Loài sên biển tự "tái sinh" thế nào?

Các nhà khoa học Nhật phát hiện một số loài sên biển có khả năng tái tạo khó tin khi “mọc” lại tim và toàn bộ cơ thể sau khi “rụng” thân thể và chỉ sống với mỗi cái đầu.

Sên biển.
Sự tái sinh đến khó tin của loài Sên biển.

Hầu hết các trường hợp về khả năng tái tạo ở động vật xảy ra khi tay, chân hoặc đuôi của chúng bị mất. Nhưng những con sên biển này, thuộc một nhóm được gọi là Sacoglossans, có thể đưa khả năng tái tạo lên cấp độ tiếp theo thông qua việc mọc lại một cơ thể hoàn toàn mới chỉ từ đầu của chúng và dường như chúng tự tách đầu khỏi thân thể một cách có chủ đích.

Nếu điều đó còn chưa đủ kỳ lạ, đầu của chúng có thể tự động tồn tại trong nhiều tuần một phần nhờ vào khả năng quang hợp bất thường giống như ở thực vật, thứ mà chúng chiếm đoạt được từ thực phẩm của chúng là tảo.

Và nếu điều đó vẫn chưa đủ quái dị, cơ thể không đầu của chúng cũng có thể tiếp tục sống trong nhiều ngày hoặc thậm chí nhiều tháng.

“Chúng tôi tin rằng đây là hình thức tự chủ và tái tạo phi thường nhất trong tự nhiên”, tác giả chính Sayaka Mitoh, một nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Trường Đại học Nữ sinh Nara ở Nhật Bản, nói với Live Science.

Nhà sinh học Sayaka Mitoh tình cờ bắt gặp hành vi kỳ lạ này lần đầu tiên khi phát hiện phần đầu tách rời của một con sên biển sacoglossan (Elysia cf. marginata) đang bò quanh cơ thể nó trong một bình thí nghiệm vào năm 2018.

“Tôi đã nghĩ rằng con sên tội nghiệp sẽ chết sớm”, Mitoh chia sẻ. Nhưng thay vì chết, vết thương ở phía sau đầu của con sên nhanh chóng lành lại và dần thay thế bởi một cơ thể mới hoàn toàn.


Các bước tự tái sinh của sên biển được chụp lại.

Sau khoảng ba tuần, con sên đã hoàn thành quá trình tái tạo cơ thể và thay thế 80% cơ thể mà nó đã mất ban đầu, bao gồm tất cả các cơ quan quan trọng mà nó bị mất trong suốt thời gian trước đó. Cơ thể mới của con sên là một bản sao hoàn hảo của bản gốc vẫn còn đang sống.

Hiện vẫn chưa rõ chính xác cách loài sên tái tạo cơ thể từ đầu trở xuống nhưng các nhà nghiên cứu nghi ngờ tế bào gốc - tế bào chưa biệt hóa đặc biệt có khả năng biến thành bất kỳ loại tế bào nào - đóng một vai trò quan trọng.

Các nhà khoa học cũng không chắc chắn về cách sên biển tách đầu ra khỏi cơ thể của chúng như thế nào hay tại sao chúng làm vậy, đặc biệt là khi không có lý do rõ ràng nào để loại bỏ cơ thể cũ của chúng.

Giả thuyết hàng đầu cho rằng loài sên làm điều đó để loại bỏ các ký sinh trùng đã lây nhiễm vào bên trong cơ thể cũ của chúng. Tuy nhiên, hành vi đó cũng có thể chỉ là một cách để sống sót sau các cuộc tấn công từ những kẻ săn mồi bằng cách hy sinh cơ thể của chúng để trốn thoát và có thể đã được kích hoạt bởi một thứ gì khác trong phòng thí nghiệm, Mitoh nói.

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng, chỉ những con sên non mới có khả năng tự tách đầu và tái sinh. Khi những con sên già bị cắt bỏ đầu, phần đầu tiếp tục tồn tại đến 10 ngày nhưng chúng không bao giờ bắt đầu ăn và cũng không tái sinh. Các nhà nghiên cứu nghi ngờ rằng đây có thể là giới hạn và sau một giai đoạn nhất định trong cuộc đời, sên có thể mất hoàn toàn khả năng này.

Mitoh cho biết, quá trình tái tạo đòi hỏi rất nhiều năng lượng, đây là thách thức lớn đối với một cái đầu nhỏ bé. Các loài sên biển được đề cập còn được cho rất độc đáo ở chỗ chúng kết hợp lục lạp từ tảo được ăn vào cơ thể, đây là một thói quen được gọi là kleptoplasty.

Nó cung cấp cho động vật khả năng cung cấp năng lượng cho cơ thể của chúng bằng cách quang hợp. Những nhà khoa học cho rằng khả năng này có thể giúp sên biển sống sót sau khi tự cắt bỏ một phần cơ thể đủ lâu để tái tạo cơ thể mới.

Môi trường 24h
Đăng ngày 09/04/2021
Theo Livescience/GDTĐ
Khoa học

Các mục tiêu kháng vi-rút tiềm năng trong quá trình nhiễm vi-rút hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Trong những năm gần đây, giải trình tự phiên mã đã được áp dụng rộng rãi để nghiên cứu tương tác giữa virus và vật chủ. Bằng cách so sánh các hồ sơ biểu hiện gen vật chủ ở các giai đoạn nhiễm khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể xác định các yếu tố chính và những thay đổi trong đường dẫn truyền tín hiệu do nhiễm virus gây ra, giúp nhận định được các chiến lược xâm nhập của virus và cơ chế kháng vi-rút của vật chủ.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:53 18/12/2024

Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản: Mô hình Aquaponics

Mô hình Aquaponics đang được xem là một trong những giải pháp đột phá cho ngành nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ hiện đại. Không chỉ kết hợp hiệu quả giữa nuôi thủy sản và trồng cây trong hệ thống tuần hoàn khép kín, mô hình này còn tối ưu hóa tài nguyên, mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mô hình Aquaponics
• 14:27 16/12/2024

Giải pháp công nghệ hiện đại trong kiểm soát rận biển trên cá hồi

Rận biển, một loại ký sinh trùng nguy hiểm, đang trở thành vấn đề lớn trong ngành nuôi trồng cá hồi. Chúng không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cá mà còn làm giảm năng suất và gia tăng chi phí sản xuất.

Cá hồi
• 10:20 12/12/2024

Vật chủ trung gian truyền bệnh EHP trên tôm

Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) lây truyền bệnh cho tôm chủ yếu xảy ra qua đường miệng bằng cách ăn phải bào tử các mô, trầm tích và nước bị ô nhiễm. Đồng thời chúng cũng được xác định có ở động vật không xương sống hoang dã như giun nhiều tơ, cua, động vật thân mềm và các loài động vật đáy khác như artemia, v.v. và chúng bị nghi ngờ là vật truyền mầm bệnh cho tôm giữa môi trường hoang dã và hệ thống nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:18 11/12/2024

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 16:19 26/12/2024

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 16:19 26/12/2024

Tiềm năng của cá cảnh trong thị trường xuất khẩu

Ngành nuôi trồng thủy sản không chỉ tập trung vào tôm, cá nuôi thương phẩm mà còn bao gồm cả ngành cá cảnh, một lĩnh vực đang ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Với sự phát triển của công nghệ nuôi trồng và nhu cầu ngày càng tăng từ các thị trường lớn, cá cảnh đã trở thành một sản phẩm xuất khẩu đầy tiềm năng.

Cá cảnh
• 16:19 26/12/2024

Câu chuyện thành công trong nuôi tôm

Những ngày gần đây, bà con nông dân nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ đang thu được những thành công lớn từ mô hình nuôi tôm kết hợp với trồng lúa, đặc biệt là khi giá tôm đạt mức kỷ lục. Những câu chuyện thành công từ các mô hình nuôi tôm, đặc biệt là ở Kiên Giang và Cà Mau, đang được chia sẻ rộng rãi và tạo động lực lớn cho người dân trong khu vực và trên cả nước.

Tôm thẻ chân trắng
• 16:19 26/12/2024

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 16:19 26/12/2024
Some text some message..