Lênh đênh “bò gù” nước Việt

Tại “thủ đô” cá ngừ đại dương Phú Yên, người dân vẫn quen gọi cá ngừ là cá “bò gù”.

Cá ngừ đại dương về bến Tuy Hòa.
Cá ngừ đại dương về bến Tuy Hòa.

Trước đây, mùa mưa bão là lúc cánh câu bò gù nằm nhà, nhưng mấy năm qua, nhờ có phương tiện hiện đại, lực lượng câu bò gù hầu như không vắng biển mùa nào…

Kỳ I: Vui buồn bạn “bò gù”

Giữa ngày bão số 8 đang rập rình, cảng trung tâm cá bò gù tại phường 6, TP.Tuy Hòa (Phú Yên) vẫn vô cùng náo nhiệt. Nườm nượp tàu về bến, đàn ông kéo cá từ khoang lạnh, đàn bà cáng cá, mổ xẻ sơ chế, xe lạnh xìa đít dọc dài, mua bán say mê,…

Bạn bò... thư dãn

Tôi xách máy ghi âm bám theo một ông đi bạn vừa xuống tàu bò gù. Cỡ 30 tuổi, da đen sậy, tướng tá như gấu, anh chàng cười hiền: “Thôi thôi, phỏng vấn gì! Cả tháng trên biển, túng chân muốn chết! Giờ về tắm rửa, rồi nhậu một trận…”. Một ông “bò” khác là Ngô Tấn Sĩ (41 tuổi, ở phường 7, TP.Tuy Hòa) thì cười nói: Chiều tới nhà tui nhậu, rồi nói chuyện luôn thể.

Lúc tôi tìm đến nhà của vợ chồng Sĩ thì nhóm ngư phủ đã “dzô, dzô” đầy khí thế. Đây là nhóm cả chủ lẫn bạn của tàu PY - 92484 chủ tàu kiêm thuyền trưởng là Trần Ngọc Lâm (31 tuổi). Không khí ăn nhậu vô cùng bình đẳng, thoải mái, nói năng văng mạng...

Đầu tiên là chuyện “chị em”.

Một chàng cỡ 30 tuổi, quay sang tôi: “Trên tàu không thiếu thứ gì, rượu bia thì chút chút, chỉ không có… đất và đàn bà. Nói thiệt, dân bò gù cứ lênh đênh hàng tháng trời trên biển, về nhà vài bữa, lại lên tàu. Vợ ở nhà, nó buồn tình, theo trai, thì cũng.. chịu chết!”.

Chuyến này, tàu PY - 92484 câu được 2,5 tấn, trong đó 1,5 tấn bò gù loại 1, thuộc loại trung bình khá. Tiền bán cá, sau khi trừ phí tổn, được chia đôi cho chủ và bạn. Chuyến này, 8 bạn tàu được chia 9 triệu đồng/người.

Sĩ nói: “Đồng tiền của nghề bò gù là máu trộn nước mắt. Chuyến trúng thì thấy “có có” vậy, chứ chuyến trật thì xách túi rỗng về với vợ. Nếu lỡ có bề gì bất trắc, thì chắc vợ con chỉ… kiếm vài đồng bảo hiểm là cùng!”. Lâm - chủ tàu - nói chen vào: “Nếu chuyến thất thu, bạn tàu chỉ lỗ công, còn chủ tàu… ăn cám. Bởi phải gánh trọn phí tổn…”.
… và than dữ!

Tôi áy náy vì cuộc nhậu chuyển hướng “trầm”, nhưng cả nhóm xua tay “vô tư, dân bò gù thì cỡ nào… cũng chơi!”. Chuyện thiếu nước, ít nhậu, vất vả trên tàu, chỉ là… tẹp nhẹp. “Khổ nỗi là cái cảng cá phường 6, TP.Tuy Hòa này, đi cả tháng mỏi mê, sắp về đến nhà thì nhiều khi bị bít lối do cát bồi cửa Đà Rằng. Mang tiếng cảng bò trung tâm đất nước nhưng chật chội, xuống cấp kinh khủng, hễ có lũ là sụp lở. Ngày biển động thì chen chúc neo tàu, rất dễ bị lũ sông Ba với triều cường đánh vỡ tàu…” – một anh tên Vân nói.

Anh tên Hòa tiếp lời: “Đem được con bò gù tới cảng thì lại phập phồng chẳng biết giá cả được áp thế nào, bởi cứ lên xuống như bập bênh! Đa số tàu bò gù đều phải mượn tiền chủ nậu để lo phí tổn mỗi chuyến biển. Đã cầm tiền nậu nào thì phải về bán cá cho nậu đó, bất kể giá ra sao. Mà các chủ nậu mua bò gù ở đây đã thông đồng, bắt tay ra giá theo từng thời điểm, dân câu tụi tui không bao giờ được “ý kiến ý co”.

Lâm nói nhẹ nhàng: “Chuyện cơm áo gia đình đã đành nhưng tụi tui biết rõ mình đang vác trên vai trách nhiệm là “cột mốc sống” để khẳng định chủ quyền biển đảo quốc gia. Tụi tui chẳng đòi hỏi gì đâu nhưng sự hỗ trợ của Nhà nước, hầu như chỉ là “nói nhiều làm ít”…”.

“Chuyện cơm áo gia đình đã đành nhưng tụi tui biết rõ mình đang vác trên vai trách nhiệm là “cột mốc sống” để khẳng định chủ quyền biển đảo quốc gia”. Chủ tàu Lâm

Sĩ tiếp: “Có chuyện bất thường trên biển, phần lớn anh em đều tự lực cánh sinh. Ví dụ khi gặp nạn, tàu cứu hộ của Nhà nước luôn ở rất xa… Còn chuyện bị Trung Quốc đuổi, bắn thì như cơm bữa. Như ở Trường Sa, biết là biển của mình nhưng phải làm xa xa các đảo do Trung Quốc chiếm. Nhiều khi đang câu mực, nó bắn đuổi, phải bỏ thúng, chạy né… Chớ mà dân bò gù bây giờ đi theo tập đoàn nên cũng chẳng sợ gì!”.

Thế nhưng “nóng” nhất trong cộng đồng bò gù là việc thủ tục xác nhận để hỗ trợ tiền dầu cho tàu đánh bắt xa bờ. Theo các ngư dân, “thà rằng không có thì thôi, chứ cái cảnh nhiêu khê, bất bình đẳng trong chuyện tiền nong là điều rất tối kỵ với dân biển”.

Ấy là việc vào các đảo, nhà giàn của hải quân ta ký giấy, đóng dấu đàng hoàng, vậy mà về nộp lại bị từ chối, cho là “không vào”. Trong lúc, có tàu “gởi đóng giùm” thì “chạy chọt sao đó” lại được “nhận một cục ngon” ơ!

Dân Việt
Đăng ngày 02/11/2012
Kinh tế

Hướng đi xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam

Tôm Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng trên thị trường quốc tế nhờ chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, để gia tăng giá trị thương hiệu và cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm tôm khác trên thế giới, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam là một yếu tố quan trọng.

Tôm thẻ
• 10:10 23/12/2024

Thị trường tiêu thụ tôm trước những ngày cận kề tết dương lịch

Cứ mỗi dịp cuối năm, nhu cầu tiêu thụ tôm trên thị trường nội địa và quốc tế đều tăng đột biến. Trong đó, nổi bật nhất là sản phẩm tôm - một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, thường được lựa chọn cho các bữa tiệc gia đình và những sự kiện quan trọng. Theo thông lệ, trong những ngày cận Tết Dương Lịch, tỷ lệ người dùng tôm gia tăng đến 25 - 30% so với các tháng bình thường.

Tôm thẻ
• 10:03 18/12/2024

Người nuôi tôm thẻ Tiền Giang trúng lớn nhờ giá tôm tăng vọt

Cuối năm 2024, giá tôm thẻ tại tỉnh Tiền Giang đạt mức cao nhất trong nhiều năm qua, mang lại lợi nhuận đáng kể cho người nuôi với mức lãi lên tới 50%. Đây là tín hiệu tích cực cho ngành thủy sản địa phương, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh dịp cuối năm.

Tôm thẻ
• 09:44 18/12/2024

Mỹ áp thuế đối với tôm nhập khẩu: “Cú hích” hay rào cản cho ngành thủy sản Việt Nam?

Vào cuối năm 2024, thông tin về việc Mỹ áp thuế đối với tôm nhập khẩu đã thu hút sự chú ý lớn từ ngành thủy sản toàn cầu. Là một trong những thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam, Mỹ không chỉ mang lại doanh thu khổng lồ mà còn là điểm tựa giúp nâng cao giá trị và thương hiệu cho tôm Việt.

Tôm thẻ
• 10:15 10/12/2024

Calciphos - Bí quyết giúp tôm nuôi lột xác nhanh bóng đẹp khỏe mạnh

Khoáng chất là một trong những yếu tố cốt lõi đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển toàn diện của tôm. Thiếu hụt khoáng chất có thể khiến tôm chậm lớn, vỏ mềm, dễ nhiễm bệnh. Calciphos với công thức được người nuôi tôm tin tưởng trong 15 năm là dung dịch khoáng đa vi lượng giúp người nuôi an tâm tôm cứng vỏ sau khi lột, chắc thịt, tăng cao tỷ lệ sống.

Calciphos Virbac
• 07:15 24/12/2024

Các lưu ý khi xử lý ao thả nuôi vụ tết 2025

Vụ nuôi thả dịp Tết luôn là thời điểm quan trọng trong ngành thủy sản. Xử lý ao nuôi tôm vụ Tết 2025 cần chú trọng các lưu ý đặc biệt để đảm bảo môi trường nước sạch, tôm khỏe mạnh, và đạt năng suất cao trong điều kiện thời tiết mùa Tết thường lạnh và có thể biến đổi thất thường.

Ao nuôi tôm
• 07:15 24/12/2024

Hướng đi xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam

Tôm Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng trên thị trường quốc tế nhờ chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, để gia tăng giá trị thương hiệu và cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm tôm khác trên thế giới, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam là một yếu tố quan trọng.

Tôm thẻ
• 07:15 24/12/2024

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 07:15 24/12/2024

Mật độ thả giống tối ưu cho từng loại hình nuôi tôm

Mật độ thả giống đóng vai trò then chốt ảnh hưởng đến sức khỏe, tốc độ tăng trưởng, và năng suất thu hoạch. Việc lựa chọn mật độ phù hợp không chỉ dựa trên loại hình nuôi mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện ao, kỹ thuật chăm sóc, và môi trường nước.

Ao nuôi tôm
• 07:15 24/12/2024
Some text some message..