Loài sinh vật gần như bất tử

Các nhà khoa học Đan Mạch mới đây phát hiện một loài sinh vật có khả năng sống gần như bất tử và không chịu tác động từ quá trình lão hóa.

Hydra magnipapillata
Hydra magnipapillata là loài sinh vật có thể sống gần như bất tử. Ảnh: Redorbit

Hydra magnipapillata, một loài sinh vật không xương sống, là loài mới được phát hiện với đặc điểm sống gần như bất tử và không bị ảnh hưởng bởi quá trình lão hóa theo thời gian. Hydra magnipapillata sống ở môi trường nước ngọt có tỷ lệ tử vong rất thấp, và trong điều kiện thí nghiệm thì chúng gần như bất tử.

Theo dữ liệu phân tích, nhóm nghiên cứu nhận thấy thậm chí sau 1.400 năm nữa, 5% trong tổng số lượng cá thể của loài, được giữ trong điều kiện ở phòng thí nghiệm, vẫn sống.

Đây là phát hiện được nhóm nghiên cứu đến từ nhiều trường đại học ở Đan Mạch trong quá trình nghiên cứu tuổi thọ và quá trình lão hóa ở 46 loài, bao gồm động vật có vú, thực vật, nấm và tảo, các nhà khoa học.

Cũng theo kết quả phân tích, quá trình lão hóa và tác động của nó đến các loài không giống nhau. Một số loài như ếch chân đỏ, hoa đỗ quyên, thằn thằn, bào ngư đỏ, ngựa, chim bạc má..., có sự thay đổi trong tỷ lệ tử vong theo tuổi tác ít hơn.

Đối với nhiều loài sinh vật, tỷ lệ tử vong của chúng sẽ tăng theo tuổi, biểu hiện rõ nhất ở các loài động vật có vú, cá heo, cá voi, hay côn trùng như bọ chét. Tuy nhiên, một số loài khác lại cho thấy nguy cơ tử vong giảm dần khi về già như rùa sa mạc hay các cây ở rừng ngập mặn.

"Không ít người, trong đó có cả giới khoa học, đều tin rằng quá trình lão hóa là điều không thể tránh khỏi và xảy ra ở tất cả mọi tổ chức sống trên Trái Đất. Giống như con người, các loài khác đều yếu đi khi già và chết. Tuy nhiên, điều này lại không hoàn toàn đúng trong mọi trường hợp", Nature World News dẫn lời Owen Jones, nhà sinh vật học tiến hóa, cho biết.

Nhóm nghiên cứu kết luận, ở hầu hết các loài trong tự nhiên, quá trình lão hóa sẽ khiến sức khỏe và sự dẻo dai của chúng đều yếu dần đi theo thời gian. Tuy nhiên, quá trình lão hóa không giống nhau ở tất cả mọi loài, tỷ lệ tử vong khi về già của các loài cũng khác nhau.

VnExpress, 12/12/2013
Đăng ngày 13/12/2013
Thùy Linh
Sinh học
Bình luận
avatar

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 14:13 25/09/2023

Sự tương thích giữa chất xử lý nước và bộ lọc sinh học trong RAS

RAS (Recirculating Aquaculture System) là hệ thống nước tuần hoàn, là một mô hình tuy không mới nhưng lại được sử dụng rất phổ trong nuôi trồng thủy sản.

Hệ thống nuôi RAS
• 10:16 20/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Sứa mặt trăng chứa đựng nhiều tiềm năng cần được khám phá

Sứa mặt trăng được biết đến là loài sứa có khả năng tự chữa lành vết thương, mọc lại phần phụ bị đứt, tái sinh, đảo ngược quá trình lão hoá. Những năng lực kỳ lạ này trực tiếp giúp chúng sinh tồn hiệu quả, tuy nhiên những năng lực này vẫn chưa được khai thác và áp dụng chúng vào các nhu cầu của con người, đặt biệt là tiềm năng kiểm soát bệnh ung thư.

Sứa mặt trăng
• 10:02 07/07/2023

Bí quyết nhân giống cá cảnh thành công từ chuyên gia

Nhân giống cá cảnh không chỉ là một thú vui tao nhã mà còn mang lại nhiều lợi ích hấp dẫn cho người nuôi. Khi tự tay nhân giống, bạn sẽ có cơ hội quan sát sự phát triển từ trứng đến cá con, từ đó hiểu rõ hơn về quá trình sinh sản tự nhiên.

Cá cảnh
• 07:59 19/09/2024

Hệ thống AI cảnh báo sớm triệu chứng stress tôm nuôi

Một nhóm các nhà nghiên cứu đã phát triển một hệ thống thị giác máy tính dựa trên AI cho phép phát hiện và theo dõi sớm sự tăng trưởng, quy mô quần thể, tỷ lệ tử vong và căng thẳng ở tôm nuôi.

Hệ thống AI
• 07:59 19/09/2024

Khi tôm nuôi có dấu hiệu EHP ta nên làm gì?

Khi tôm nuôi có dấu hiệu nhiễm EHP, người nuôi cần áp dụng các biện pháp quản lý kịp thời để giảm thiểu tác động và kiểm soát bệnh hiệu quả. Dưới đây là những bước cần thực hiện khi phát hiện tôm nhiễm bệnh EHP.

Tôm bệnh
• 07:59 19/09/2024

Chống bán phá giá: Hiểu đúng để bảo vệ ngành tôm xuất khẩu

"Chống bán phá giá" nghe có vẻ phức tạp, nhưng thực chất là việc các quốc gia bảo vệ ngành sản xuất trong nước bằng cách áp thuế lên hàng hóa nhập khẩu được bán với giá quá thấp so với giá sản xuất. Khi xuất khẩu tôm, các doanh nghiệp Việt Nam cần hiểu rõ quy định này để tránh rủi ro bị áp thuế.

Tôm thẻ chân trắng
• 07:59 19/09/2024

Chung tay góp sức khắc phục hậu quả sau bão đi qua

Sau cơn bão số 3 - Yagi, ngành nuôi trồng thủy sản thường phải đối mặt với những thiệt hại nặng nề. Do đó, nhiệm vụ quan trọng và cần thiết lúc này là cùng nhau chung tay góp sức khắc phục hậu quả khi bão đi qua.

Nuôi lồng bè
• 07:59 19/09/2024
Some text some message..