Loài vật tự đoạn chi để trốn thoát thú săn mồi

Để thoát khỏi sự tấn công của những con cua, một loài sên biển sẵn sàng cắt rời phần vây giống mái chèo ở phía sau để bơi đi.

sen bien
Sên biển Melibe leonine có khả năng tự đoạn chi. Ảnh: Tumblr.

Các nhà khoa học từ Đại học Victoria, Canada, cho rằng quá trình tự đoạn chi của loài sên biển mũ chụp tên Melibe leonine là một cách ngăn thú săn mồi tấn công những bộ phận cơ thể dễ tổn thương. Phát hiện được nhóm nghiên cứu công bố trong hội nghị thường niên của Hiệp hội Sinh vật học Mỹ ở Portland, Oregon hôm 4/1.

Theo Nature World News, sên biển Melibe leonine không có lớp vỏ bảo vệ. Loài động vật thân mềm này sống trên những cây rong biển và sử dụng chiếc miệng hình mũ chụp có nhiều xúc tu để bắt loài tôm phù du nhỏ. Ở phía sau cơ thể chúng mọc ra những chiếc vây cerata có khả năng tách rời.

Khi bị cua biển tấn công dùng càng kẹp chặt lấy những chiếc vây này, sên biển Melibe leonine sử dụng chiến thuật thoát thân rất độc đáo.

"Trong tình huống nguy hiểm, mô ở gốc của cerata tan rã khiến chiếc vây này rụng ra", Louise Page, nhà nghiên cứu ở Đại học Victoria, giải thích. Hành vi tự đoạn chi này tương tự như cách thằn lằn ngắt đuôi khi bị thú săn mồi bắt. Sên biển có thể mọc lại phần vây bị đứt sau đó.

"Đoạn chi là quá trình tự bỏ đi phần phụ, và loài vật phải có cách chữa lành vết thương để không chảy máu đến chết", Page cho biết.

Trong nghiên cứu mới, Page xem xét khu vực ở gốc của cerata và phát hiện một số đặc trưng độc đáo như những tế bào chứa đầy hạt nhỏ nối trực tiếp với dây thần kinh.

Sau đó, nhóm của Page tìm hiểu những tín hiệu kích hoạt quá trình tự đoạn chi. Theo họ, khi cơ chế này diễn ra, những cơ dọc co rút mạnh, gây áp lực lên gốc phần vây, giải phóng vật chất dạng hạt từ tế bào và phá vỡ các mô liên kết. Hai hai cơ vòng dọc gốc phần vây co rút để tách rời cerata và làm liền vết thương, giúp sên biển khỏi chết. Các phát hiện có thể dẫn đến bước đột phá trong y học về chữa trị vết thương cho bệnh nhân.

Vnexpress, 11/01/2016
Đăng ngày 11/01/2016
Phương Hoa
Sinh học

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 14:13 25/09/2023

Sự tương thích giữa chất xử lý nước và bộ lọc sinh học trong RAS

RAS (Recirculating Aquaculture System) là hệ thống nước tuần hoàn, là một mô hình tuy không mới nhưng lại được sử dụng rất phổ trong nuôi trồng thủy sản.

Hệ thống nuôi RAS
• 10:16 20/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Sứa mặt trăng chứa đựng nhiều tiềm năng cần được khám phá

Sứa mặt trăng được biết đến là loài sứa có khả năng tự chữa lành vết thương, mọc lại phần phụ bị đứt, tái sinh, đảo ngược quá trình lão hoá. Những năng lực kỳ lạ này trực tiếp giúp chúng sinh tồn hiệu quả, tuy nhiên những năng lực này vẫn chưa được khai thác và áp dụng chúng vào các nhu cầu của con người, đặt biệt là tiềm năng kiểm soát bệnh ung thư.

Sứa mặt trăng
• 10:02 07/07/2023

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:12 05/11/2024

Căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 11:12 05/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 11:12 05/11/2024

Các loài không mong muốn xuất hiện trong ao nuôi ngày mưa

Những sinh vật này bao gồm các loại cá tạp, côn trùng, giáp xác không mong muốn và vi sinh vật có hại. Việc hiểu rõ những loài không mong muốn này cùng với tác hại và biện pháp kiểm soát sẽ giúp bà con nông dân duy trì môi trường nuôi tôm ổn định và hiệu quả.

Sinh vật phù du
• 11:12 05/11/2024

Thách thức dinh dưỡng trong nuôi tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi tôm phải đối mặt là vấn đề dinh dưỡng. Dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn quyết định đến sức khỏe, khả năng chống chịu bệnh tật và hiệu quả sản xuất. Việc đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng và cân đối trong suốt quá trình nuôi đòi hỏi sự am hiểu sâu rộng và sự quản lý khéo léo.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:12 05/11/2024
Some text some message..