Lộ diện loài cá voi mạnh nhất thế giới

Nói về loài vật mạnh nhất, hẳn nhiều người sẽ nghĩ đến khỉ đột đực với cơ bắp ấn tượng hay những chú voi châu Phi với khả năng quật ngã cây. Tuy nhiên, thực chất cá voi - loài sống dưới đại dương mới chính là động vật mạnh nhất thế giới.

cá voi xanh
Cá voi xanh - động vật mạnh nhất trong các động vật

Một nghiên cứu mới công bố đã xác định được loại cá voi nào là mạnh nhất. Nghiên cứu đăng trên tạp chí Marine Mammal Science được một nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ, đứng đầu là Logan Arthur từ ĐH Bắc Carolina ở Wilmington tiến hành. Nhóm đã điều tra xem loài động vật biển có vú nào, bao gồm cá voi và cá heo, là mạnh nhất.

Nghiên cứu xác định cá voi xanh là loài mạnh nhất khi xét đến lực tuyệt đối mà chúng có thể tạo ra. Cá voi xanh mạnh hơn các loại cá voi lớn khác, kể cả cá nhà táng khổng lồ - loài động vật biển có vú với hàm răng lớn nhất. Tuy nhiên, nghiên cứu tiết lộ rằng với sức mạnh khổng lồ như vậy, cá voi vẫn không đủ mạnh để thoát khỏi các thiết bị câu cá. Chúng thường bị mắc vào lưới câu và dây câu được đặt dưới biển. Ngay cả cá voi xanh cũng rất khó để phá vỡ lưới câu.

Ông Logan trả lời trang BBC Earth: “Tôi bị mê hoặc bởi kích thước khổng lồ của các động vật biển có vú. Động vật biển có vú có hệ thống cơ thể giống con người nhưng chúng là những con vật khổng lồ phát triển mạnh trong môi trường sống hoàn toàn khác biệt với con người. Tôi muốn hiểu làm thế nào chúng có thể làm được như vậy”.

Trước nghiên cứu này, các nhà khoa học chỉ đo lường độ lớn của lực và lực đẩy mà cá heo xám có thể tạo ra. Cá heo và cá voi tạo lực bằng cách dùng những chiếc đuôi lớn di chuyển lên xuống, mỗi chuyển động tạo ra lực tương ứng để đẩy cơ thể chúng về phía trước.

Chuyển động này được tạo lực bởi 2 nhóm cơ là cơ lưng và cơ bụng. Nhóm của Logan đã liên kết cường độ lực do cá heo tạo ra với hình cắt ngang cơ đuôi của chúng. Từ đây, họ biết được tỉ lệ lực trên từng đơn vị cơ bắp.

con cá voi xanh

Bằng cách đo lường mặt cắt ngang cơ bắp của động vật biển có vú lớn hơn, các nhà khoa học có thể dùng tỉ lệ này để mở rộng quy mô và ước tính lực sản sinh từ cá heo xám và cá voi xanh.

Cá voi xanh là loài mạnh nhất do kích thước khổng lồ của chúng. Theo tính toán của các nhà khoa học, lực cá voi xanh có thể tạo ra là lớn nhất trong số các loài động vật biển có vú.

Tuy nhiên, nghiên cứu cho biết các động vật biển có vú nhỏ hơn còn tương đối mạnh hơn. Ông Logan cho biết: “Khi so sánh với các loài động vật biển có vú nhỏ hơn, cá voi xanh sản sinh ra ít lực hơn so với kích thước cơ thể”. Nếu tính đến sức mạnh tương đương với kích thước cơ thể thì cá voi lớn lại yếu hơn cá heo.

Sức mạnh của mỗi loài có thể liên quan đến lối sống của chúng. Cá voi xanh có thân hình mảnh mai nhất nên lực cản ít hơn giúp chúng di chuyển với tốc độ cao. Vì vậy, cộng với việc là loài mạnh nhất, cá voi xanh còn cần ít lực hơn tương ứng kích thước cơ thể để vượt qua lực cản so với các loài nhỏ hơn, ít mảnh mai hơn.

Người lao động/Tiền Phong, 05/06/2015
Đăng ngày 06/06/2015
Khoa học

Liên kết khép kín chuỗi rong biển

Sáng 25/10/2024, tại Hà Nội, diễn ra lễ ký liên kết khép kín chuỗi rong biển giá trị cao giữa doanh nghiệp thu mua chế biến và doanh nghiệp cung cấp giống với Trung tâm ICAFIS thuộc Hội Thủy sản Việt Nam (đang phối hợp thúc đẩy chương trình hỗ trợ người dân trồng 1.000 ha rong biển).

Rong biển
• 10:07 01/11/2024

Siêu thâm canh tôm thẻ chân trắng độ mặn thấp

Những năm gần đây, hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng trong các vùng địa lý có độ mặn thấp, nằm sâu trong đất liền đang phát triển nhanh do đặc điểm sinh học của tôm chống chịu thay đổi lớn về độ mặn và mật độ thả giống cao (Prangnell và cộng sự, 2019a).

Tôm thẻ chân trắng
• 10:45 28/10/2024

Điểm sáng từ cho lai cá mú trân châu và cá mú nghệ

Được biết cá mú lại hay còn gọi là cá mú trân châu, cá này là con lai giữa cá mú nghệ đực (Epinephelus lanceolatus) tên tiếng anh giant grouper là và cá mú cọp cái (Epinephelus fuscoguttatus) tên tiếng anh là tiger grouper.

Cá mú
• 10:54 16/10/2024

Biện pháp phòng vệ chống lại vi-rút đốm trắng: Bảo vệ qua trung gian RNAi ở tôm

Vi-rút gây hội chứng đốm trắng (WSSV) đe dọa đáng kể đến ngành nuôi tôm trên toàn thế giới.

Tôm bệnh đốm trắng
• 09:00 10/10/2024

Các loại thức ăn giúp thúc đẩy sự phát triển của tôm thẻ chân trắng

Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng cần lưu ý trong quá trình nuôi tôm, so với các nhu cầu khác của ao thì chi phí thức ăn chiếm 40 – 70% chi phí sản xuất.

Động vật phù du
• 17:08 08/11/2024

Cảnh báo về cơn bão Yinxing cho người dân nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 8/11/2024, cơn bão Yinxing chính thức đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 của năm. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đây là một trong những cơn bão mạnh nhất năm nay, với sức gió vùng gần tâm bão đạt cấp 14 (từ 150 đến 166 km/h), giật đến cấp 17

Bão
• 17:08 08/11/2024

Xuất khẩu tôm của Ecuador giảm mạnh trong tháng 9

Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), xuất khẩu tôm đông lạnh của Ecuador trong tháng 9/2024 đã giảm đáng kể do nhu cầu suy giảm từ các thị trường quan trọng, đặc biệt là châu Á. Cụ thể, lượng xuất khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức sụt giảm đặc biệt rõ rệt ở các thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ.

Tôm thẻ chân trắng
• 17:08 08/11/2024

Lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm

Sử dụng hóa chất có thể giúp phòng bệnh và tăng năng suất tạm thời, nhưng việc lạm dụng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tôm, môi trường và người tiêu dùng. Vậy lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm là gì, nguy cơ từ nó ra sao và làm thế nào để giảm thiểu vấn đề này?

Tôm thẻ chân trắng
• 17:08 08/11/2024

Quản lý chất thải trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt đạm và phốt pho. Thức ăn tôm dư thừa và phân tôm là nguyên nhân làm tăng hàm lượng chất thải hữu cơ rắn và lơ lửng trong ao.

Cải tạo ao nuôi
• 17:08 08/11/2024
Some text some message..