Lợi ích lớn của tảo

Hiện nay, có hơn 40 loài vi tảo đã được xác định là thành phần thức ăn với hàm lượng dinh dưỡng cao được sử dụng rộng rãi trong ngành Nuôi Trồng Thủy Sản. Tiêu biểu là các loài như tảo khuê, tảo lam, tảo lục, tảo Silic.

Laurencia
Laurencia, một giống tảo biển màu đỏ. (Ảnh: Wikipedia.com)

Những loài tảo này đa phần rất dễ nuôi sinh khối và còn thân thiện với môi trường. Chính vì thế, nhu cầu sử dụng chúng trong hoạt động nông nghiệp ngày càng cao, đặc biệt là dùng cho ương nuôi các loại ấu trùng thủy sản với kích cỡ miệng nhỏ.

1. Là nguồn dinh dưỡng chất lượng trong sản xuất nhân tạo giống thủy hải sản.

   -    Tảo Skeletonema costatum và tảo Chaetoceros sp là thức ăn khởi đầu tiên quyết rất quan trọng không chỉ cho ấu trùng tôm từ giai đoạn Zoea đến giai đoạn Postlarvae mà còn ở cả những giai đoạn sau đó.

   -    Sử dụng tảo Chaetoceros calcitrans tươi làm thức ăn bổ sung cho ấu trùng tôm thẻ chân trắng đem lại tỉ lệ sống cao, dễ tiêu hóa, tăng trưởng tốt, phù hợp với cỡ miệng của tất cả các loại ấu trùng.

   -     Sử dụng tảo Isochrysis galbana, Nannochloropsis oculata, Chaetoceros mueller dùng để nuôi luân trùng cũng như ấu trùng một số đối tượng như: tôm, cua, điệp quạt, điệp seo, bào ngư, trai ngọc, ốc hương, tu hài, sò huyết, hải sâm…đồng thời tạo môi trường nước xanh, điều hòa các khí hòa tan, cân bằng độ đục cần thiết và ổn định pH của môi trường nuôi.

   -   Tảo Chaetoceros là loại thức ăn tươi sống tốt nhất cho Artermia – ảnh hưởng đến tỉ lệ sống, sinh trưởng và phát triển của Artermia.

   -    Đặc biệt là tảo khuê Chaetoceros calcitrans và tảo Platymonas lutheri chứa hàm lượng EPA cao và tảo Pavlova spIsochrysis spp chứa DHA cao đã giải quyết được phần nào khó khăn về cung cấp chất dinh dưỡng đầy đủ chất lượng và số lượng cho việc nuôi trồng thủy hải sản.

2. Tác dụng tốt với môi trường

      - Tảo là sinh vật có khả năng sử dụng trực tiếp các chất vô cơ để tổng hợp lên chất hữu cơ trong cơ thể nhờ quá trình quang hợp. Chính vì thế, tảo là mắt xích đầu tiên trong chuỗi thức ăn, tham gia vào chu trình chuyển hóa vật chất và năng lượng từ bậc thấp đến bậc cao. Khi tảo trong nước quang hợp chúng sẽ tạo ra oxi, góp phần làm giảm khí độc và giúp tôm ăn khỏe, lột xác nhanh.

     - Ngày nay, sự cạn kiệt các nguồn năng lượng hóa thạch cùng với sự gia tăng của ô nhiễm môi trường dẫn tới cần phải tìm ra một nguồn nhiên liệu sinh học mới. Chlorella vulgaris là loại tảo chứa hàm lượng lipid cao được ưu tiên dùng trong đề tài chế tạo biodiesel, nhựa dẻo,  nghiên cứu ảnh hưởng của một số điều kiện môi trường đến năng suất thu hồi dầu, đồng thời định hướng nuôi trong môi trường nước thải -  tiềm năng cho mục tiêu kết hợp xử lý nước thải, tận dụng CO2 từ khí thải sao cho phù hợp với điều kiện khí hậu Việt Nam.

     -   Ngoài ra, tảo Chlorella còn có khả năng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn Vibrio.

    -   Tảo lục (Chlorella) tạo màu xanh lá chuối non, tảo khuê (Chaetoceros), tảo Silic (Skeletonema) tạo màu vàng vỏ đậu xanh. Đây là 2 màu nước thích hợp nhất cho hoạt động nuôi, thể hiện môi trường phong phú về chủng loại thức ăn tự nhiên, cân bằng các yếu tố, phương trình sinh lý, sinh hoá, ít các loài tảo độc, rong độc, giàu dưỡng chất.

      - Như vậy, trong ao lưu giữ và ổn định tảo đồng nghĩa với mô hình bền vững, ổn định, có hiệu quả kinh tế, giảm đáng kể hệ số thức ăn, hạ giá thành sản xuất, rút ngắn thời gian nuôi, tăng tỷ lệ sống dẫn tới tăng hiệu quả kinh tế.

     -  Mỗi cá thể tảo là một nhà máy sinh học nhỏ xíu sử dụng quá trình quang hợp để chuyển hóa CO2 và ánh nắng thành năng lượng.
Ngoài ra, do tảo có khả năng tách nitơ ra khỏi không khí và nước, người ta có thể tạo ra nitơ nguyên chất với chi phí cực rẻ.

   - Tảo sẽ trở thành nguồn nhiên liệu hyđrô chủ chốt trong tương lai vì nó có chứa một loại enzim có tên là hydrogenase (enzyme xúc tác bổ sung hyđrô cho một hợp chất trong phản ứng khử).

3. Là thực phẩm chức năng tốt nhất

Tảo spirulina có hàm lượng Protein chiếm 60 – 70 % trọng lượng khô, đây là loại thực phẩm chức năng tốt nhất hiện nay được chế tạo từ thiên nhiên chống xơ vữa  động mạch, điều hòa huyết áp, bảo vệ gan và các tế bào thần kinh, giúp cho cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh. Spirulina có các loại vitamin nhóm B, hàm lượng vitamin B12, caroten, phycoyanin, các nguyên tố vi lượng như K, Mg, Fe, Mn, Zn có lợi cho hoạt động của hệ thần kinh và tim mạch, chống lão hóa ngăn ngừa bệnh ung thư và kích thích sự đáp ứng miễn dịch của cơ thể đối với các tác nhân có hại từ bên ngoài. Đặc biệt - kẽm (Zn) và các acid amin: tryptophan, arginin có trong tảo giúp tăng cường khả năng hoạt động tình dục, tăng cảm giác hưng phấn tình dục ở nam giới.

-    Dùng tảo spirulina còn giúp tăng cường hệ tiêu hóa, chứa 18 loại axit amin dễ tiêu hóa, chức năng bài tiết, hạn chế những vi khuẩn gây hại như E.coli, nấm Cadida và kích thích những lợi khuẩn như Lactobacillus và Bifidobacterium, làm mặt nạ chăm sóc da rất tốt.

thực phẩm chức năng spirulina
Thực phẩm chức năng từ tảo Spirulin

- Tảo Platensis có hàm lượng protein lên đến hơn 65%, ít lipid và chứa nhiều beta-caroten và các tiền sinh tố A, D, B12 là nguyên liệu cơ bản cho các chế phẩm dinh dưỡng và dược liệu.

     Do tảo với những công dụng thực sự hữu ích như trên đã khiến các nước trên thế giới và cả Việt Nam đang dần hoàn thiện các môi trường nuôi sinh khối lớn đáp ứng lại nhu cầu mà ngành NTTS đòi hỏi trong tương lai để thay thế cho những loại thức ăn công nghiệp, vừa rẻ và không gây hại tới môi trường.

Đăng ngày 20/02/2013
KS. Nguyễn Thị Minh Phương
Kỹ thuật

Top các phần mềm quản lý trang trại NTTS (Phần 1)

Mới đây, trang web NeuroSYS đã xếp hạng các công ty hàng đầu cung cấp phần mềm quản lý trang trại dựa trên công nghệ cho ngành NTTS, xem xét tính hiệu quả, sự đổi mới và tác động của sản phẩm đối với ngành.

Công nghệ nuôi trồng thủy sản
• 17:24 04/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Loài cá xém tuyệt chủng- Nay đã được nhân giống thành công!

Nuôi cá hiếm trên sông không chỉ vì lợi ích kinh tế, một người đàn ông ở miền Tây có mong muốn bảo tồn và nhân giống những loài cá có nguy cơ tuyệt chủng.

Cá chốt chuột và cá trạch lửa
• 09:50 09/02/2023

Lưu giữ con cua lớn nhất tại hội Cua Cà Mau

Phân viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản Nam Sông Hậu lưu giữ chú cua khủng đạt giải nhất trong cuộc thi “Cua Cà Mau lớn nhất - Cua Sumo”.

cua sumo
• 11:03 01/01/2023

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 10:39 29/03/2024

Biện pháp hạ phèn hiệu quả nhanh chóng

Chắc chắn rằng việc ao nuôi bị nhiễm phèn không còn là điều quá xa lạ đối với những người nuôi trồng thủy sản. Phèn xuất hiện trong ao nuôi tôm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất và sản lượng của vụ nuôi.

Ao nuôi tôm bị nhiễm phèn
• 10:27 28/03/2024

Tôm đang trong ao bị thối đuôi: Nguyên nhân và cách điều trị

Tôm bị thối đuôi là một trong những bệnh nguy hiểm thường gặp ở tôm, đặc biệt là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Bệnh có thể gây ra tỷ lệ tử vong cao, ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ thương phẩm
• 09:57 28/03/2024

Làm thế nào để hạn chế ốc đinh ao tôm

Ốc đinh hay còn gọi là ốc hút, có kích thước nhỏ bé chỉ từ 1cm đến 2cm. Chúng sở hữu hình dạng xoắn ốc độc đáo và thường sinh sống ở những khu vực nuôi tôm, cạnh tranh thức ăn với tôm. Vậy làm thế nào để hạn chế loài ốc này, cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!.

Ốc đinh
• 10:06 27/03/2024

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 15:49 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 15:49 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 15:49 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 15:49 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 15:49 29/03/2024