Lời giải cho vùng nuôi nghêu Gò Công: Ương con giống cỡ lớn

Trong 3 năm liên tiếp, người nuôi nghêu ở vùng biển Gò Công (Tiền Giang) bị thiệt hại nặng do nghêu chết hàng loạt. Để khắc phục tình trạng này, giải pháp ương nghêu giống cỡ lớn để đảm bảo thời gian nuôi chỉ còn 6 tháng đã được nhiều hộ áp dụng và bước đầu thành công. Tuy nhiên, nguồn nghêu giống cỡ lớn lại đang thiếu, chưa đáp ứng đủ nhu cầu.

nuôi nghêu, nghêu giống, Gò Công
Ảnh minh họa

Thiếu nghêu giống cỡ lớn

Ông Trần Văn Vinh có thâm niên nuôi nghêu hàng chục năm, với trại sản xuất nghêu giống nổi tiếng ở ấp Cầu Muống, xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông, đúc kết kinh nghiệm: Hiện nay vùng biển này chỉ còn nuôi nghêu thịt được khoảng 6 tháng, để đạt hiệu quả chỉ nên thả nghêu giống từ tháng 5-6 dương lịch và thu hoạch vào tháng 12, chậm nhất là kéo dài đến tháng 1 năm sau.

Thực tế, từ năm 2011 đến nay, Tổng cục Thủy sản cũng như ngành chức năng địa phương đã khuyến cáo người nuôi tuyệt đối không thả nuôi nghêu từ tháng 1 - 3 âm lịch để tránh thời điểm nghêu chết hàng loạt.

Để đáp ứng mùa vụ thả nuôi ngắn, người nuôi cần có nghêu giống cỡ 100-120 con/kg.Tuy nhiên, hiện nay, nghêu giống cỡ lớn, khoảng 100 con/kg rất khan hiếm. Hầu như nghêu giống loại này chỉ được thu hoạch từ những bãi nuôi nghêu thịt có mật độ quá dày nên không thể đáp ứng được nhu cầu thả nuôi của người dân.

Đến thời điểm này, nuôi nghêu vẫn là nghề mang lại thu nhập cao cho nông dân. Ông Nguyễn Văn Nhịn, người có 4 sân nuôi nghêu với diện tích 50-60ha ở ấp Cầu Muống, khẳng định: “Hiện nuôi nghêu vẫn là lựa chọn số một”.

Theo tính toán của ông Nhịn, hiện nay, vốn đầu tư cho 1ha nuôi nghêu khoảng 100-150 triệu đồng, trong đó nghêu giống chiếm 80-85%. Năng suất nghêu nuôi khu vực này đạt 20-25 tấn/ha, với giá nghêu bình quân 20.000 đồng/kg thì doanh thu từ 1ha nghêu là  400-500 triệu đồng. Trừ chi phí, người nuôi vẫn còn lãi 250-400 triệu đồng/ha.

Giải pháp cho con nghêu

Hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi nghêu đã thấy rõ. Vấn đề còn lại là làm sao có đủ nguồn nghêu giống kích cỡ lớn để đảm bảo thời gian từ khi thả giống đến khi thu hoạch chỉ gói gọn trong  6 tháng.

Liên quan đến vấn đề này, ông Vinh cho biết, hiện ông đang kết hợp với các nhà khoa học nghiên cứu quy trình ương nghêu giống trong ao theo mô hình khép kín bằng cách chỉ lấy nước vào ao một lần để tránh tác động từ môi trường bên ngoài, đồng thời chủ động cung cấp tảo nhân tạo để làm nguồn thức ăn cho nghêu. Đến khi nghêu đạt cỡ 100-120 con/kg sẽ bán cho nông dân.

Theo ông Vinh, ưu điểm của mô hình này là chỉ lấy nước một lần khi các yếu tố môi trường thuận lợi và nguồn thức ăn của nghêu là tảo nhân tạo nên hoàn toàn cách biệt với tự nhiên. Chính vì vậy, khi nghêu ngoài tự nhiên chết thì nghêu trong ao vẫn bình thường. “Đây có thể coi là mô hình gia hóa nghêu giống bởi nghêu  tách biệt với môi trường tự nhiên và được con người cung cấp thức ăn một cách chủ động”, ông Vinh nói.

Một chuyên gia ngành nông nghiệp cho biết, nếu được đầu tư bài bản, nghiên cứu đến nơi đến chốn thì hoạt động sản xuất, ương dưỡng nghêu giống có thể nói là siêu lợi nhuận, bởi hiện nay một số trại sản xuất nghêu giống quy mô đầu tư chỉ dưới 1 tỷ đồng, có quy trình sản xuất giống chỉ đạt tỷ lệ sống khoảng 15% nhưng lợi nhuận đã đạt tới 5-6 tỷ đồng/năm.

Để giải quyết vấn đề con giống cho các cùng nuôi nghêu, nhất là con giống kích cỡ lớn, thiết nghĩ Nhà nước cần có quy hoạch “khu công nghiệp” sản xuất, ương dưỡng nghêu giống ở những vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi (chẳng hạn vùng nuôi nghêu không chết các năm qua ở  xã Phú Tân, huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang); có chính sách ưu đãi về vốn, nguồn nhân lực, khoa học công nghệ, thuế… giống như các khu công nghiệp khác để thu hút mọi người, mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào việc nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh con nghêu.

Nếu làm được điều này thì không chỉ góp phần phát triển kinh tế địa phương, cung ứng đủ lượng nghêu giống cỡ lớn giúp nghề nuôi nghêu phát triển bền vững, đem lại nguồn ngoại tệ từ hoạt động chế biến nghêu xuất khẩu mà còn tạo việc làm cho hàng chục ngàn lao động.

kinhtenongthon.com.vn
Đăng ngày 24/04/2013
thành công
Nông thôn

Tôm tít đầy "Tiềm năng" cho đối tượng nuôi mới

Đa dạng loài vật nuôi và nuôi biển là mục tiêu ngành nuôi trồng thủy sản hướng tới trong tương lai. Tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm hùm,… đây là một số loài tôm biển được nuôi chính ở nước ta hiện nay, bên cạnh đó tôm tít là loài tôm rất có triển vọng nhưng vẫn chưa được biết đến nhiều.

Tôm tít
• 10:10 05/07/2023

Lịch sử nuôi trồng thủy sản

Cùng Tép Bạc tìm hiểu trong khoảng một thập kỷ qua, đã có những sự gia tăng và phát triển nào trong nuôi trồng thủy sản trên toàn cầu.

Nuôi tôm
• 16:51 04/07/2023

Loài tôm lạ tuy nhỏ bé nhưng tác động lớn tới khí hậu toàn cầu

Nam Cực là một trong những lục địa xa nhất nằm ở phía Nam của Trái đất. Và một trong những loài vật được tìm thấy ở Nam Cực đã thay đổi hoàn toàn sự hiểu biết của các nhà khoa học chính là tôm Krill. Vì sao họ lại nhận định như vậy?

Tôm Krill
• 11:05 23/11/2022

Google sử dụng AI theo dõi "sức khỏe" của các rạn san hô

Google đang sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để giúp các nhà khoa học sàng lọc các đoạn âm thanh ghi âm dưới đại dương trong một dự án nhằm theo dõi "sức khỏe" của các rạn san hô thông qua những âm thanh này.

San hô
• 11:20 14/11/2022

Bình Định xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong phát triển nuôi tôm

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định đã ban hành quyết định phê duyệt kết quả đánh giá sơ bộ năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư Công ty TNHH Thông Thuận, ở xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong (tỉnh Bình Thuận) đăng ký thực hiện Dự án Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm xã Mỹ Thành (huyện Phù Mỹ).

Nuôi tôm công nghệ cao
• 14:24 30/11/2023

Hội thảo đánh giá mô hình nuôi cá thát lát cườm thương phẩm trong hồ chứa thủy lợi

Ngày 17.11, tại huyện Vĩnh Thạnh, Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức hội thảo tổng kết đánh giá kết quả triển khai thực hiện mô hình nuôi cá thát lát cườm thương phẩm trong hồ chứa thủy lợi gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm.

Cá thát lát cườm
• 08:00 25/11/2023

Nỗi lo về đầu ra của tôm hùm bông

Tỉnh Khánh Hòa là một trong những khu vực đặc trưng với nghề nuôi tôm hùm. Tuy nhiên, với hiện trạng rớt giá và đầu ra không ổn định như hiện nay đã trở thành nỗi lo lắng chung của tất cả người nuôi tôm hùm tại đây.

Tôm hùm bông
• 10:13 30/10/2023

Công ty TNHH Việt Úc - Phù Mỹ, nuôi tôm công nghệ cao tại Bình Định

Những năm gần đây, trước nhu cầu về tôm nguyên liệu cho chế biến phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu ngày càng tăng.

Nuôi tôm cnc
• 09:00 29/10/2023

Tác dụng của các probiotic chức năng trong phòng trị bệnh đốm trắng

Vì tôm thiếu hệ thống miễn dịch đáp ứng nên loài này buộc phải dựa hoàn toàn vào hệ thống miễn dịch bẩm sinh để bảo vệ chúng, bao gồm phản ứng tế bào và thể dịch nhằm tích cực tìm kiếm và tiêu diệt bất kỳ chất lạ nào có thể đe dọa vật chủ.

Probiotic
• 09:20 05/12/2023

Những nơi ngắm san hô tuyệt đẹp ở Việt Nam

Với địa lợi là đường bờ biển dài 3260km, Việt Nam có được hệ sinh thái biển đa dạng, phong phú. Trong số đó, nước ta đặc biệt sở hữu những địa điểm ngắm nhìn san hô tuyệt vời hứa hẹn sẽ làm nao lòng du khách.

Những loài san hô tuyệt đẹp dưới đại dương
• 09:20 05/12/2023

Diệt khuẩn và kìm khuẩn trong ao nuôi tôm

Trong quá trình nuôi tôm, việc diệt khuẩn và kìm khuẩn đóng vai trò quan trọng trong công việc bảo vệ sức khỏe và phát triển tôm. Có rất nhiều phương pháp và sản phẩm được sử dụng để đảm bảo cho môi trường nuôi không thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn, từ đó giúp tăng cường năng lực nuôi tôm và đảm bảo chất lượng.

Diệt khuẩn
• 09:20 05/12/2023

Nuôi tôm mô hình "Siêu lợi nhuận - Siêu rủi ro"

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, đóng góp đáng kể cho GDP và xuất khẩu của cả nước. Trong những năm gần đây, nuôi tôm siêu thâm canh được phát triển mạnh mẽ, mang lại lợi nhuận cao cho người nuôi. Tuy nhiên, mô hình này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, khiến người nuôi phải đối mặt với nhiều thách thức.

Siêu lợi nhuận - Siêu rủi ro từ con tôm
• 09:20 05/12/2023

Các tác nhân ảnh hưởng đến hàm lượng oxy hòa tan

Trong quá trình nuôi, việc duy trì hàm lượng oxy hòa tan đủ là rất quan trọng để tránh tình trạng tôm cá chết hàng loạt do thiếu oxy hòa tan. Nhưng hàm lượng oxy hòa tan sẽ bị một số tác nhân làm ảnh hưởng, từ đó sự sống và phát triển của các loài sinh vật trong ao bị đe dọa.

Oxy hòa tan
• 09:20 05/12/2023