Liên Châu - những khó khăn trong chuyển đổi sản xuất

Là xã thuần nông của huyện Thanh Oai, từ nhiều năm nay, Liên Châu đã mạnh dạn chuyển đổi từ cấy lúa sang các mô hình đa canh cá - vịt kết hợp với chăn nuôi và trồng cây ăn quả cho hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, các hộ dân khu vực chuyển đổi mô hình kinh tế vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong phát triển sản xuất.

nuôi ba ba
Mô hình nuôi ba ba của ông Nguyễn Trọng Hải, thôn Từ Châu, xã Liên Châu. Ảnh: Thiên Tú

Ông Nguyễn Trọng Hải, thôn Từ Châu, xã Liên Châu là một trong những hộ gia đình thành công nhờ chuyển đổi từ cấy lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản. Năm 2011, ông Hải mạnh dạn đưa ba ba vào nuôi trên 400m2 mặt nước ao. Chỉ sau 2 năm, ao nuôi của ông đã cho thu hoạch 4 tạ ba ba. Với giá bán 370.000 đồng/kg, ông Hải thu về hơn 100 triệu đồng, trừ các khoản chi phí cho thu lãi từ 60 - 70 triệu đồng. "Ba ba chỉ ăn khoảng 7 - 8 tháng, còn lại là thời gian ngủ đông nên tiết kiệm được một lượng thức ăn đáng kể. Hơn nữa, ba ba lại ăn tạp, có thể tận dụng ốc bươu vàng để làm thức ăn" - ông Hải chia sẻ về bí quyết làm ăn. 

HTX Nuôi trồng thủy sản Từ Châu hiện có 45 hộ tham gia mô hình chuyển đổi với diện tích 49,16ha. Trong đó, 90% số hộ gia đình nuôi cá truyền thống, kết hợp với trồng cây ăn quả (nhãn muộn, bưởi Diễn) để tăng thêm thu nhập. Năng suất thủy sản nuôi của HTX Từ Châu đạt khá cao, trong đó nuôi theo hướng quảng canh đạt trung bình từ 3,8 - 4 tấn cá/ha/năm, còn nuôi thâm canh cho năng suất cao hơn 30%. Hiện nay, Từ Châu đang phát triển mô hình nuôi chạch đồng, tiêu biểu như hộ anh Nguyễn Văn Huynh có diện tích trên 3ha, thu lãi hơn 200 triệu đồng/lứa chỉ trong vòng 6 tháng.

Toàn xã Liên Châu có hơn 418ha đất nông nghiệp. Do đặc thù thuộc vùng đất chiêm trũng, ruộng đất manh mún nên từ năm 2004, xã đã tiến hành dồn điền đổi thửa. Đến nay, diện tích chuyển đổi của xã đạt 110ha với 98 mô hình các loại, cho thu nhập cao gấp 3 lần so với cấy lúa. Để góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất cho người dân, hiện nay, UBND xã Liên Châu đang xúc tiến xây dựng thương hiệu Trứng vịt lộn thôn Châu Mai. Mặc dù vậy, việc phát triển sản xuất của các mô hình chuyển đổi hiện vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn. Trước tiên là việc tiếp cận các nguồn vốn để đầu tư mở rộng sản xuất, bởi vốn tự có của các hộ dân thấp, nhiều hộ phải đi vay mượn ở bên ngoài với lãi suất cao. Bên cạnh đó, tuy xã đã hoàn thành dồn điền đổi thửa từ năm 2004, song hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng chưa được cứng hóa gây khó khăn cho hoạt động vận chuyển hàng hóa, thức ăn nuôi trồng thủy sản ra vào khu chuyển đổi. Hiện, toàn xã mới cứng hóa bê tông đường nội đồng được 1,2km. Thêm nữa, mặc dù Liên Châu được TP quy hoạch là vùng nuôi trồng thủy sản trọng điểm, nhưng nhiều năm nay, đề án vẫn chưa được triển khai trong khi nguồn nước sông Nhuệ bị ô nhiễm, không đảm bảo cho sản xuất.

Đặc biệt, theo ông Nguyễn Đăng Việt - Chủ tịch UBND xã Liên Châu, điều đáng lo ngại nhất hiện nay là nguy cơ các mô hình chuyển đổi bị phá vỡ do nhiều hộ dân trước đây đồng ý cho hộ khác thuê lại đất để sản xuất, nay đòi lại (năm 2013 là năm hết hợp đồng thuê đất của các hộ dân). Mặc dù, UBND xã đã tích cực vào cuộc hòa giải, vận động những hộ cho thuê tiếp tục đồng ý cho thuê đất nhưng hiện mới chỉ có 2 hộ đồng ý, còn lại phần lớn số mô hình chuyển đổi của xã vẫn chưa tìm được tiếng nói chung. Do đó, ông Việt kiến nghị các cấp chính quyền có hướng giúp xã tháo gỡ vướng mắc này để đảm bảo ổn định vùng sản xuất. Đồng thời, Sở NN&PTNT, Phòng Kinh tế huyện nên có các đề án mẫu về mô hình phát triển nuôi trồng thủy sản, tránh để các hộ dân sản xuất theo hướng tự phát.

Báo Kinh tế và Đô thị, 10/05/2014
Đăng ngày 11/05/2014
Ngọc Tú
Kinh tế

Tăng cường tiêu thụ nội địa: Thị trường thủy sản Việt Nam bùng nổ với cá lóc, ếch và cá nuôi biển

Trong những năm gần đây, thị trường tiêu thụ thủy sản nội địa Việt Nam đã chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể, đặc biệt là đối với các loại cá lóc, ếch và cá nuôi biển. Sự gia tăng này được thúc đẩy bởi nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao, thay đổi trong thói quen ăn uống ưu tiên các sản phẩm thủy sản sạch, có nguồn gốc rõ ràng.

Chợ hải sản
• 10:47 11/02/2025

Tại sao cần chú trọng liên kết chuỗi sản phẩm

Ngành thủy sản đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, không chỉ cung cấp nguồn thực phẩm dinh dưỡng mà còn góp phần tạo việc làm và thúc đẩy xuất khẩu. Tuy nhiên, để phát triển bền vững và nâng cao giá trị, việc liên kết chuỗi sản phẩm thủy sản trở thành một yếu tố thiết yếu. Liên kết chuỗi không chỉ giúp tăng hiệu quả sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm mà còn mở ra nhiều cơ hội cho người nuôi, doanh nghiệp và cả nền kinh tế.

Thủy hải sản
• 09:34 10/02/2025

Tác động của giá nguyên liệu đầu vào lên giá bán tôm

Ngành nuôi tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp, đặc biệt ở các nước nhiệt đới như Việt Nam.

Tôm thẻ
• 08:00 31/01/2025

Cập nhật giá tôm thẻ hiện nay và dự báo xu hướng thị trường

Tôm thẻ chân trắng từ lâu đã trở thành một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, góp phần quan trọng vào nền kinh tế thủy sản quốc gia.

Giá tôm thẻ
• 08:00 29/01/2025

Top 5 tỉnh có sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng lớn nhất Việt Nam

Tôm thẻ chân trắng là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản mỗi năm. Với ưu thế về tốc độ tăng trưởng nhanh, khả năng thích nghi tốt và hiệu quả kinh tế cao, tôm thẻ chân trắng được nuôi rộng rãi tại nhiều tỉnh thành, đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Nuôi tôm thẻ chân trắng
• 10:23 17/02/2025

Nhận biết con giống đạt chuẩn bằng mắt thường

Trong nuôi tôm, việc kiểm soát chất lượng con giống đóng vai trò then chốt, được xem là yếu tố quyết định đến 80% sự thành công của vụ nuôi. Vì vậy, việc nhận biết và lựa chọn những con giống khỏe mạnh ngay từ đầu là bước vô cùng quan trọng, giúp đảm bảo năng suất và hiệu quả của cả vụ nuôi.

Tôm giống
• 10:23 17/02/2025

Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc – Nhịp cầu vững chắc kết nối trại giống và người nuôi

Tép Bạc ra mắt Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc với mục tiêu giúp người nuôi an tâm về chất lượng con giống và hỗ trợ trại giống quản lý sản xuất hiệu quả hơn. Đồng thời, đây sẽ là nhịp cầu vững chắc kết nối niềm tin giữa trại giống và người nuôi, hướng tới một ngành sản xuất giống tin cậy và phát triển bền vững.

Soi tôm giống
• 10:23 17/02/2025

Lợi ích kinh tế của công nghệ thông minh trong nuôi trồng thủy sản

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, việc áp dụng công nghệ thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu để tối ưu hóa chi phí, nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm.

Ao nuôi tôm
• 10:23 17/02/2025

Nghề nuôi tôm vẫn giữ vững tốc độ phát triển qua bao thăng trầm

Trên dải đất ven biển hình chữ S, nơi từng giọt nước mặn hòa lẫn vào nhịp sống cần lao, nghề nuôi tôm không chỉ là một ngành kinh tế mà còn là câu chuyện của lòng kiên trì, sự thích nghi và khát vọng vươn lên.

Thu tôm
• 10:23 17/02/2025
Some text some message..