 4 về tiểu khu số 7. Trong ảnh: Thu hoạch tôm hùm tại hộ nuôi thủy sản do ông Hoàng Minh Thành làm chủ ở tiểu khu 4.

Sở NN-PTNN cho biết, hiện nay, tại khu vực nuôi trồng thủy sản lồng bè (NTTSLB) trên sông Chà Và có 193 hộ nuôi với 4.615 lồng. Trong đó, nhiều khu vực nuôi quá dày, ví dụ như tiểu khu 4 (76 hộ nuôi với 1.852 lồng, vượt 117,6% quy hoạch mặt nước) và tiểu khu 8 (50 hộ nuôi với 1.031 lồng, vượt 155%). Việc này đã làm giảm hiệu quả nuôi trồng thủy sản, đồng thời là một trong những nguyên nhân dẫn tới ô nhiễm nguồn nước khi lượng thức ăn dư thừa tăng đột biến.

Để cải thiện tình hình trên, quy hoạch 1/2.000 yêu cầu các cơ sở NTTSLB phải nằm đúng luồng lạch giao thông, bảo đảm khoảng cách giữa các bè nuôi và nằm đúng tọa độ quy hoạch, bố trí lồng nuôi phù hợp, số lượng lồng nuôi tại mỗi tiểu khu có thể chênh lệch 10% so với quy hoạch.

sơ đồ quy hoạch
Sơ đồ quy hoạch nuôi thủy sản lồng bè trên sông Chà Và, các số từ 1 đến 8 tương ứng với các tiểu khu quy hoạch.

Phương án bố trí sắp xếp và di dời dựa theo nguyên tắc ưu tiên những cơ sở NTTSLB đã được UBND tỉnh cấp giấy phép đầu tư (nhưng phải nằm đúng theo vị trí tọa độ đã được cấp phép); cơ sở nằm trong vùng quy hoạch và đúng đối tượng quy định. Bên cạnh đó, kiên quyết di dời qua khu vực khác những cơ sở NTTSLB lấn chiếm luồng lạch giao thông đường thủy; cơ sở NTTSLB không nằm trong tọa độ tại các tiểu khu nuôi theo quy hoạch; cơ sở nuôi những loại thủy sản không phù hợp theo quy hoạch. Đối với những cơ sở NTTSLB nằm ngoài khu quy hoạch, sẽ ưu tiên cơ sở có quy mô và vốn đầu tư lớn được phép di dời về.

Sở NN-PTNT cũng đã xây dựng dự thảo phương án bố trí sắp xếp và di dời các cơ sở NTTSLB vào khu quy hoạch. Trong đó, tiểu khu 1 nuôi các loại cá biển vẫn còn trống 183 lồng, có thể bố trí thêm 183 lồng từ tiểu khu 8 di dời qua. Tiểu khu 2 nuôi hàu đan và cá biển; còn dư 72 lồng nuôi hàu, phải di dời qua tiểu khu 5. Tiểu khu 3 nuôi hàu và cá biển; vượt 102 lồng, cần di dời số lượng lồng này qua tiểu khu 5. Tiểu khu 4 hiện nuôi nhiều cá bớp và tôm hùm, theo quy hoạch bố trí nuôi cá biển và hàu; vì vậy, phải di dời 35 lồng cá bớp về tiểu khu 5, 552 lồng cá bớp về tiểu khu 6 và 414 lồng tôm hùm về tiểu khu số 7. Tiểu khu 5 hiện đang nuôi hàu, quy hoạch nuôi cá bớp, hàu, diện tích còn trống 71%, nên di dời 72 lồng từ tiểu khu số 2; 102 lồng từ tiểu khu số 3; 35 lồng từ tiểu khu số 4; 480 lồng từ tiểu khu số 8. Tiểu khu 6 và 7, trống 100% diện tích theo quy hoạch, có thể bố trí sắp xếp 966 lồng nuôi, nên bố trí sắp xếp được 552 lồng nuôi cá bớp từ tiểu khu 4; Tiểu khu số 7 theo quy hoạch chỉ bố trí nuôi tôm hùm, do đó sẽ ưu tiên để sắp xếp cho các cơ sở nuôi tôm hùm từ tiểu khu số 4 chuyển qua với 414 lồng. Tiểu khu 8 theo quy hoạch nuôi cá biển, vượt 663 lồng so với quy hoạch, bố trí di dời 183 lồng về tiểu khu số 1; 480 lồng về tiểu khu số 5.

Xung quanh phương án di dời, ông Dương Văn Hải, hộ NTTSLB ở tiểu khu 8, kiến nghị: “Tiểu khu 1 là khu vực gần cổng số 6, nơi này nhiều năm qua nguồn nước bị ô nhiễm do nước xả thải của các cơ sở chế biến hải sản chưa qua xử lý. Do vậy, việc di dời lồng bè từ tiểu khu 8 về tiểu khu 1 là khó thực hiện”. Về vấn đề này, ông Nguyễn Ngọc Trường, Trưởng phòng Kinh tế TP.Vũng Tàu giải thích thêm, hiện UBND tỉnh đã có dự án xử lý ô nhiễm nguồn nước khu chế biến hải sản xã Tân Hải, trong đó tập trung xử lý khu vực cổng số 6. Khi đó, NTTSLB ở tiểu khu 1 không đáng lo sợ.

hộ chăn nuôi thủy sản
Hiện các hộ nuôi thủy sản trên sông Chà Và tự phát là chính nên ảnh hưởng đến hành lang an toàn giao thông đường thủy, không mỹ quan, mật độ nuôi quá cao làm ảnh hưởng đến môi trường nuôi. Trong ảnh: Bè nuôi thủy sản trên sông Chà Và.

Ông Nguyễn Công Biên, hộ NTTSLB tiểu khu 3 cho rằng, việc tổ chức lại hoạt động NTTSLB là hết sức cần thiết và có lợi nhiều mặt cho người nuôi trồng cũng như việc khai thác nguồn lợi NTTSLB tại địa phương. Tuy nhiên, nên sớm thành lập các tổ tự quản để mỗi thành viên của tổ tự quản lý, giám sát lẫn nhau, góp ý kiến và hỗ trợ cho nhau trong quá trình nuôi và bảo vệ môi trường nuôi. Tuy nhiên, ông Biên cũng đề xuất: “Để công tác di dời thực hiện tốt, đúng tiến độ, đề nghị xem xét có chính sách hỗ trợ người nuôi trong quá trình di dời. Di dời nhanh cũng là giải pháp bảo đảm sự ổn định và sức khỏe các loại cá đang nuôi trong lồng bè”.

Để hạn chế sự xáo trộn, ông Trần Văn Cường, Phó Giám đốc Sở NN-PTNN cho biết, việc di dời sẽ cố gắng giữ nguyên hiện trạng để giảm thiệt hại cho người nuôi, tức là việc di chuyển ngắn nhất. Bố trí, sắp xếp lồng bè đúng khoảng cách và mật độ theo quy hoạch là giải pháp tốt nhất để lập lại trật tự ổn định và phát triển bền vững, góp phần giảm thiểu thiệt hại do ô nhiễm môi trường, dịch bệnh xảy ra trên động vật thủy sản nuôi lồng bè. Đồng thời, cần phải tiếp tục giải quyết một phần chỗ nuôi cho các bè nuôi trái phép trên địa bàn tỉnh vào khu quy hoạch để khai thác đúng tiềm năng NTTSLB trên sông Chà Và.

Báo Bà Rịa Vũng Tàu, 26/06/2015
Đăng ngày 29/06/2015
Thành Huy
Nuôi trồng

Thuần hóa tôm giống trước khi thả

Thuần hóa tôm giống trước khi thả vào ao nuôi là một trong những bước quyết định sự thành bại của vụ nuôi. Quá trình này không chỉ giúp tôm thích nghi với môi trường mới mà còn tăng khả năng sinh trưởng và giảm tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn đầu. Để đảm bảo thành công, người nuôi cần nắm rõ các bước và áp dụng phương pháp phù hợp.

tôm giống
• 10:10 24/12/2024

Xu hướng công nghệ trong nuôi trồng thủy sản năm 2025

Trước sức ép gia tăng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, nuôi trồng thủy sản được kỳ vọng đáp ứng hơn 60% sản lượng thủy sản tiêu thụ vào năm 2030. Tuy nhiên, ngành này đang đối mặt với nhiều thách thức như dịch bệnh, sự suy thoái môi trường, và tác động từ biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh đó, việc ứng dụng công nghệ hiện đại đã trở thành yếu tố cốt lõi để đảm bảo sự phát triển bền vững.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:50 24/12/2024

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:03 23/12/2024

Mật độ thả giống tối ưu cho từng loại hình nuôi tôm

Mật độ thả giống đóng vai trò then chốt ảnh hưởng đến sức khỏe, tốc độ tăng trưởng, và năng suất thu hoạch. Việc lựa chọn mật độ phù hợp không chỉ dựa trên loại hình nuôi mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện ao, kỹ thuật chăm sóc, và môi trường nước.

Ao nuôi tôm
• 09:51 23/12/2024

Sử dụng Thuốc mê Durelax Liquid cho cá tôm sao cho hiệu quả?

Với thành phần từ thảo dược tự nhiên, khả năng gây mê nhẹ thuốc mê Durelax Liquid chuyên dùng để vận chuyển, hỗ trợ trước sinh sản cho nhiều loài cá và dùng cho tôm để san ao, phân cỡ. Với sự phổ rộng như vậy, Durelax Liquid được sử dụng với liều như thế nào cho từng loài nhất định? Cùng Farmext eShop tìm hiểu ngay nhé.

Durelax Liquid
• 23:42 25/12/2024

Da cá hồi: Từ phế phẩm trở thành món ăn được ưa chuộng

Trong những năm gần đây, da cá hồi đã trở thành một nguyên liệu được ưa chuộng trong ẩm thực, không chỉ nhờ vào hương vị đặc biệt mà còn bởi những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Từ một phần thường bị bỏ đi trong chế biến cá, da cá hồi đã được khám phá và tận dụng một cách sáng tạo, biến thành món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích.

Da cá hồi
• 23:42 25/12/2024

Một số loài cây trồng thủy sinh hot nhất năm

Thủy sinh là một phần không thể thiếu trong thế giới của những người yêu thích nghệ thuật trang trí hồ cá và không gian nước.

Cây thủy sinh
• 23:42 25/12/2024

Thuần hóa tôm giống trước khi thả

Thuần hóa tôm giống trước khi thả vào ao nuôi là một trong những bước quyết định sự thành bại của vụ nuôi. Quá trình này không chỉ giúp tôm thích nghi với môi trường mới mà còn tăng khả năng sinh trưởng và giảm tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn đầu. Để đảm bảo thành công, người nuôi cần nắm rõ các bước và áp dụng phương pháp phù hợp.

tôm giống
• 23:42 25/12/2024

Xu hướng công nghệ trong nuôi trồng thủy sản năm 2025

Trước sức ép gia tăng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, nuôi trồng thủy sản được kỳ vọng đáp ứng hơn 60% sản lượng thủy sản tiêu thụ vào năm 2030. Tuy nhiên, ngành này đang đối mặt với nhiều thách thức như dịch bệnh, sự suy thoái môi trường, và tác động từ biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh đó, việc ứng dụng công nghệ hiện đại đã trở thành yếu tố cốt lõi để đảm bảo sự phát triển bền vững.

Nuôi trồng thủy sản
• 23:42 25/12/2024
Some text some message..