Lợi nhuận nuôi tôm công nghiệp lên đến hơn 1 tỷ/ha

Sở NN&PTNT Bạc Liệu vừa tổng kết tình hình sản xuất của mô hình nuôi tôm siêu thâm canh, thâm canh, bán thâm canh năm 2020.

tôm thẻ chân trắng
Các mô hình nuôi tôm siêu thâm canh đang đem lại lợi nhuận "khủng".

Tại Bạc Liêu, năm 2020, diện tích thả giống tôm nuôi siêu thâm canh, thâm canh, bán thâm canh 24.050 ha (trong đó tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh 2.250 ha; tôm thẻ chân trắng thâm canh, bán thâm canh 11.247 ha; tôm sú thâm canh, bán thâm canh 10.553 ha) giảm 1.864 ha so cùng kỳ năm 2019.

Diện tích thu hoạch 16.969 ha (trong đó tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh 2.223,83 ha; tôm thẻ chân trắng thâm canh, bán thâm canh 8.173,17 ha; tôm sú thâm canh, bán thâm canh 6.572 ha) giảm 668 ha so cùng kỳ năm 2019. Diện tích tôm siêu thâm canh, thâm canh, bán thâm canh đang có nuôi (tính đến ngày 24 tháng 12 năm 2020) là 1.094 ha (trong đó tôm thẻ chân trắng thâm canh, bán thâm canh 479 ha; tôm sú thâm canh, bán thâm canh 615 ha) giảm 406 ha so với cùng kỳ năm 2019.

Trong năm 2020, diện tích tôm thiệt hại với mức độ trên 70% là 5.987 ha (trong đó tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh 26,17 ha; tôm thẻ chân trắng thâm canh, bán thâm canh 2.594,83 ha; tôm sú thâm canh, bán thâm canh 3.366 ha) tăng 221 ha so với cùng kỳ. Tôm nuôi bị thiệt hại chủ yếu ở giai đoạn từ 30 - 85 ngày tuổi, nguyên nhân thiệt hại do môi trường thời tiết (chiếm khoảng 63%), bệnh hoại tử gan tụy cấp (chiếm khoảng 12%), bệnh đốm trắng (chiếm khoảng 11%), còn lại do bệnh bệnh phân trắng, đỏ thân và chưa rõ nguyên nhân. Diện tích cải tạo ao đầm chuẩn bị thả giống 483 ha, giảm 1.463 ha so với cùng kỳ năm 2019.

Về hiệu quả sản xuất:

- Mô hình nuôi tôm thẻ siêu thâm canh, 03 vụ/năm gồm các mô hình:

  • Nuôi trên bể tròn nổi: Tổng doanh thu 2.387 triệu đồng/ha/năm, tổng chi phí 1.371 triệu đồng/ha/năm, lợi nhuận 1.016 triệu đồng/ha/năm, giá bán 130 ngàn đồng/kg cỡ tôm 40 con/kg.
  • Nuôi trên ao đất trải bạt: Tổng doanh thu 2.194 triệu đồng/ha/năm, tổng chi phí 1.030 triệu đồng/ha/năm, lợi nhuận 1.164 triệu đồng/ha/năm, giá bán 130 ngàn đồng/kg cỡ tôm 40 con/kg).

- Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh, bán thâm canh, 02 vụ/năm thu tổng doanh thu 2.500 triệu đồng/ha/năm, tổng chi phí 1.633 triệu đồng/ha/năm, lợi nhuận 867 triệu đồng/ha/năm, giá bán 130 ngàn đồng/kg cỡ tôm 40 con/kg.

- Mô hình nuôi tôm sú thâm canh, bán thâm canh, 02 vụ/năm thu tổng doanh thu 900 triệu đồng/ha/năm, tổng chi phí 727,28 triệu đồng/ha/năm, lợi nhuận 172,72 triệu đồng/ha/năm, giá bán 180 ngàn đồng/kg cỡ tôm 40 con/kg.

Sở NN&PTNT Bạc Liêu
Đăng ngày 19/01/2021
Thanh Hường
Nuôi trồng

Khoáng K3 - Khoáng chất tự nhiên cho tôm nuôi

Công ty K3 là doanh nghiệp chuyên môn hóa sản xuất và cung cấp khoáng chất có nguồn tự nhiên cho nuôi tôm, với mục tiêu là đem đến cho người nuôi những sản phẩm khoáng chất lượng hàng đầu.

Khoáng trong nuôi tôm
• 10:42 08/09/2023

Giá thức ăn tôm tăng đến 44.000 đồng/kg, người nuôi điêu đứng

Nông dân các tỉnh ven biển miền Tây đang trong vụ nuôi tôm nhưng giá thức ăn cao chót vót, trong khi giá tôm giảm sâu nên bị lỗ, may ra huề vốn.

thức ăn tôm
• 10:07 06/07/2023

Ông Châu tâm huyết với nghề nuôi tôm công nghệ cao

Nhờ nắm bắt được thông tin về công nghệ mới trong nuôi tôm, ông Nguyễn Ngọc Châu (67 tuổi, xã Cát Minh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) đã nhanh chóng tiếp cận và mạnh dạn đầu tư. Đến nay, với thâm niên nghề nuôi tôm thẻ chân trắng gần 13 năm, ông đầu tư 3 ha ao nuôi áp dụng công nghệ Semi - Biofloc, gắn hệ thống đèn led trong các ao nuôi, thiết lập hệ thống máy móc hỗ trợ…

Hệ thống ao nuôi của ông Châu
• 09:49 03/07/2023

Vietshrimp 2023 đang diễn ra tại Cần Thơ

Hội chợ Triển lãm Quốc tế Công nghệ ngành tôm Việt Nam lần thứ 4 (VietShrimp 2023) đang diễn ra tại Cần Thơ.

vietshrimp 2023
• 18:12 12/04/2023

Cắt tảo sợi cho ao nuôi đang có tôm

Quản lý chất lượng nước là một yếu tố quan trọng không thể bỏ qua. Trong môi trường nuôi tôm nước ngọt, nước lợ thì tảo sợi chính là một trong những lo lắng đối với người nuôi. Để tìm ra một phương pháp diệt chúng nhưng vẫn phải an toàn khi ao đang có tôm, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây cùng Tép Bạc nhé.

Tế bào tảo sợi
• 09:43 17/05/2024

An toàn điện trong nuôi tôm vào mùa mưa

Trong khi những người nuôi tôm đang tìm kiếm cách tối ưu hóa sản xuất và tăng cường năng suất, việc bảo đảm an toàn điện thường bị coi thường hoặc bị xem nhẹ. Tuy nhiên, việc này không chỉ là một vấn đề về tuân thủ quy định mà còn là một yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển bền vững của ngành nuôi tôm.

An toàn điện
• 10:30 16/05/2024

Cá thả ao tự nhiên sẽ ăn gì?

Cá thả ao tự nhiên sẽ ăn những gì phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loài cá, độ tuổi, môi trường ao và nguồn thức ăn có sẵn. Tuy nhiên, nhìn chung, cá ao tự nhiên có thể ăn các loại thức ăn có sẵn trong tự nhiên hoặc do con người cung cấp thêm.

Cá ngoài tự nhiên
• 09:40 16/05/2024

Độ sâu ao nuôi tôm nói lên điều gì?

Trong ao nuôi tôm, một yếu tố quan trọng thường ít được nhắc đến, nhưng lại vô cùng quan trọng, đó là "độ sâu mực nước". Điều gì làm nên ý nghĩa và tầm quan trọng của độ sâu mực nước ao trong quá trình nuôi tôm? Hãy cùng nhìn sâu vào "lòng" của ao nuôi để khám phá sự ảnh hưởng mà độ sâu mực nước mang lại.

Ao nuôi tôm
• 08:00 16/05/2024

Bảo vệ, khai thác nguồn lợi thủy sản, thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng

Ngày 9/5/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định số 389/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch Bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tàu
• 11:54 19/05/2024

Tăng cường sức khỏe của cá tra thông qua β-glucan trong thức ăn

Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng việc sử dụng β-glucan trong thức ăn có thể tăng cường khả năng kháng bệnh ở các loài nuôi có tầm quan trọng về mặt thương mại, chẳng hạn như cá chép (Cyprinus carpio), cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss), cá hồi Đại Tây Dương (Salmo salar), và cá tráp biển (Sparus aurata) và được sử dụng trong thức ăn thủy sản thương mại.

Cá tra
• 11:54 19/05/2024

Nâng cao năng lực mạng lưới các Khu bảo tồn biển, Vườn Quốc gia và Chi cục Thủy sản

Bình Thuận, từ ngày 15 - 17 tháng 5 năm 2024 – Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp cùng Hội Thuỷ sản Việt Nam, Cục Thủy sản và Cục Kiểm Ngư, thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF-Việt Nam), Trung tâm Hỗ trợ Phát triển xanh Greenhub tổ chức “Họp tham vấn - Tập huấn tích hợp nâng cao năng lực cho Mạng lưới Khu bảo tồn biển (KBTB)/Vườn quốc gia (VQG) và Chi cục Thuỷ sản Việt Nam" tại Mũi Né, Bình Thuận. 

Ông Nguyễn Chu Hồi
• 11:54 19/05/2024

Giải pháp giúp tôm - lúa không bị sốc môi trường đầu mùa mưa

Đầu tháng 5/2024, vùng ĐBSCL xuất hiện những cơn mưa rào bất chợt làm môi trường nước thay đổi đột ngột, tôm nuôi dễ bị sốc, phát sinh dịch bệnh, nhất là với tôm-lúa diện tích lớn. Cán bộ kỹ thuật nêu những giải pháp giúp tôm không bị sốc môi trường.

Mô hình tôm lúa
• 11:54 19/05/2024

Cắt tảo sợi cho ao nuôi đang có tôm

Quản lý chất lượng nước là một yếu tố quan trọng không thể bỏ qua. Trong môi trường nuôi tôm nước ngọt, nước lợ thì tảo sợi chính là một trong những lo lắng đối với người nuôi. Để tìm ra một phương pháp diệt chúng nhưng vẫn phải an toàn khi ao đang có tôm, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây cùng Tép Bạc nhé.

Tế bào tảo sợi
• 11:54 19/05/2024