Theo thống kê của Hải quan Trung Quốc, năm 2022, nước này đã xuất khẩu gần 430.000 tấn cá rô phi, trị giá gần 1,4 tỷ USD, giảm 12% về khối lượng và giảm 9% về giá trị so với năm 2021.
Trong đó, sản phẩm cá rô phi chế biến chiếm tỷ trọng lớn nhất, 76% khối lượng và 81% giá trị, tiếp đến cá nguyên con đông lạnh chiếm 18% khối lượng và 12% giá trị. Cá phile đông lạnh chiếm lần lượt 6% và 7%. Còn lại là các sản phẩm cá sống, tươi/ướp lạnh và cá khô/muối.
Trung Quốc xuất khẩu cá rô phi sang hơn 100 thị trường, trong đó, top 3 thị trường lớn nhất gồm Mỹ, Mexico và Codivoa, chiếm tỷ trọng lần lượt là 31%, 26% và 8% giá trị.
Trung Quốc là nước xuất khẩu cá rô phi lớn nhất thế giới, chiếm 33-50% thị phần. Những năm gần đây, thị phần của nước này có xu hướng giảm, nhất là tại Mỹ, thị trường lớn nhất của Trung Quốc.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Mỹ có xu hướng giảm nhập khẩu cá rô phi, tăng nhập khẩu cá tra, chủ yếu là từ Việt Nam.
Năm 2022, Mỹ đã nhập khẩu 120.000 tấn philê cá tra từ tháng 1 đến tháng 11 so với 96.000 tấn cá rô phi. Trong khi năm 2021, nhập khẩu philê cá rô phi cả năm là 109.000 tấn, so với 106.000 tấn của cá tra.
Mỹ, quốc gia tiêu thụ cá rô phi lớn thứ hai trên thế giới. Ảnh: animalgourmet.com
Sam Galletti, Chủ tịch công ty nhập khẩu và chế biến Southwind Foods của Mỹ, công ty kinh doanh Great American Seafood Imports, cho biết ông lạc quan về cả hai loài này vào năm 2023.
"Tính nhất quán rất quan trọng đối với ngành. Cá tra và cá rô phi mang đến cơ hội tuyệt vời cho sự nhất quán", ông nói. "Người tiêu dùng cần một sản phẩm trong danh mục hải sản mà họ có thể mua được." Sau đó, cả hai đều rất ổn định về nguồn cung.
Hội đồng GSMC ước tính sản lượng cá tra toàn cầu sẽ tăng 62.000 tấn lên 3,402 triệu tấn. Đối với Việt Nam, chiếm 44% sản lượng thế giới, triển vọng tăng nhẹ lên 1,487 triệu tấn.
Tổng giá trị tất cả các sản phẩm cá rô phi được bán trên toàn cầu có thể lên tới 25 tỷ USD vào năm 2030, vượt xa kỳ vọng 12,3 tỷ USD từ năm 2019.
Khi nhu cầu và sản xuất tăng lên, giá có xu hướng khá ổn định, sản lượng cá rô phi hoàn toàn có thể để tăng trưởng và vượt xa con số 25 tỷ USD.
Bangladesh và Brazil sản xuất hơn 400.000 tấn cá rô phi trong năm 2022. Đặc biệt, Brazil có rất nhiều thuận lợi để phát triển cá rô phi và là quốc gia duy nhất trên thế giới có thể cạnh tranh với Trung Quốc về sản lượng.
Mỹ, quốc gia tiêu thụ cá rô phi lớn thứ hai trên thế giới. Sản lượng cá rô phi ở Mỹ mặc dù khiêm tốn nhưng cũng góp một phần nào đó vào ngành thủy sản nước này.