Lóc thịt, nhồi bông cá hiếm làm mẫu vật

Dịp Tết, PV Thanh Niên đã đến Viện Hải dương học tìm hiểu về công tác thực hiện các mẫu vật.

cá nhám voi dạt bờ
Con cá nhám voi dạt vào bờ biển thuộc xã Vạn Thắng, H.Vạn Ninh (Khánh Hòa) hồi cuối tháng 1.2016 - Ảnh: Trần Công

Cuối tháng 1.2016, thông tin Viện Hải dương học (Nha Trang) đưa một con cá nhám voi “khủng” dạt vào bờ biển thuộc xã Vạn Thắng, H.Vạn Ninh (Khánh Hòa) về bảo quản, làm mẫu vật để phục vụ công tác nghiên cứu cũng như trưng bày, đã kích thích trí tò mò của nhiều người.

Tại Viện Hải dương học có một khu vực thu hút rất đông khách tham quan là Bảo tàng Hải dương học. Khách tham quan đến thăm “Đại dương trong bảo tàng” này đều ấn tượng trước nhiều mẫu vật sống động. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, để có những mẫu vật như thế, các nhà khoa học đã phải thực hiện nhiều công đoạn phức tạp.

ThS. Bùi Quang Nghị, phụ trách Phòng Quản lý chuyên môn Bảo tàng Hải dương học, cho biết: “Từ khi tiếp nhận cá hoặc sinh vật biển cho đến khi hoàn thiện, đưa mẫu vật trưng bày, gồm các công đoạn chính là: lóc thịt, ngâm hóa chất và nhồi bông”.

2 con hải cẩu
Mẫu hai con hải cẩu bắt được tại vùng biển Quảng Ngãi và Quảng Bình năm 1998 - Ảnh: Nguyễn Chung

Ngày 27.1, sau khi nghe người dân thông báo có con cá nhám voi lớn dạt vào bờ biển xã Vạn Thắng, H.Vạn Ninh, các cán bộ của Viện Hải dương học đã tức tốc lên đường đến khu vực trên. Con cá nhám voi dài gần 6 m, nặng khoảng 1 tấn, sau khi dạt vào bờ không lâu thì chết. Đây là loài cá có trong sách đỏ nhưng giá trị dinh dưỡng về thịt, vây của loài cá này không cao nên người dân ít đánh bắt. Do cá lớn, các nhà khoa học phải thuê xe cẩu đến đưa con cá về Viện đồng thời ướp đá để đảm bảo cá trong tình trạng còn tươi.

Xe đưa cá về đến Viện lúc 3 giờ chiều. Việc thực hiện công đoạn lóc thịt cá không kịp trong ngày nên người ta đã mua 30 cây đá để ướp cá, nhằm giữ cho bộ da không bị hư. Sáng hôm sau, gần 10 người của Viện Hải dương học bắt đầu công đoạn lóc thịt con cá nhám voi.

loc thit ca nham
 Lóc thịt cá nhám voi - Ảnh: Trần Công

mau ca nham voi
Mẫu cá nhám voi bắt được năm 2005 tại vùng biển Phú Quý, dài hơn 5 m, nặng khoảng 1 tấn, đang được trưng bày tại Bảo tàng Hải dương học - Ảnh: Nguyễn Chung

Công đoạn lóc thịt, rút xương quả là “mệt mỏi”. Dụng cụ lóc thịt cá là những con dao mổ bình thường. Công đoạn này đòi hỏi người thực hiện phải khéo léo, tỉ mỉ. Nếu không có kỹ năng và kinh nghiệm sẽ dễ làm rách bộ da cá, khiến mẫu vật về sau mất tính thẩm mỹ. Cá lớn nên chúng tôi phải huy động lực lượng đông, vậy mà cũng mất gần 1 ngày mới xong”, anh Nghị nói.

Sau khi hoàn thành việc lóc thịt cá, người ta cho bộ da cá ngập trong một bể hóa chất là formol. Bộ da được ngâm hóa chất trong khoảng 2-3 tháng để ngấm formol, nhằm mục đích bảo quản, lưu giữ lâu dài. Sau khoảng thời gian trên, bộ da cá được lấy ra, rửa sạch, để thực hiện việc nhồi bông.

“Công đoạn nhồi bông rất khó khăn. Phải làm sao để con vật giống với hình dạng ban đầu. Không thể hì hục nhồi, mà phải vừa nhồi vừa uốn nắn. Có lúc nhồi xong nó ra hình con gì chứ không phải cá, chúng tôi phải tháo ra nhồi lại. Vừa làm cho tỉ mẫn để mẫu vật thật sinh động, nhưng vừa phải chạy đua với thời gian, vì nếu kéo dài quá, da cá sẽ khô lại, không tạo hình theo ý mình được”, anh Nghị cho biết.

Đối với con cá nhám voi vừa đưa về thì cần 300-400 kg bông để hoàn thiện mẫu vật. Các nhà “tạo mẫu cá” nhồi bông đến đâu thì lấy cước may lại đến đó. Công đoạn nhồi bông sẽ mất gần một tuần. Anh Nghị nói: “Nhồi bông phải dùng tay tiếp xúc trực tiếp, một tay áp vào da cá, một tay ấn bông. Nếu đeo găng tay thì rất khó làm, vì mất cảm giác, mẫu vật không đẹp được. Do da cá ngâm trong dung dịch formol thời gian dài, nên khi hoàn thiện việc nhồi bông thì tay chúng tôi bị xơ cứng, xù xì, sau đó bong da. Đó là chưa nói mùi formol rất kinh khủng”.

Chính vì mùi formol độc hại nên, các mẫu vật nhồi bông phải được để khô cả một tuần cho bốc hết mùi hóa chất, sau đó mới đem đi trưng bày.

Các nhà nghiên cứu thuộc Viện Hải dương học cho biết việc tạo mẫu vật không có trường lớp nào dạy. Do nhu cầu nghiên cứu khoa học và trưng bày cho khách tham quan nên các cán bộ của Viện đã tự mày mò làm, lâu rồi thành quen. Thế hệ này truyền lại cho thế hệ sau. Đến nay, Bảo tàng Hải dương học có khoảng 50 mẫu vật cá và sinh vật biển nhồi bông, phục vụ khách tham quan, như: cá nhám voi, cá mặt trăng, cá tầm, hải cẩu…

Báo Thanh Niên, 07/02/2016
Đăng ngày 08/02/2016
Nguyễn Chung
Nông thôn

Bình Định: Sản lượng thủy sản năm 2024 tăng 2,7% (tăng 7.647,7 tấn) so với năm 2023

Trong năm 2024, tỉnh Bình Đinh tiếp tục tăng cường công tác nuôi trồng, khai thác thủy sản gắn với các biện pháp bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản; nhân rộng các mô hình nuôi tôm công nghệ cao tại một số địa phương ven biển.

Cá ngừ
• 09:47 20/01/2025

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025

Ngày 03/01/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nhá tôm
• 10:11 10/01/2025

Nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch: Xu hướng bền vững cho năm 2025

Trong bối cảnh toàn cầu hướng tới phát triển bền vững, Việt Nam đang chứng kiến sự trỗi dậy của các mô hình kết hợp kinh tế và bảo vệ môi trường. Một trong số đó là "nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch" – giải pháp mang lại lợi ích kép.

Mô hình nuôi
• 09:39 02/01/2025

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 13:45 26/12/2024

Nhu cầu tiêu thụ thủy sản hữu cơ tại các nước phát triển

Trong xu hướng tiêu dùng bên vực, ngày càng nhiều quốc gia phát triển chú trọng đến sản phẩm hữu cơ, bao gồm cả thủy sản. Sản phẩm hữu cơ được đánh giá cao nhờ quy trình sản xuất an toàn, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và giảm thiểu tác động đến môi trường.

Thủy sản
• 21:19 27/01/2025

Lợi ích kinh tế và mô hình nuôi cá lóc hiệu quả cho nông dân

Trong bối cảnh phát triển bền vững ngành nông nghiệp, việc kết hợp giữa nuôi trồng thủy sản và canh tác truyền thống đang trở thành xu hướng.

Nuôi cá lóc
• 21:19 27/01/2025

Khoáng tạt và khoáng trộn: Ưu và nhược điểm từng loại

Trong nuôi tôm, cung cấp đầy đủ khoáng chất là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển và sinh trưởng đồng đều của tôm. Hiện nay, người nuôi thường sử dụng hai hình thức bổ sung khoáng chất: khoáng tạt và khoáng trộn. Mỗi hình thức đều có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với tùy tình huống và mục đích sử dụng.

Khoáng cho tôm
• 21:19 27/01/2025

Tép hòa vị Tết 2025: Cách làm chả cá thác lác dai ngon đúng chuẩn cho ngày Tết

Chả cá thác lác là món ăn quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam, nổi bật với hương vị thơm ngon, dai giòn đặc trưng và cực kỳ bổ dưỡng. Làm chả cá thác lác tưởng chừng đơn giản nhưng để đạt được độ dai ngon đúng chuẩn, người làm cần nắm rõ từng bước từ chọn nguyên liệu đến chế biến.

Chả cá thác lác
• 21:19 27/01/2025

Áp dụng nhiều công nghệ mới để chống khai thác IUU

Sáng ngày 14/1/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị lần thứ 12 về chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu lần thứ 5. Phó Thủ tướng chỉ đạo, áp dụng nhiều công nghệ mới để tăng cường quản lý đội tàu cá. Một số chuyên gia cho biết, Ấn Độ đã sử dụng máy bay không người lái để giám sát tàu cá, ngăn chặn khai thác IUU.

Tàu thuyền
• 21:19 27/01/2025
Some text some message..