Loài trai giúp tìm ra chỉ phẫu thuật mới

Nghiên cứu của các nhà khoa học về loại tơ dính của loài trai giúp mở ra cánh cửa mới về loại vật liệu thay thế chỉ phẫu thuật.

Loài trai
Loài trai với những sợi tơ nhỏ bám chặt vào đá

Các nhà khoa học Mỹ đang nghiên cứu cách thức phát triển việc áp dụng loại tơ dính mà loài trai sử dụng để bám vào đá vào mục đích chữa bệnh  sau khi phát hiện ra bí mật tạo nên sức mạnh của loại tơ này.

Các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) tuyên bố họ đã phát hiện bí mật đằng sau độ dính của loại tơ mỏng của loài trai và hy vọng sẽ áp dụng công nghệ này vào các lĩnh vực như chữa gãy xương và đứt gân, thậm chí là thay thế chỉ phẫu thuật.

Nghiên cứu này được kỹ sư môi trường Zhao Qin thuộc MIT tiến hành. Theo ông Qin, những sợi tơ này được hình thành với một loại vật liệu mềm và co giãn tốt ở một đầu và một loại vật liệu khác cứng chắc hơn ở đầu kia.

Ông Qin cho biết: “Tuy có chức năng khác nhau nhưng những vật liệu này đều được hình thành từ loại protein rất giống với collagen, thành phần chính của xương, sụn, gân và da ở động vật có vú.”

Theo nghiên cứu này, các loại protein tạo thành những sợi tơ này có hai loại: 80% là một loại protein hoạt động giống như sợi dây bungee đảm bảo tính bền chắc cho sợi tơ, còn 20% còn lại được hình thành từ loại protein mềm và co giãn.

Sự phối hợp này khiến cho sợi tơ có thể biến dạng mà không bị đứt, giúp cho con trai bám được vào đá. Trong tự nhiên, phần mềm và co giãn của sợi tơ gắn vào thân con trai, còn phần cứng chắc hơn bám chặt vào đá.

Phát hiện này có thể giúp chúng ta tìm ra cách ứng dụng loại vật liệu tổng hợp có cùng đặc điểm cũng như nghiên cứu sản xuất những loại keo dán mới.

Nhà nghiên cứu Zhao Qin nhận định: “Tôi nhìn thấy tiềm năng ứng dụng của vật liệu này vào việc chữa trị xương bị hủy hoại hoặc phẫu thuật nối các mạch máu, những hoạt động cần đến loại vật chất vừa linh hoạt vừa bền chắc. Khi đó 80% chiều dài sợi chỉ sẽ được làm bằng vật liệu cứng chắc, còn 20% còn lại là vật liệu mềm và co giãn hơn.

Theo Councilheal/Khám phá
Đăng ngày 27/07/2013
bảo thành
Khoa học

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 14:00 15/11/2024

Liên kết khép kín chuỗi rong biển

Sáng 25/10/2024, tại Hà Nội, diễn ra lễ ký liên kết khép kín chuỗi rong biển giá trị cao giữa doanh nghiệp thu mua chế biến và doanh nghiệp cung cấp giống với Trung tâm ICAFIS thuộc Hội Thủy sản Việt Nam (đang phối hợp thúc đẩy chương trình hỗ trợ người dân trồng 1.000 ha rong biển).

Rong biển
• 10:07 01/11/2024

Siêu thâm canh tôm thẻ chân trắng độ mặn thấp

Những năm gần đây, hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng trong các vùng địa lý có độ mặn thấp, nằm sâu trong đất liền đang phát triển nhanh do đặc điểm sinh học của tôm chống chịu thay đổi lớn về độ mặn và mật độ thả giống cao (Prangnell và cộng sự, 2019a).

Tôm thẻ chân trắng
• 10:45 28/10/2024

Điểm sáng từ cho lai cá mú trân châu và cá mú nghệ

Được biết cá mú lại hay còn gọi là cá mú trân châu, cá này là con lai giữa cá mú nghệ đực (Epinephelus lanceolatus) tên tiếng anh giant grouper là và cá mú cọp cái (Epinephelus fuscoguttatus) tên tiếng anh là tiger grouper.

Cá mú
• 10:54 16/10/2024

Top 5 men vi sinh xử lý nước chất lượng và đáng tiền nên tham khảo nhất

Từ lâu, men vi sinh đã và đang được nhiều bà con tích cực ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản. Bằng cách cải thiện chất lượng môi trường nuôi, nâng cao sức khỏe và năng suất của vật nuôi, men vi sinh không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho người nuôi.

Ủ men vi sinh
• 09:34 18/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 09:34 18/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 09:34 18/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 09:34 18/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 09:34 18/11/2024
Some text some message..