Liên quan giữa vi bào tử trùng và bệnh do vibrio

Vi bào tử trùng có thể là yếu tố để tôm thẻ chân trắng nhạy cảm hơn với các bệnh do vi khuẩn Vibrio gây ra.

Liên quan giữa vi bào tử trùng và bệnh do Vibrio
EHP là bệnh mới xuất hiện, lây nhiễm trên tôm thẻ chân trắng nuôi ở nhiều nước như: Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ và Malaysia (Nguồn: Internet).

Các dữ liệu cho thấy tôm nuôi công nghiệp đã bị nhiễm vi bào tử trùng (EHP) trước khi bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHNPD) bùng phát. Từ đó người ta nghi ngờ có thể EHP đã tạo điều kiện cho bệnh AHPND và những bệnh vi khuẩn khác phát triển. Để xác định mối liên quan giữa EHP với AHPND và bệnh SHPN, các nhà nghiên cứu ở Đại học Arizona, Mỹ đã đánh giá yếu tố rủi ro của EHP đối với những bệnh trên.

Tôm bị nhiễm EHP thường đi kèm với bị nhiễm trùng cơ hội do vi khuẩn Vibrio gây ra. Các khoa học đã tiến hành các nghiên cứu nhằm xác định ảnh hưởng của tôm nhiễm EHP đến hai loại bệnh do vi khuẩn Vibrio gây ra: bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND) và bệnh hoại tử gan tụy (Septic Hepatopancreatic Necrosis - SHPN).

Để xác định ảnh hưởng của EHP đối với AHPND, hai thí nghiệm gây cảm nhiễm độc lập được thực hiện. Nhóm tôm nhiễm EHP (nhóm EHP - AHPND) và nhóm tôm khỏe (AHPND) đã được gây cảm nhiễm với vi khuẩn V. parahaemolyticus gây ra bệnh AHPND (mật độ vi khuẩn 2,4 × 105 CFU/ml).

Các kết quả của gây nhiễm thực nghiệm cho thấy nhóm EHP - AHPND có tỷ lệ chết cao hơn (60% và 44%) so với nhóm AHPND (0% và 18%). Các hiệu ứng bệnh lý giữa các nhóm được so sánh trong suốt 12 giờ sau khi gây nhiễm. Có 57% số tôm thuộc nhóm EHP - AHPND có biểu hiện bong tróc và hoại tử gan tụy nghiêm trọng (là những biểu hiện đặc trưng của tôm bị nhiễm bệnh AHPND), trong khi chỉ có 11% tôm thuộc nhóm AHPND có những biểu hiện này.

Điều này cho thấy rằng tôm đã bị nhiễm EHP có độ nhạy cao hơn đối với bệnh AHPND.

Để xác định ảnh hưởng của EHP đối với SHPN, các nhà nghiên cứu đã xem xét mô bệnh học của các mẫu đã được thu thập ở những nơi EHP thường xảy ra; và một nghiên cứu bệnh - chứng (case - control study) đã được tiến hành để xác định mối liên hệ giữa SHPN và EHP.

Các nhà khoa học đã so sánh riêng lẻ từng con tôm có biểu hiện mô bệnh học của SHPN với những con tôm trong cùng một ao mà không có những có biểu hiệu này. Một sự kết hợp mạnh mẽ đã được tìm thấy giữa SHPN và EHP, cho thấy tôm bị bệnh EHP có tính nhạy cảm cao với SHPN.

Những phát hiện này đã gợi ý rằng tôm bị nhiễm EHP là một yếu tố nguy cơ đối với cả bệnh AHPND và bệnh SHPN.

Aquaculture
Đăng ngày 06/03/2017
Đào Minh
Kỹ thuật

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 11:03 26/12/2024

Các lưu ý khi xử lý ao thả nuôi vụ tết 2025

Vụ nuôi thả dịp Tết luôn là thời điểm quan trọng trong ngành thủy sản. Xử lý ao nuôi tôm vụ Tết 2025 cần chú trọng các lưu ý đặc biệt để đảm bảo môi trường nước sạch, tôm khỏe mạnh, và đạt năng suất cao trong điều kiện thời tiết mùa Tết thường lạnh và có thể biến đổi thất thường.

Ao nuôi tôm
• 10:29 23/12/2024

Chuyển giao cá tra bố mẹ và nâng cao chất lượng giống

Vừa qua, Tép Bạc phản ánh thông tin từ Cục Thủy sản và Hiệp hội Cá tra Việt Nam về chất lượng giống cá tra thấp, hao hụt đến 95% trong ương dưỡng và khi nuôi thương phẩm cũng hao hụt lớn, nhiều bạn đọc muốn biết thêm công tác giống đang thực hiện. Sau đây xin cung cấp thông tin từ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II (Viện 2)

Cá tra giống
• 09:51 13/12/2024

Tìm hiểu cách trao đổi khí của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh thuộc lớp giáp xác, có cơ chế trao đổi khí phức tạp và thích nghi tốt với môi trường nước. Quá trình trao đổi khí của tôm diễn ra thông qua các cấu trúc và cơ chế đặc biệt giúp chúng lấy oxy từ nước và thải khí carbon dioxide.

Tôm thẻ
• 09:43 06/12/2024

Tác động của nguồn nước đầu vào lên sức khỏe thủy sản

Nguồn nước đầu vào đóng vai trò then chốt trong việc duy trì môi trường sống lý tưởng cho thủy sản. Đối với ngành nuôi trồng thủy sản, nước đầu vào không chỉ đơn thuần là nguồn cung cấp oxy mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thức ăn, hàm lượng dinh dưỡng, và sự bùn lắng trong ao nuôi. Nếu nguồn nước đầu vào bị nhiễm bẩn hoặc không được xử lý kỹ lượng, nó có thể gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe và tăng nguy cơ bùng phát bệnh tật.

Ao nuôi
• 12:38 30/12/2024

Cá mó - Một chiến binh làm sạch rạn san hô cần được bảo vệ

Những chú cá mó không chỉ mang vẻ đẹp sặc sỡ điểm tô sắc màu đại dương mà còn là những chiến binh làm sạch rạn san hô đang cần sự chung tay của tất cả chúng ta bảo vệ.

Cá mó
• 12:38 30/12/2024

Cá đông lạnh và cá tươi sống: nên chọn loại nào tốt hơn?

Giữa muôn vàn lựa chọn thực phẩm, việc quyết định mua cá đông lạnh hay cá tươi sống luôn là mối băn khoăn của nhiều người tiêu dùng. Bởi lẽ, mỗi loại sản phẩm đều có những ưu nhược điểm riêng về chất lượng, chi phí, và sự tiện lợi. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn tác động đến túi tiền và nhu cầu sinh hoạt hằng ngày.

Cá đông lạnh
• 12:38 30/12/2024

Thu mua tôm nhiều hơn để làm khô phục vụ Tết nguyên đán 2025

Tết Nguyên Đán 2025 đang đến gần, và như mọi năm, đây là dịp để các gia đình, doanh nghiệp, và cá nhân chuẩn bị những món quà đặc biệt cho người thân, bạn bè và đối tác.

Tôm khô
• 12:38 30/12/2024

Kiểm tra gì khi tôm rớt đáy liên tục

Ở ao nuôi tôm, hiện tượng tôm rớt đáy liên tục là dấu hiệu cảnh báo vấn đề nghiêm trọng trong ao nuôi. Nếu không kịp thời phát hiện và xử lý, người nuôi có thể đối mặt với thiệt hại lớn. Vậy cần phải kiểm tra gì khi tôm bị rớt đáy liên tục và đưa ra giải pháp kịp thời để khắc phục.

Tôm rớt đáy
• 12:38 30/12/2024
Some text some message..