Lợi ích kép từ nuôi ghép trong vuông tôm

Để vuông nuôi tôm sú quảng canh sạch rong và phòng trừ mầm bệnh gây hại cho tôm mà không dùng hóa chất ông Đặng Văn Còn , ngụ ấp Mương Đào C, xã Vân Khánh ( An Minh) áp dụng mô hình nuôi ghép cá đối, cá trắm cỏ trong vuông tôm cho hiệu quả cao.

Lợi ích kép từ nuôi ghép trong vuông tôm
Mô hình nuôi ghép mang lại lợi ích kép về dịch bệnh và hiệu quả. Hình minh họa.Tep Bac

Ông Đặng Văn Còn cho biết: “nuôi ghép tôm sú với cá đối, cá trắm cỏ rất có lợi. Sau khi thả nuôi xen cá đối môi trường nước trong sạch hơn, con tôm phát triển tốt, không xảy ra dịch bệnh như trước. Ngoài 2 triệu đồng tiền mua cá giống thì không phải tốn tiền thức ăn cho cá.  Cuối vụ ông còn thu được 600kg cá đối và 1 tấn cá trắm cỏ.”

Theo ông còn, cá đối có thể sinh trưởng tốt ở cả môi trường nước lợ, nước mặn, nước ngọt, có thể chịu được nước có độ mặn 40o/oo. Thức ăn chủ yếu của cá đối là mùn bã hữu cơ, các loài tảo, ấu trùng và nhuyễn thể… Đây là những tác nhân gây ô nhiễm môi trường nước và nuôi dưỡng mầm bệnh gây hại đối với các loài thủy sản. Vì vậy việc nuôi ghép cá đối trong nuôi tôm làm cân  bằng hệ sinh thái giúp nguồn nước sạch tảo và các loại ấu trùng gây hại, hạn chế dịch bệnh xảy ra trên tôm.

“Trước đây thấy rong mền, rong nhớt trong ao tôi thường rất lo lắng vì rong phát triển ảnh hưởng đến hoạt động của tôm, gây biến động môi trường nước. Khi phát triển quá nhiều, rong sẽ chết, nổi lên mặt ao, nếu không kịp thời xử lý xác rong phân hủy sẽ làm ôi nhiễm chất lượng nước trong vuông tôm. Giờ thì có rong bao nhiêu cá trắm cỏ ăn hết bấy nhiêu nên nhẹ lo” ông cho hay.

Ngoài ra việc nuôi cá kết hợp tôm làm sạch môi trường còn giảm chi phí sử dụng hóa chất cải tạo ao và thuốc kháng sinh ngừa bệnh cho tôm.

Năm 2014 ông còn được trạm khuyến nông An Minh hướng dẫn cá trắm cỏ, cá đối và vuông tôm quảng canh. Sau vụ đầu nuôi ghép cá và tôm thấy hiệu quả, ông còn tiếp tục duy trì mô hình này cho đến nay. Cá trắm cỏ phải thả nước ngọt và thích hợp với vuông tôm có nhiều rong. Lúc mới thả, cá trắm cỏ cỡ ngón tay út. Sau 6 tháng nuôi cá đạt trọng lượng từ 1-2con/kg và bắt đầu thu hoạch. Còn cá đối thả khoảng tháng 4 hàng năm, sau 6 tháng nuôi cá đạt trọng lượng 8con/kg. Giá cá đối 35.000đ/kg, cá trắm cỏ 12.000đ/kg.

Nhờ duy trì mô hình nuôi ghép cá đối cá trắm cỏ trong vuông tôm  nên từ 2015 đến này ông Còn thu hơn 2 tấn tôm nguyên liệu từ 3ha nuôi tôm lợi nhuận từ 200 – 300 triệu đồng và thu gần 40 triệu cá đối và cá trắm cỏ.

Đăng ngày 21/06/2017
TH . Báo Kiên Giang
Nông thôn

Chuyển giao kỹ thuật nuôi biển công nghiệp

Từ ngày 12 – 15/11/2024, tại thành phố Nha Trang, Tổng cục Thuỷ sản phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương, Đại học Cần Thơ, Đại học Nha Trang và Quỹ Thiện tâm (Tập đoàn Vingroup).

Ông Trần Đình Luân
• 09:57 13/11/2024

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Top 5 men vi sinh xử lý nước chất lượng và đáng tiền nên tham khảo nhất

Từ lâu, men vi sinh đã và đang được nhiều bà con tích cực ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản. Bằng cách cải thiện chất lượng môi trường nuôi, nâng cao sức khỏe và năng suất của vật nuôi, men vi sinh không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho người nuôi.

Ủ men vi sinh
• 18:47 17/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 18:47 17/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 18:47 17/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 18:47 17/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 18:47 17/11/2024
Some text some message..