Lợi ích của máy cho tôm ăn tự động

Theo ông Txomin Azpeitia Badiola (chuyên gia công nghệ nuôi trồng thủy sản), trong thập niên vừa qua, công nghệ cho ăn tự động đã được ứng dụng rộng rãi tại các quốc gia khu vực Đông Nam Á, đặc biệt phát triển mạnh tại Thái Lan - quốc gia nổi tiếng về nuôi tôm thâm canh với mật độ cao. Lần đầu tiên, máy cho tôm ăn tự động Blue Aqua đã ra đời tại Thái Lan, mang lại nhiều lợi ích cho nghề nuôi tôm.

máy cho tôm ăn tự động

Ông Txomin Azpeitia Badiola cho biết, do chi phí mua thức ăn chiếm hơn nửa tổng chi phí trong nuôi tôm nên việc sử dụng máy cho ăn tự động giúp tiết kiệm lượng thức ăn sẽ làm giảm chi phí so với việc cho ăn thủ công. Phương pháp cho ăn truyền thống, sử dụng tay để rải thức ăn, thường khó kiểm soát lượng thức ăn thừa, gây ô nhiễm môi trường nước và đáy ao. Ngược lại, việc dùng máy cho ăn tự động sẽ giúp chia nhỏ lượng thức ăn trong ngày thành nhiều lần. Phạm vi rải thức ăn được căn cứ vào đặc tính của loại thức ăn sử dụng và vị trí đặt máy cho ăn tự động trong ao. Cách cho ăn liên tục nhiều lần trong ngày như vậy giúp tôm "bắt" được viên thức ăn trước khi viên thức ăn chìm xuống đáy ao, nhờ đó làm giảm ô nhiễm nguồn nước. Hơn nữa, với máy cho tôm ăn tự động, tất cả các kích cỡ tôm đều nhận được thức ăn.

Khi sử dụng loại máy này, người nuôi tôm có thể dễ dàng điều chỉnh lượng thức ăn và khoảng cách giữa các lần cho ăn nhằm thực hiện việc rải thức ăn đạt được hiệu quả cao nhất - tôm được ăn đủ, không có thức ăn thừa tích tụ ở đáy ao. Nhìn chung, phương pháp quản lý‎‎ thức ăn này không những tiết kiệm chi phí sản xuất mà còn đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng của tôm và rút ngắn thời gian nuôi. Tôm phát triển đồng đều nên giảm độ chênh lệch kích cỡ tôm khi thu hoạch.

Không như phương pháp cho ăn thủ công, máy cho ăn tự động làm giảm sự biến động của các chỉ tiêu chất lượng nước như ô xy hòa tan, amoniac, nitric… và làm giảm các khu vực kỵ khí trong ao do làm giảm sự tích tụ chất thải, thức ăn dư thừa. Lắp đặt hệ thống cho ăn tự động khiến chất lượng nước được cải thiện và tôm được cho ăn liên tục nên đảm bảo tôm sẽ khỏe mạnh hơn. Đồng thời, việc cải thiện chất lượng nước cũng giúp hạn chế dịch bệnh, làm giảm nguy cơ tôm chết. Bên cạnh đó, lợi nhuận gia tăng do tiết kiệm được chi phí nhân công và giá thành sản xuất.

Vị trí đặt máy cho tôm ăn tự động trong ao nuôi

Có nhiều cách để lắp đặt máy nhưng cách phổ biến nhất là đặt máy trên các bè tự chế hoặc trên các bục nổi. Trong thực tế, có những hộ nuôi tôm đã đặt máy trên các thùng rỗng hoặc các ống tròn buộc lại, hoặc tận dụng phần nổi của hệ thống quạt nước đã tháo dỡ. Các bè nổi này được cố định dọc theo một hoặc hai cạnh của ao.

Cách thứ hai là đặt máy cho ăn tự động lên các cọc cắm cố định trong ao. Lưu ý: 1-Khoảng cách từ các cọc cắm cố định này đến bờ ao phải lớn hơn bán kính lớn nhất khi máy rải thức ăn, ví dụ nếu bán kính rải thức ăn cực đại của máy là 12m thì phạm vi từ các cọc đến bờ ao phải là 12,5m để đảm bảo thức ăn được rải đều trong ao nuôi; 2-Hệ thống quạt nước phải đặt ngoài quỹ đạo rơi của viên thức ăn. Khoảng cách tối thiểu là 1,5m bên ngoài vùng rải thức ăn nhằm tránh dòng chảy quá mạnh, tôm khó bắt mồi.

Về khoảng cách của máy cho ăn tự động so với mặt ao cũng là vấn đề phải lưu ý. Nếu đặt máy quá cao thì khi máy vận hành, thức ăn sẽ được rải với phạm vi xa hơn. Ngược lại, nếu đặt quá gần mặt nước, phạm vi rải thức ăn bị thu hẹp, tạo nên các khu vực tập trung cho ăn làm ảnh hưởng đến chất lượng nước và sự phân kích cỡ của tôm. Máy cho ăn nên được lắp đặt cao tối thiểu 50cm so với mặt nước trong ao. Khoảng cách này sẽ còn phải dựa vào công suất của máy, loại thức ăn và kích cỡ của viên thức ăn.

Mỗi máy cho ăn tự động có thể đáp ứng được 500-700 nghìn con. Người nuôi cần căn cứ số lượng tôm nuôi trong ao để quyết định số máy cần lắp. Tuy nhiên, ở những ao sử dụng nhiều máy, cần chú ý tránh chồng chéo phạm vi rải thức ăn. Nếu ao quá dài và nước cạn thì nên lắp máy đối diện nhau. Tóm lại, khi lắp đặt máy cho tôm ăn tự động phải lưu ý tới tất cả những điều này. Ngoài ra, cần nghiên cứu số lượng thức ăn cho vào, thương hiệu của sản phẩm thức ăn…

Thời điểm sử dụng máy cho ăn tự động

Trong thời gian đầu của quá trình nuôi, tôm ăn thức ăn bột mịn nên người nuôi có thể sử dụng cách cho ăn thông thường (dùng tay vảy thức ăn khắp bề mặt ao). Hai tuần sau khi thả giống (trong khoảng từ ngày thứ 15-25) là thời điểm phù hợp để bắt đầu sử dụng máy cho tôm ăn tự động. Hình dạng viên thức ăn là dạng mảnh hay dạng viên thì người sử dụng máy cũng cần phải hiệu chỉnh máy để việc cho ăn được thực hiện hiệu quả nhất. Việc hiệu chỉnh này đã được nhà sản xuất chỉ dẫn kỹ trong bảng hướng dẫn để phù hợp với từng loại thức ăn.

Các máy cho ăn tự động có thể hoạt động 24 giờ trong ngày. Nhưng thường được dùng khoảng 10-14 giờ, tránh sử dụng buổi tối vì lúc đó hàm lượng ô xy hòa tan giảm và cũng là thời điểm mà tôm tìm đến thức ăn tự nhiên trong ao.

Chế độ tự động điều khiển máy cho ăn

Hệ thống vi điện tử tích hợp các thông số liên quan đến thức ăn, gồm: chủng loại thức ăn, số lượng thức ăn, thời gian cho ăn và khoảng cách giữa các lần cho ăn. Khoảng thời gian rải thức ăn sẽ được máy tự động xác định. Trong tháng đầu tiên, thức ăn sẽ được rải thường xuyên với lượng thức ăn nhỏ. Thời gian sau, khi tôm đã lớn hơn, lượng thức ăn trong mỗi lần sẽ tăng lên, nhưng số lần cho ăn giảm.

Tuy máy được thiết kế để tự động vận hành nhưng người nuôi cũng cần theo dõi và điều chỉnh lượng thức ăn cho hiệu quả. Cụ thể là: đặt 02 vó cho ăn tại mỗi máy cho ăn tự động (đặt ở phía trước và phía sau cách 15cm so với máy cho ăn). Đối với khu vực rải thức ăn, nên đặt một vó gần và một vó cách 6-8m so với máy. Khẩu phần, thời gian và tần suất cho ăn nên được hiệu chỉnh dựa vào sự quan sát thức ăn còn lại trong các vó kiểm tra. Lượng thức ăn có thể tăng hoặc giảm 2-3% dựa theo nhu cầu ăn của tôm. Có thể định kỳ cân tôm và ước đoán tỷ lệ sống để có thêm thông tin điều chỉnh lượng ăn phù hợp nhất.

Theo blueaquaint/Tổng cục thủy sản, 18/12/2013
Đăng ngày 19/12/2013
Nhật Linh
Kỹ thuật

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

Lab lab trong ao tôm và cách phòng trị hiệu quả

Lab lab tập hợp thủy sinh bao gồm tảo, vi sinh vật và nguyên sinh động vật phát triển trong ao tôm. Tập hợp này được gọi bằng một thuật ngữ (có xuất xứ từ Philippines) là lab lab.

Nước ao tôm
• 09:47 22/04/2024

Nhiệt độ và các yếu tố khác ảnh hưởng đến màu sắc tôm như thế nào?

Có thể bà con đã từng tự hỏi vì sao tôm lại có nhiều màu sắc khác nhau như vậy? Liệu màu sắc có thực sự ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng của chúng không? Điều gì tác động từ môi trường bên ngoài có thể ảnh hưởng đến chất lượng, màu sắc của tôm và làm thế nào chúng ta có thể nhận biết được?

Tôm thẻ
• 09:45 22/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 11:20 19/04/2024

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 09:46 16/04/2024

Chiết xuất Yucca giúp tăng cường sức khỏe vật nuôi, cải thiên chất lượng nước ao nuôi

Cây Yucca schidigera thuộc họ Agavaceae là dòng cây bản địa ở sa mạc Mojave và sa mạc Sonoran thuộc đông nam California, ở nam Nevada, tây Arizona. Mặt khác, nó cũng là loài bản địa ở Mexico.

Cây Yucca
• 23:36 23/04/2024

Tuyên truyền pháp luật về biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển

Trong 03 ngày, từ 22 – 24/4/2024, tại các xã Cát Tiến, Cát Khánh (huyện Phù Cát) và phường Tam Quan Nam (thị xã Hoài Nhơn), Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định tổ chức tuyên truyền một số văn bản pháp luật quy định về biển, biên giới trên biển và các vấn đề có liên quan đến biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển trên địa bàn tỉnh.

Biển đảo Việt Nam
• 23:36 23/04/2024

Ra khơi đi tìm kho báu dưới đáy biển

Trào lưu "ra khơi tìm kho báu"  đang xuất hiện rầm rộ và làm dậy sóng cộng đồng mạng những ngày qua, kho báu này có xác thực hay không thì còn là một ẩn số. Tuy nhiên, trong bài viết dưới đây, Tép Bạc sẽ giúp bạn đọc 4 kho báu có thật dưới lòng đại dương. Mời bạn đọc cùng tham khảo nhé!.

Lặn biển
• 23:36 23/04/2024

Giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi trồng thủy sản

Biến đổi khí hậu là một mối đe dọa lớn đối với sản xuất lương thực toàn cầu - bao gồm thủy sản và nuôi trồng thuỷ sản. Nó trực tiếp tác động, làm thay đổi các yếu tố môi trường sinh thái của động vật thủy sản ngoài tự nhiên và trong ao nuôi, do đó ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản
• 23:36 23/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 23:36 23/04/2024