Lợi thế đa dạng sinh học vùng ven biển Sóc Trăng

Khai thác, đánh bắt hợp lý nguồn lợi thủy hải sản tự nhiên ven bờ là giải pháp giúp người dân sống dựa vào nguồn lợi thủy sản tự nhiên đảm bảo cuộc sống bền vững hơn. Tính đa dạng sinh học vùng ven biển Sóc Trăng có ý nghĩa rất quan trọng đối với điều kiện phát triển kinh tế của cư dân ven biển.

khảo sát đa dạng sinh học
Khảo sát tiềm năng đa dạng sinh học vùng ven biển Sóc Trăng.

1 ha đất ở các Hợp tác xã tôm – muối – artemia ở thị xã Vĩnh Châu cho thu nhập từ 150 triệu đến hơn 200 triệu đồng. Nếu như nuôi artemia theo phương pháp truyền thống thì năng suất bình quân khoảng 60 kg trứng, với giá hiện tại là gần 70 triệu đồng; nuôi thâm canh thì sản lượng tăng lên gấp đôi. Chuyển sang mùa mưa, bà con có thể nuôi được 1 vụ cá kèo, nuôi tôm hoặc nuôi cua biển thì giá trị cũng gần bằng nuôi artemia. 3 Hợp tác xã tôm – muối – artemia thuộc khu vực bãi bồi ven biển của phường Vĩnh Phước, xã Vĩnh Tân và Lai Hòa với diện tích gần 2.000 ha là vùng đất có tiềm năng rất quan trọng để phát triển đa dạng các giống loài thủy sản, trong đó nuôi artemia cho lợi nhuận rất cao trong 4 tháng mùa khô. Ông Đinh Văn Vũ Tổng Giám đốc Liên minh các Hợp tác xã artemia Vĩnh Châu, cho biết: “Nghề nuôi artemia ở Vĩnh Châu tiểm năng còn rất lớn, diện tích có thể mở rộng nếu được Nhà nước đầu tư cho hệ thống thủy lợi. Hiện ngoài bán trứng bào tử artemia, HTX đã xúc tiến được hợp đồng bán bào xác, giúp cho lợi nhuận của người nuôi artemia tăng cao hơn”.

Trong mục tiêu tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng thì artemia Vĩnh Châu được xác định là lợi thế kinh tế cần phát huy để tạo giá trị tăng thêm, tăng thu nhập cho nông dân. Cơ sở hạ tầng khu vực sản xuất của 3 Hợp tác xã đã được đầu tư trên 200 tỉ đồng để tạo môi trường giao thông, thủy lợi thuận tiện, thúc đẩy kinh tế phát triển. Ông Lê Minh Trường, Trưởng Phòng Kinh tế thị xã cho biết: “Qua khảo sát và kiểm tra, Chúng tôi xác định vùng bãi bồi ven biển Vĩnh Châu có rất nhiều lợi thế vì tính đa dạng sinh học. Đặc biệt là nghề nuôi artemia có tiềm năng rất lớn, nên chúng tôi đã xây dựng kế hoạch ưu tiên tập trung mọi nguồn vốn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật để phát triển mạnh nghề này. Ngoài nuôi artemia, vùng bãi bồi ven biển Vĩnh Châu còn có lợi thế phát triển nhiều giống loài thủy sản khác, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân”.

Vùng ven biển Sóc Trăng được xác định là vùng đa dạng sinh học, bởi điều kiện phát triển kinh tế rất đa dạng, những vùng đất phía trong đê có thể phát triển rất tốt nguồn lợi kinh tế từ việc nuôi tôm, cá, cua tự nhiên theo hệ thống mương bao, trên bờ có thể phát triển tốt các loại rau màu, còn dưới tán rừng phòng hộ lại đa dạng các loài thủy hải sản, bãi bồi lại chứa một sản lượng lớn các loài nhuyễn thể 2 mãnh vỏ.

Hơn 30.000 ha đất bãi bồi ven biển là cơ hội rất tốt để người dân cải thiện đời sống, mà phần đông nông dân đã làm giàu ở vùng ven biển khi biết cách khai thác lợi thế của vùng này. Ở xã Vĩnh Hải, hầu hết cư dân đều khai thác đất giồng cát để trồng màu, đặc biệt là hành tím, tỏi để làm giàu, nghề khai thác ven biển chỉ đóng vai trò kinh tế phụ tạo thêm thu nhập lúc nông nhàn. Những vùng đất trũng không thuận lợi trồng màu thì nông dân chuyển sang nuôi tôm nước lợ, hộ ít vốn thì nuôi thủy sản tự nhiên, tuy thu nhập không cao nhưng cũng rất ổn định. Hiện nay nông dân ven đê biển Vĩnh Hải đã khai thác triệt để đất bãi bồi phía ngoài đê để trồng màu, do đây là vùng đất tích tụ một lượng lớn phù sa cao hơn mặt nước biển, rừng phòng hộ càng lấn xa ra biển, thì bãi bồi để lại ngày càng lớn, đất trồng trọt ngày càng được mở rộng. Ông Lý Xoan ở xã Vĩnh Hải, cho biết: “Ngoài nuôi thủy sản, đất bãi bồi ở Vĩnh Hải còn được bà con sử dụng trồng hành tím, củ cải, đậu phộng… tăng thu nhập gia đình. Tuy nhiên cái khó của bà con hiện nay vẫn là vốn, nếu có vốn đầu tư thì không bao lâu bà con nơi đây sẽ vươn lên khá giàu”.

trong hanh tim
Ngoài tiềm năng phát triển thủy sản, vùng bãi bồi ven biển Sóc Trăng còn có tiềm năng phát triển cây màu.

Bãi cát bồi từ tán rừng ra biển Sóc Trăng trên 54.000 ha, ngoài nguồn tài nguyên cát trên 11 tỉ mét khối, là những bãi Nghêu, Sò huyết rất phong phú , tạo kế mưu sinh rất quan trọng cho cư dân bám biển, thì khả năng bồi lắng hàng năm trên 3 ha để tạo thành những vùng đệm phát triển các loại cây trồng ngắn ngày rất hiệu quả. Bãi bồi ven biển huyện Cù Lao Dung trên 8.000 ha, gồm rừng ngập mặn ven biển, khu vực bãi nghêu sẽ được bảo tồn để xây dựng vùng đa dạng sinh học của tỉnh Sóc Trăng, gắn bảo vệ rừng với khoanh vùng bảo vệ bãi nghêu giống để phát triển kinh tế ven biển và tái tạo nguồn lợi thủy sản tự nhiên. Theo Phó Giáo sư, tiến sĩ Trần Đắc Định - Giảng viên Trường Đại Học Cần Thơ: “Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy ngoài nuôi thủy sản thì những vùng bãi bồi ven biển Sóc Trăng còn là một lợi thế để phát triển nghề nuôi Nghêu, nhất là Nghêu bố mẹ. Trước mắt chúng tôi có một dự án nuôi Nghêu bố mẹ thử nghiệm ở huyện CLD, sau đó sẽ từng bước mở rộng diện tích”.

Mô hình phát triển kinh tế tổng hợp nâng cao thu nhập cho nông dân, gắn với phát huy tốt lợi thế của vùng đa dạng cây trồng vật nuôi đã giúp ổn định đời sống dân cư và tăng trưởng kinh tế của địa phương dựa vào lợi thế ven biển. Giá trị kinh tế biển và vùng ven biển Sóc Trăng chiếm đến 53% GDP của tỉnh, điều đó cho thấy giá trị sử dụng đất vùng ven biển và khai thác biển có vị trí rất quan trọng, đang được phát huy để tạo sinh kế cho người dân và đóng góp ngày càng lớn hơn kinh tế địa phương./.

Đài PT-TH Sóc Trăng, 15/01/2016
Đăng ngày 17/01/2016
Văn Hòa
Nuôi trồng

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:19 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 11:36 14/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 11:00 13/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 10:52 13/11/2024

Top 5 men vi sinh xử lý nước chất lượng và đáng tiền nên tham khảo nhất

Từ lâu, men vi sinh đã và đang được nhiều bà con tích cực ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản. Bằng cách cải thiện chất lượng môi trường nuôi, nâng cao sức khỏe và năng suất của vật nuôi, men vi sinh không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho người nuôi.

Ủ men vi sinh
• 02:47 18/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 02:47 18/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 02:47 18/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 02:47 18/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 02:47 18/11/2024
Some text some message..