Lệnh 248 và 249 của Trung Quốc đối với doanh nghiệp thủy sản đông lạnh là gì?

Với 779 doanh nghiệp thủy sản đã đăng ký sẽ không phải đăng ký lại theo quy định mới của Trung Quốc sau khi Lệnh 248 và 249 có hiệu lực từ ngày 1/1/2022. Điều này mở ra cơ hội cho xuất khẩu thủy sản nói chung và ngành hàng cá tra nói riêng sang Trung Quốc.

xuất khẩu cá tra
Ảnh Vietnamplus

Theo nhận định của Tổng cục Thủy sản, các quy định mới tại Lệnh 248 và 249 áp dụng đối với hoạt động xuất khẩu sản phẩm thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc có thể gây ảnh hưởng đến các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thủy sản đông lạnh, trong đó có cá tra. Tại Hội nghị bàn giải pháp phát triển nuôi cá tra tháng cuối năm 2021 và kế hoạch triển khai năm 2022, đại diện một số doanh nghiệp lo ngại quy định này sẽ ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh.

Tuy nhiên, theo ông Lê Bá Anh, Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản, xuất khẩu thủy sản nói chung và cá tra nói riêng sẽ gặp thuận lợi khi xuất khẩu sang Trung Quốc vì đã đăng ký doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường này từ trước.  Với 779 doanh nghiệp thủy sản đã đăng ký sẽ không phải đăng ký lại theo quy định mới của Trung Quốc.

Do đó, các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra nằm trong danh sách này sẽ có nhiều thuận lợi. Các doanh nghiệp chưa có trong danh sách này phải đăng ký mới có thể xuất khẩu sang Trung Quốc từ năm 2022. Dù vậy, các doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn khi Trung Quốc thắt chặt kiểm tra hàng hóa với chính sách "Zero COVID".

Tháng 11/2021 đã "bứt tốc" đạt 227 triệu USD, tăng 57% so với cùng kỳ 2020. Trong đó thị trưởng Trung Quốc chiếm 28%. Ảnh: Công Hân

Cũng theo bà Lê Hằng, Phó Giám đốc Trung tâm Ðào tạo và Xúc tiến thương mại VASEP, tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra của Việt Nam tháng 11/2021 đã "bứt tốc" đạt 227 triệu USD, tăng 57% so với cùng kỳ 2020. Trong đó thị trưởng Trung Quốc chiếm 28% và Mỹ 22%.

"Lệnh 248 và 249 của Trung Quốc sẽ có những quy định khắt khe với các mặt hàng nông lâm, thủy sản của Việt Nam. Và ngành hàng thủy sản nói chung và cá tra nói riêng cũng không nằm ngoại lệ. Tuy nhiên, cũng sẽ mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp thay đổi tư duy sản xuất, tạo ra những sản phẩm chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm trước khi xuất khẩu", bà Hằng cho biết.

Mới đây, tại Hội nghị Thúc đẩy xuất khẩu thủy sản sang thị trường Trung Quốc trong tình hình mới, ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam cho biết, các cơ sở đã có tên trong danh sách xuất khẩu thủy sản vào Trung Quốc cần chủ động trao đổi với nhà nhập khẩu để tuân thủ đúng các quy định trong quá trình sản xuất, xuất khẩu theo các quy định mới theo Lệnh 248 và 249.

Đối với các cơ sở chưa có tên trong danh sách xuất khẩu vào Trung Quốc, có nhu cầu đăng ký xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc thì thời hạn đăng ký đến 31/12/2021.

Đăng ký xuất khẩu vào Trung Quốc sau ngày 01/01/2022, đối với doanh nghiệp đăng ký bổ sung vào danh sách: Hồ sơ do cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu (Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản) thực hiện đăng ký với Tổng cục Hải quan Trung Quốc theo quy định tại Điều 8, Lệnh 248. Về vấn đề ghi nhãn thực phẩm xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc, theo quy định mới, doanh nghiệp sẽ phải in mã số doanh nghiệp cùng các thông tin liên quan lên bao bì đóng gói. Mã này không được cắt dán, mà phải in trực tiếp, cả trong lẫn ngoài bao bì, tới phần đóng gói nhỏ nhất không thể chia được.

Về mã số doanh nghiệp xuất khẩu: Doanh nghiệp có thể sử dụng mã số đăng ký doanh nghiệp do cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu cấp hoặc do Tổng cục Hải quan Trung Quốc cấp. Về ngôn ngữ tại nhãn mác sản phẩm: Việc đóng gói, ghi nhãn và nhận dạng thực phẩm nhập khẩu phải tuân theo luật, quy định và các tiêu chuẩn ATTP quốc gia của Trung Quốc. Trong trường hợp sản phẩm cần có hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn sử dụng phải được ghi bằng tiếng Trung Quốc.

Việc ghi nhãn đối với các sản phẩm thủy sản, bao bì bên trong và bên ngoài phải có nhãn hiệu chắc chắn, rõ ràng, dễ đọc bằng tiếng Trung Quốc/tiếng Anh và ngôn ngữ quốc gia (khu vực) xuất khẩu, thể hiện rõ như sau: Tên hàng hóa và tên khoa học; thông số kỹ thuật, ngày sản xuất, số lô, thời hạn sử dụng và điều kiện bảo quản; phương thức sản xuất (hải sản đánh bắt biển, đánh bắt nước ngọt, nuôi trồng); khu vực sản xuất; tên, số đăng ký và địa chỉ (tỉnh/thành phố) của tất cả các doanh nghiệp sản xuất và chế biến có liên quan (bao gồm tàu đánh cá, tàu chế biến và tàu vận tải, kho lạnh độc lập) và điểm đến bắt buộc phải được ghi chú là “Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”...

Dân Việt
Đăng ngày 13/12/2021
Minh Ngọc
Kinh tế

Thị trường tiêu thụ tôm trước những ngày cận kề tết dương lịch

Cứ mỗi dịp cuối năm, nhu cầu tiêu thụ tôm trên thị trường nội địa và quốc tế đều tăng đột biến. Trong đó, nổi bật nhất là sản phẩm tôm - một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, thường được lựa chọn cho các bữa tiệc gia đình và những sự kiện quan trọng. Theo thông lệ, trong những ngày cận Tết Dương Lịch, tỷ lệ người dùng tôm gia tăng đến 25 - 30% so với các tháng bình thường.

Tôm thẻ
• 10:03 18/12/2024

Người nuôi tôm thẻ Tiền Giang trúng lớn nhờ giá tôm tăng vọt

Cuối năm 2024, giá tôm thẻ tại tỉnh Tiền Giang đạt mức cao nhất trong nhiều năm qua, mang lại lợi nhuận đáng kể cho người nuôi với mức lãi lên tới 50%. Đây là tín hiệu tích cực cho ngành thủy sản địa phương, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh dịp cuối năm.

Tôm thẻ
• 09:44 18/12/2024

Mỹ áp thuế đối với tôm nhập khẩu: “Cú hích” hay rào cản cho ngành thủy sản Việt Nam?

Vào cuối năm 2024, thông tin về việc Mỹ áp thuế đối với tôm nhập khẩu đã thu hút sự chú ý lớn từ ngành thủy sản toàn cầu. Là một trong những thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam, Mỹ không chỉ mang lại doanh thu khổng lồ mà còn là điểm tựa giúp nâng cao giá trị và thương hiệu cho tôm Việt.

Tôm thẻ
• 10:15 10/12/2024

Xuất khẩu thủy sản gần tới đích 10 tỷ đô

Xuất khẩu thủy sản trong 11 tháng đã đạt gần 9,2 tỷ USD, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, đích 10 tỷ USD năm 2024 trong tầm tay.

Tôm đông lạnh
• 11:08 03/12/2024

[Siêu khuyến mãi] Sale nốt - Chốt năm

Tháng cuối năm là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện khuyến mãi tập trung quy mô lớn, nhộn nhịp nhất trong năm nhằm kích cầu tiêu dùng.

Farmext eShop
• 02:09 23/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 02:09 23/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 02:09 23/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 02:09 23/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 02:09 23/12/2024
Some text some message..