Lỗ nặng vụ nghêu Thạnh Phong (Bến Tre)

Thu hoạch đợt 1 lỗ 42% giá trị đầu tư, đợt 2 ước sẽ nghiêm trọng hơn là tình hình đang xảy ra ở Hợp tác xã (HTX) nghêu Thạnh Phong (Thạnh Phú - Bến Tre). Ban quản trị, cổ đông lỗ lã ngay vụ nghêu đầu tiên ứng dụng mô hình làm ăn theo kiểu góp vốn.

nghêu chết
Bảo vệ Trương Văn Bé Bảy bức xúc với những lớp vỏ nghêu chết.

* Lỗ nặng…

Chúng tôi lội trên lô 1 (thu hoạch hồi tháng 7-2013) của HTX nghêu Thạnh Phong với những bước đi vô cùng khó khăn, bởi dưới chân là bùn nhão rất nóng và những lớp vỏ nghêu chết gây xốn và nếu mạnh bước sẽ đứt chân. Lớp lớp vỏ nghêu lớn, bé trơ ra ở những chỗ bị nước xoáy trũng sâu, đã gần 3 tháng nhưng đất vài chỗ vẫn còn đen xám vì xác nghêu chết nhuộm màu, móc đất đó lên ngửi tanh rình…

Dưới lô 2 (đang thu hoạch), rải rác vài người cào trong mệt mỏi vì phải cào từ 3 đến 4 phát mới có được 1 con nghêu. Vợ chồng anh L.T.T (ở ấp Đại Thôn - xã Thạnh Phong) ra đây cào thuê, nói: “Trước cào thấy ham, 1 chỗ mà cào mãi không hết cứ như cào đá ngoài lộ. Nay cào muốn hở xương sườn mà chẳng thấy nghêu. Vợ chồng tui cào từ sáng đến tối thui chỉ hơn 50kg. Mỗi kg chỉ được trả 2 ngàn đồng”.

Ông Nguyễn Ngọc Như - Phó Ban quản trị HTX nghêu Thạnh Phong, cho biết: Nghêu con chết gây thất thoát ngay thời điểm thả giống. Sắp thu hoạch lại bị nắng nóng kéo dài mà diện tích đất này lại chủ yếu là bùn non nên sức nóng bị giữ lại khiến nghêu chết rất nhiều, bên cạnh đó, độ mặn thời điểm đó trên 35%o vượt sức chịu đựng của con nghêu; vào tháng 6 tình trạng chất thải ô nhiễm trên biển trôi vào gây nhiễm độc thức ăn của nghêu là tảo và bùn bã hữu cơ trong đất… Do đó, trong đợt 1, chúng tôi bị lỗ 42% giá trị đầu tư.

“Ở phân lô thứ 2, chúng tôi đang “tìm kiếm” để thu hoạch vì diện tích lớn mà nghêu lại rất ít. Nghêu bị trôi dạt, thất thoát là do vị trí lô này nằm ngay đầu ngọn sóng do gió chướng biển lùa vào, dòng chảy rất mạnh. Con nghêu phần bị trôi dạt, phần bị vùi lấp rất sâu dưới cát nên thu hoạch rất khó và mất nhiều thời gian. Dự kiến sẽ lỗ nghiêm trọng hơn đợt 1!” - ông Ngọc Như cho biết thêm.

* Bề bộn sau vụ đầu tiên

Chúng tôi gặp ông Hà Văn Vẹn - Giám đốc HTX nghêu Thạnh Phong tại một quán cà phê đối diện UBND xã Thạnh Phong, ông cho biết: Đang chờ đoàn kiểm tra của Chi cục Thuế huyện đến giám sát để miễn thuế cho HTX, vì trước đó đã nhiều lần kiến nghị do thất mùa.

Tình hình lỗ lã ngay khi đầu tư vụ đầu tiên đã khiến các xã viên ở Thạnh Phong rất lo âu. Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện HTX có 5 bảo vệ thường xuyên trên 10 chòi giữ nghêu. Lúc cao điểm trước khi thu hoạch đợt 1, số lượng bảo vệ là 12 người. Anh Trương Văn Bé Bảy (40 tuổi, ở xã Thạnh Hải) là 1 trong 5 bảo vệ còn lại nói: “Người bảo vệ như tui là những người có phần hùn lớn tại đây.

Được các xã viên bầu lên hẳn hoi, Ủy ban xã và Ban Quản trị giám sát chặt chẽ, bà con ở ven bờ xung quanh rất nhiều, vả lại nếu ăn cắp nghêu thì bán ở đâu? Bán cho ai? Về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Kháng - Chủ tịch UBND xã Thạnh Phong khẳng định: “Đây là năm đầu tiên làm ăn theo mô hình mới. Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến tình hình an ninh HTX và thường xuyên giám sát chặt chẽ nên rất khó có trường hợp thất thoát do chủ quan. Theo khảo sát thì con nghêu bị chết và bị thủy triều làm trôi dạt là có thật”.

Ông Hà Văn Vẹn tâm sự với chúng tôi: “Tình trạng hiện nay rất đáng lo ngại vì một số bà con không tìm hiểu kỹ nên mất lòng tin. Năm tiếp theo, huy động vốn chắc sẽ gặp nhiều khó khăn… chỉ mong bà con đồng thuận cùng nhau giữ bãi để có cái mà làm ăn sau này”.

“Chúng tôi sẽ đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ giảm bớt tình trạng khó khăn hiện tại cũng như tìm kiếm giải pháp phát triển trong thời gian tới. HTX thủy sản Thạnh Phong hiện còn rất non trẻ nên ít kinh nghiệm…” - Ông Phan Chánh Thi - Giám đốc Liên minh HTX tỉnh Bến Tre, cho biết.

HTX thủy sản Thạnh Phong có qui mô 2.537ha (nằm ven biển Đông thuộc các ấp 6,7 xã Thạnh Phong và 1 phần ấp 8 xã Thạnh Hải). Chính thức tổ chức mô hình làm ăn theo kiểu góp vốn sau khi thống nhất các cơ sở nhỏ lẻ vào ngày 20-3-2013. Hiện HTX có 2.438 xã viên, chủ yếu ở xã Thạnh Phong, nhưng trong đó tổng số vốn của bà con trong xã chỉ chiếm gần 30% giá trị đầu tư, còn lại là cổ đông bên ngoài. Vụ đầu tiên đã đầu tư trị giá hơn 6 tỷ đồng, thả nuôi nghêu con vỗ béo (từ 500 đến 900 con/kg) trên diện tích 25ha (còn lại làm vùng đệm), chia thành 2 lô, nguồn giống từ HTX Đồng Tâm (Bình Đại).

Báo Đồng Khởi, 29/10/2013
Đăng ngày 31/10/2013
Mã Phương
Dịch bệnh

Sự cần thiết của chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản

Những đợt dịch bệnh không chỉ gây thiệt hại nặng nề mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của sản phẩm thủy sản trên thị trường. Để đối phó với thách thức này, chẩn đoán bệnh học thủy sản đã trở thành một công cụ quan trọng, giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe của đàn nuôi, giảm thiểu rủi ro lây lan dịch bệnh và tối ưu hóa quy trình quản lý.

Xét nghiệm tôm
• 16:00 19/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 10:44 18/11/2024

Bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng chống

Cục Thủy sản vừa cho biết đặc điểm dịch tễ của một số bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng trị có hiệu quả.

Cá tra
• 10:15 06/11/2024

Thời điểm giao mùa tôm dễ bị bệnh đốm trắng

Thời điểm giao mùa luôn là lúc dễ xảy ra các vấn đề sức khỏe cho tôm, đặc biệt là bệnh đốm trắng - một căn bệnh phổ biến và gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi. Bệnh đốm trắng thường xuất hiện vào những thời điểm khí hậu thay đổi thất thường, chẳng hạn như khi mùa mưa bắt đầu hoặc khi trời chuyển sang lạnh.

Tôm đốm trắng
• 09:55 06/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 14:51 25/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 14:51 25/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 14:51 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 14:51 25/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 14:51 25/11/2024
Some text some message..