Loài cá ngựa mới phát hiện chỉ nhỏ bằng hạt gạo

Một loài cá ngựa có kích thước chỉ gần bằng một hạt gạo vừa được phát hiện ở phía Đông Nam Nhật Bản.

Loài cá ngựa mới phát hiện chỉ nhỏ bằng hạt gạo
Hình ảnh loài cá ngựa mới: Nguồn: Richard Smith

Các nhà nghiên cứu mô tả loại động vật mới được phát hiện có tên Latin là Hippocampus japapigu này giống như một con cá ngựa bình thường mặc quần áo hoạ tiết cánh hoa.


Loài cá ngựa này chỉ dài 15 mm và sống bên trong các rạn rong biển, rạn san hô mềm và rạn tảo. Loài sinh vật biển sống động này được các nhà nghiên cứu tại ĐH Texas A&M tìm thấy ở đảo Hachijo-jima cách Tokyo 287km về phía Nam. Chúng được tìm thấy trong các rạn san hô mềm và tảo ở độ sâu từ 5 - 22 m so với mặt nước biển.

Theo các nhà khoa học, loài cá ngựa này về cơ bản không hiếm nhưng vì có kích thước nhỏ nên chúng khó bị phát hiện. Không giống các loài cá ngựa lớn hơn, loài cá ngựa này không bị bắt để làm thuốc đông y hoặc nuôi trong bể cá. Hầu hết các loài cá ngựa lùn đều có cấu trúc giống như 2 cánh trên lưng nhưng loài cá ngựa mới được tìm thấy này chỉ có 1 cánh.

Các nhà nghiên cứu Nhật Bản cho biết chúng là những sinh vật sôi động tồn tại trong thế giới của sinh vật phù du.

Trong bài báo đăng trên ZooKeys, các nhà nghiên cứu cho biết: "Nhật Bản được công nhận là điểm nóng toàn cầu về đa dạng sinh học biển, với 53 loài thuộc họ cá chìa vôi được ghi nhận, bao gồm 10 loài cá ngựa, trong đó có bốn loài cá ngựa lùn". Đây là loài cá ngựa lùn thứ 5 được ghi nhận ở Nhật Bản.

Loài cá ngựa lùn đầu tiên được mô tả vào năm 1970, trong khi các loài khác đã được phát hiện từ năm 2000.

"Hầu hết các loài cá ngựa lùn được biết đến từ rất ít mẫu vật và chỉ có ba loài đã được phân tích về mặt di truyền", các nhà nghiên cứu cho biết.

Trước loài cá này đã có sáu loài cá ngựa lùn được ghi nhận trên biển Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, từ Tam giác san hô, Tây Thái Bình Dương, Úc, đến miền Trung của Nhật Bản.

Cá ngựa nổi tiếng bơi kém, với một số loài nhỏ hơn chỉ có thể đạt tốc độ khoảng 1,5m/h.

VTV
Đăng ngày 20/08/2018
PV
Sinh học

Sự hỗ trợ nhau ở các bộ phận trên cơ thể tôm

Mỗi bộ phận của tôm, từ vỏ ngoài cứng cáp đến các cơ quan tiêu hóa, hô hấp và bài tiết, đều giữ vai trò riêng biệt nhưng lại không thể hoạt động một cách độc lập. Sự liên kết này giúp tôm bảo vệ bản thân trước các mối nguy, tận dụng dinh dưỡng và duy trì sức khỏe.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:33 13/11/2024

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 14:13 25/09/2023

Sự tương thích giữa chất xử lý nước và bộ lọc sinh học trong RAS

RAS (Recirculating Aquaculture System) là hệ thống nước tuần hoàn, là một mô hình tuy không mới nhưng lại được sử dụng rất phổ trong nuôi trồng thủy sản.

Hệ thống nuôi RAS
• 10:16 20/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Top 5 men vi sinh xử lý nước chất lượng và đáng tiền nên tham khảo nhất

Từ lâu, men vi sinh đã và đang được nhiều bà con tích cực ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản. Bằng cách cải thiện chất lượng môi trường nuôi, nâng cao sức khỏe và năng suất của vật nuôi, men vi sinh không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho người nuôi.

Ủ men vi sinh
• 16:26 17/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 16:26 17/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 16:26 17/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 16:26 17/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 16:26 17/11/2024
Some text some message..