Ông Châu tâm huyết với nghề nuôi tôm công nghệ cao

Nhờ nắm bắt được thông tin về công nghệ mới trong nuôi tôm, ông Nguyễn Ngọc Châu (67 tuổi, xã Cát Minh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) đã nhanh chóng tiếp cận và mạnh dạn đầu tư. Đến nay, với thâm niên nghề nuôi tôm thẻ chân trắng gần 13 năm, ông đầu tư 3 ha ao nuôi áp dụng công nghệ Semi - Biofloc, gắn hệ thống đèn led trong các ao nuôi, thiết lập hệ thống máy móc hỗ trợ…

Hệ thống ao nuôi của ông Châu
Hệ thống ao nuôi của ông Châu. Ảnh - NTN

Theo đó, năm 2010 ông bắt đầu chuyển hướng sang nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh với diện tích 8,2 ha. Sau vài vụ nuôi, các ao tôm đối mặt với dịch bệnh và ô nhiễm môi trường nước. Ông bắt đầu thay đổi cách tiếp cận về việc nuôi tôm thông qua tìm kiếm thông tin, kỹ thuật qua các phương tiện thông tin, cũng như tham quan học tập từ các vùng nuôi khác. Đến năm 2016, ông bắt đầu chuyển đổi dần các ao nuôi sang áp dụng công nghệ Semi – Biofloc và ổn định cho đến nay với 3 ha ao nuôi áp dụng công nghệ Semi - Biofloc, 5 ha nuôi bán thâm canh. Toàn bộ các ao đều lắp đặt hệ thống camera giám sát, khử khuẩn, hạn chế tối đa tác động của các tác nhân bên ngoài.

Theo ông Châu chia sẽ: công nghệ Semi – Biofloc giúp cải thiện chế độ dinh dưỡng, lọc nước… trong ao nuôi, đảm bảo an toàn với mức độ cao. Giúp người nuôi điều chỉnh được các vấn đề trong quá trình nuôi để giảm thiểu dịch bệnh và ô nhiễm, giúp tôm phát triển và khả năng thành công cao hơn. Đặc biệt, người nuôi phải làm chủ được công nghệ, am hiểu kỹ thuật, đồng thời kết hợp kinh nghiệm với nhiều yếu tố khác.

Anh Tùng (con trai ông ChâuAnh Tùng (con trai ông Châu) vận hành hệ thống cho ăn tự động cho các ao nuôi tôm. Ảnh – NTN

Tuy nuôi tôm theo công nghệ Semi-Biofloc đòi hỏi đầu tư vốn cao, nhưng ngược lại việc nuôi tôm an toàn, hiệu quả kinh tế mang lại cao, người nuôi cầm chắc phần thắng đến 80%. Mỗi năm, ông thả nuôi 2 vụ, với mật độ 200 con/m2. Vụ 1 qua Tết Nguyên đán thả giống, đến tháng 4 thu hoạch xong là nghỉ nuôi, bởi mùa hè thời tiết nắng nóng tôm phát triển không được. Đến tháng 7 làm vệ sinh ao, tháng 8 vào mùa mưa thả giống nuôi lại. Mùa đông tôm phát triển mạnh hơn và giá bán cũng tốt. Nuôi tôm truyền thống năng suất chỉ đạt 30 tấn/ha nhưng nuôi tôm công nghệ cao năng suất có khi đạt đến 50-60 tấn/ha.
Về lực lượng lao động tại cơ sở nuôi của ông chủ yếu là người dân địa phương, với 35 lao động được trả lương cứng khoảng 6 triệu đồng/người/tháng, được cung cấp chế độ ăn ở, sinh hoạt và một số phụ cấp khác ghi rõ trong hợp đồng của mỗi người. Bên cạnh đó, ông áp dụng cơ chế đặc thù để khuyến khích, giúp người lao động có trách nhiệm hơn trong công việc, đó là việc chia sẻ lợi nhuận với người lao động trên từng ao nuôi. Cụ thể, mỗi ao nuôi có 5 - 7 lao động cùng phụ trách, sau mỗi vụ nuôi những lao động này sẽ được hưởng 5% lợi nhuận của ao nuôi đó. Chính vì vậy, ao nuôi càng thu lợi nhuận cao thì người lao động sẽ được chia lợi nhuận cao, nên ông rất yên tâm khi giao các ao nuôi cho họ quản lý. 
Không những tiên phong trong việc áp dụng công nghệ vào nuôi tôm, ông Châu luôn sẵn sàng chia sẻ những kinh nghiệm mà bản thân đã học hỏi, đúc kết được với tất cả những ai quan tâm. Nhiều nhân viên khi làm việc đủ lâu, nhận thấy năng lực của họ, ông đều khuyến khích họ mạnh dạn ra làm riêng và sẵn sàng hỗ trợ họ khi cần thiết.
Thu tômThu hoạch tôm tại cơ sở nuôi của ông. Ảnh - NTN
Ông chia sẽ thêm: Tôi vốn làm nghề đóng tàu biển, cơ sở đóng tàu biển và kinh doanh xăng dầu Ngọc Châu từng có giai đoạn cực thịnh. Nhưng vì nhiều lý do gia đình tôi vướng vào cảnh thua lỗ, mất hết tài sản. Khi chuyển hướng nuôi tôm tôi học hỏi kinh nghiệm từ nhiều người nên khi thành công, không có lý gì tôi lại giữ riêng cho mình; ai có nhu cầu học hỏi tôi chỉ hết, cặn kẽ từng ly từng tý. Càng lớn tuổi, càng hiểu và tiếp xúc nhiều, nên phải có trách nhiệm với cộng đồng, phải chủ động chia sẻ lợi ích với nhau thì phát triển mới bền vững./.
Đăng ngày 03/07/2023
NTN @ntn
Kỹ thuật

Biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm

Thức ăn trong nuôi tôm chiếm một phần chi phí khá cao. Quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm là một yếu tố quan trọng giúp tăng trưởng tôm khỏe mạnh, giảm chi phí, mang lại lợi nhuận cho người nuôi tôm và bảo vệ môi trường. Dưới đây là một số biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm:

Tôm thẻ
• 10:00 17/01/2025

Các biện pháp xử lý nước trước khi thả tôm

Đối với người nuôi tôm, việc xử lý nước nuôi tôm là rất quan trọng. Khi nguồn nước trong ao luôn sạch, sẽ giúp cho tôm khỏe mạnh, mau lớn và phòng tránh được rất nhiều loại bệnh. Sau đây là biện pháp xử lý nước trước khi thả tôm vào ao nuôi.

Xử lý nước
• 11:39 15/01/2025

Điểm danh các dấu hiệu tôm đang thiếu hụt dinh dưỡng

Tôm là loài sinh vật nhạy cảm với môi trường sống và chế độ dinh dưỡng. Khi thiếu hụt dinh dưỡng, tôm sẽ biểu hiện qua những dấu hiệu rõ rệt trên cơ thể và hành vi. Nhận biết sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh gây thiệt hại nghiêm trọng.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:23 14/01/2025

Kiểm soát dịch bệnh do virus trên cá rô phi

Cá rô phi là một trong những loài thuỷ sản được nuôi phổ biến nhất trên thế giới, đóng vai trò quan trọng trong kinh tế xã hội và an ninh lương thực. Tuy nhiên, dịch bệnh do virus trên cá rô phi gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế và sản lượng. Để đối phó, việc kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh đòi hỏi những chiến lược tổng thể, tích hợp và bền vững.

Cá rô phi
• 09:44 14/01/2025

Xu hướng giá tôm thẻ đầu năm

Đầu năm luôn là thời điểm nhạy cảm đối với giá cả các loại nông sản và thủy sản, đặc biệt là tôm thẻ. Xu hướng giá tôm thẻ đầu năm 2025 hứa hẹn mang đến cả cơ hội và thách thức cho người nuôi và các doanh nghiệp xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 15:02 18/01/2025

Giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1598/QĐ-TTg Phê duyệt Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đánh bắt cá
• 15:02 18/01/2025

Top 7 loài cá có răng đáng sợ nhất thế giới

Đại dương luôn ẩn chứa những điều kỳ diệu và cũng không thiếu những yếu tố đáng sợ. Trong lòng nước sâu thẳm, một số loài cá sở hữu bộ răng sắc nhọn và ngoại hình đầy ám ảnh, khiến chúng trở thành những sát thủ tự nhiên của hệ sinh thái.

Cá
• 15:02 18/01/2025

Biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm

Thức ăn trong nuôi tôm chiếm một phần chi phí khá cao. Quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm là một yếu tố quan trọng giúp tăng trưởng tôm khỏe mạnh, giảm chi phí, mang lại lợi nhuận cho người nuôi tôm và bảo vệ môi trường. Dưới đây là một số biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm:

Tôm thẻ
• 15:02 18/01/2025

Bao lâu thì nên thay nước bể cá một lần?

Thay nước bể cá là một trong những công việc quan trọng để duy trì môi trường sống khỏe mạnh cho cá. Tuy nhiên, việc xác định thời gian và tần suất thay nước không phải lúc nào cũng đơn giản. Nếu thay nước quá thường xuyên hoặc không đúng cách, bạn có thể vô tình làm căng thẳng cá hoặc phá vỡ hệ sinh thái trong bể. Vậy bao lâu thì nên thay nước bể cá một lần?

Bể cá
• 15:02 18/01/2025
Some text some message..