Lợi nhuận lớn từ nuôi tôm càng xanh rải vụ

Mức lợi nhuận bình quân 1 ha mặt nước nuôi tôm càng xanh đạt từ 50 - 70 triệu đồng, nếu nuôi tôm càng xanh toàn đực đạt nhuận cao hơn 1 – 1,5 lần.

Lợi nhuận lớn từ nuôi tôm càng xanh rải vụ
Nuôi tôm càng xanh rải vụ để giảm tình trạng rớt giá. Ảnh: Internet

Hơn 2 tuần nay, nông dân ở các vùng nước lợ thuộc các huyện Châu Thành, Cầu Ngang, Trà Cú, Duyên Hải đang thu hoạch những ao nuôi tôm càng xanh cuối vụ nuôi 2018 – 2019.

Đây là những diện tích nuôi tôm càng xanh rải vụ, bán được giá cao, đạt mức lợi nhuận bình quân khoảng 150 triệu đồng/ha mặt nước ao nuôi. 

Ông Nguyễn Văn Nam ở xã Long Hòa, huyện Châu Thành cho biết, gia đình thực hiện mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực qua 5 mùa vụ.

Những năm trước, cứ tháng 12 dương lịch và đến cuối tháng 1 là thời điểm thu hoạch tôm càng để bán. Thời điểm nhiều người cùng thu hoạch, giá tôm lúc được lúc lại rớt giá. Ngành nông nghiệp tỉnh đã khuyến cáo và chia sẻ kinh nghiệm để người dân nuôi tỉa thưa kết hợp rải vụ để tránh tình trạng được mùa rớt giá. 

Trên diện tích 1,2 ha của 2 ao nuôi, ông Nam thả giống tôm càng xanh 2 đợt cách nhau 1 tháng với số lượng con giống hơn 6.000 con. Sau 8 tháng nuôi, ông Nam bắt đầu thu hoạch tỉa thưa ao nuôi được thả giống trước để bán số tôm càng xanh đạt chuẩn loại 1 (khoảng 8 con/kg) và loại 2 (9-12 con/kg).

Sau 1 tháng thu hoạch tỉa thưa, ông Nam tiếp tục thu hoạch ao nuôi tôm càng thứ 2. Tất cả số tôm nhỏ còn lại trong 2 ao được ông Nam tiếp tục nuôi và thu hoạch tôm lớn bán dần. 

Với phương thức nuôi rải vụ và thu hoạch tỉa thưa, giá tôm càng thương phẩm ông Nam bán cho thương lái từ 230.000 đồng/kg đối với tôm loại II và 320.000 đồng/kg với tôm loại I. Lợi nhuận từ 2 ao nuôi tôm càng xanh của ông Nam đạt gần 200 triệu đồng. 

Tôm càng xanh là đối tượng được ngành nông nghiệp tỉnh khuyến khích nông dân chọn làm con nuôi để thực hiện chuyển đổi cơ cấu nghề nuôi trồng thủy sản vùng nước lợ và ngọt.

Do tôm càng xanh dễ nuôi, ít dịch bệnh, sinh trưởng tốt trong môi trường nước có độ mặn từ 4-6 phần ngàn nên rất phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu, nhất là tình hình xâm nhập mặn như hiện nay. 

Theo Chi Cục thủy sản Trà Vinh, 5 năm gần đây, bình quân mỗi năm có hơn 2.100 hộ nông dân ở vùng nước ngọt và lợ trong tỉnh thả nuôi tôm càng xanh với diện tích gần 2.000 ha, tổng sản lượng thu hoạch trên 1.500 tấn tôm càng thương phẩm.

Mức lợi nhuận bình quân 1 ha mặt nước nuôi tôm càng xanh đạt từ 50 - 70 triệu đồng, nếu nuôi tôm càng xanh toàn đực đạt nhuận cao hơn 1 – 1,5 lần.

TTXVN
Đăng ngày 21/03/2019
Phúc Sơn
Nuôi trồng

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:19 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 11:36 14/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 11:00 13/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 10:52 13/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 19:35 16/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 19:35 16/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 19:35 16/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 19:35 16/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 19:35 16/11/2024
Some text some message..