Lợi thế tôm sú Việt

Hiện thế giới chỉ còn 6 nước cung cấp tôm sú chủ yếu cho thị trường là Bangladesh, Việt Nam, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia và Philippines.

Lợi thế tôm sú Việt
Nuôi tôm sinh thái ở Cà Mau (Ảnh: Thanh Bình)

Thế mạnh của tôm sú là ít bị cạnh tranh hơn tôm thẻ chân trắng và còn có thể thực hiện các chứng nhận sinh thái để có giá xuất khẩu cao hơn 20-30% so với tôm thông thường.  

Lợi thế

Tỉnh Cà Mau có diện tích nuôi tôm nước lợ lớn nhất, với 280.000 ha, sản lượng hàng năm trên 150.000 tấn, chiếm 20% sản lượng tôm nuôi của cả nước; kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD. Những năm gần đây, Cà Mau chú trọng nuôi tôm sú trong rừng và đã đạt chứng nhận quốc tế cho 19.000 ha của hơn 4.200 hộ dân. Tiềm năng tôm-rừng của Cà Mau còn rất lớn, với gần 100.000 ha có thể đạt chứng nhận.


Người nuôi tôm Sóc Trăng trao đổi với chuyên gia trong và ngoài nước

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử cho biết: “Tỉnh có diện tích rừng ngập mặn lớn nhất nước và kinh nghiệm nuôi tôm trong rừng từ lâu nên chiến lược phát triển của Cà Mau đã được xác định là tôm sinh thái”. Thực hiện chiến lược ấy, Cà Mau đang tập trung các công việc cụ thể, theo PGĐ Sở NN-PTNT tỉnh Châu Công Bằng là: “Quan tâm đến việc chứng nhận quốc tế cho vùng nuôi tôm-rừng để tăng thêm giá trị con tôm. Hiện nay, con tôm Cà Mau đã xuất sang khoảng 80 quốc gia, vùng lãnh thổ như EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… Khi đạt chứng nhận quốc tế thì thị trường càng rộng mở. Tỉnh đã có kế hoạch phát triển tôm-rừng theo hướng nâng cao bằng việc đầu tư hạ tầng kỹ thuật, hoàn chỉnh hệ thống đê bao, quản lý tốt chất lượng con giống, xây dựng chuỗi liên kết để không ngừng tăng sản lượng và giá trị”.

Cả vùng ĐBSCL hiện nay, diện tích tôm sú chiếm trên 90% tổng diện tích nuôi tôm nước lợ toàn vùng (559.222 ha); tập trung ở các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang. Tôm sú được nuôi đa dạng về phương thức như quảng canh cải tiến, bán thâm canh, thâm canh, nuôi kết hợp (tôm-lúa, tôm-rừng).

Trong 3 tỉnh nuôi tôm sú lớn, điều tra năm 2016 cho thấy tỷ lệ diện tích nuôi theo các phương thức có sự khác nhau. Tỉnh Cà Mau nuôi tôm sú quảng canh cải tiến chiếm 71%, quảng canh cải tiến chuyên tôm 11,2%, tôm – lúa 10,8%, tôm – rừng 5%, tôm công nghiệp 3%. Ở tỉnh Bạc Liêu nuôi tôm sú thâm canh và bán thâm canh 11,2%, quảng canh cải tiến chuyên tôm 0,5%, tôm – lúa 28,1%, tôm kết hợp cua và cá 66,5%. Còn ở tỉnh Sóc Trăng lại chủ yêu nuôi tôm sú bán thâm canh đến 60%, tôm-lúa 36%, thâm canh 4%.

Những năm gần đây, xu hướng chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng tăng nhanh, sản lượng tôm chân trắng ở ĐBSCL đã vượt tôm sú. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, tôm sú vẫn được ưa chuộng trên thị trường thế giới, một số thị trường lớn như Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Australia, Dubai, Singapore… thị trường tôm sú khá ổn định.

Tôm sú có ưu thế hơn tôm thẻ chân trắng là kích cỡ lớn, mùi vị giống tôm hùm nên dành cho thị trường cao cấp, đã thành công bước đầu gia hóa và chọn giống nên cho sức tăng trưởng ngày 0,3g. Đặc biệt phù hợp với nuôi quảng canh hoặc tôm - rừng, tôm - lúa; đầu tư ít nên cạnh tranh giá rất tốt và đây là lợi thế của tôm sú Việt Nam.  

Chứng nhận sinh thái

Ông Đinh Xuân Lập, Phó Giám đốc Trung tâm Hợp tác Quốc tế Nuôi trồng và Khai thác Thủy sản Bền vững (ICAFIS) cho biết, tôm sú Việt Nam có thể áp dụng nhiều hệ thống chứng nhận phục vụ cho đa dạng các thị trường, để có giá xuất khẩu cao hơn 20-30% so với tôm thông thường. Một số chứng nhận sinh thái/hữu cơ cho tôm sú Việt Nam.

Tiêu chuẩn Hữu cơ EU do Liên minh Châu Âu đề ra, áp dụng thị trường EU. Một số yêu cầu: Giới hạn khắt khe về sử dụng hóa chất trừ sâu, chất phụ gia thực phẩm, các chất hỗ trợ chế biến và chất khác trong nông nghiệp hữu cơ; thời gian chuyển đổi từ sản xuất thông thường qua hữu cơ cần ít nhất 2 năm; sản phẩm có trên 95% khối lượng là hữu cơ.

Tiêu chuẩn Naturland do Hiệp hội Naturland Đức đề ra, áp dụng thị trường Đức, EU. Yêu cầu bảo vệ rừng và trồng lại 50% trong thời gian tối đa 5 năm; 50% diện tích đê bao phải được phủ thực vật; mật độ thả tối đa là 15 con/m2 (sản lượng tối đa 1.600 kg/ha); không cho phép các hoạt động làm tổn hại rừng ngập mặn; thời gian chuyển đổi tối thiểu là một chu kỳ sản xuất và bắt buộc toàn bộ trang trại.

Tiêu chuẩn Hữu cơ Mỹ - USDA NOP, do Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (NOP) đưa ra, áp dụng thị trường Mỹ, Nhật Bản, Canada. Không cho phép sử dụng chất bảo quản tổng hợp và hầu hết các thành phần hóa học khi chế biến; thời gian chuyển đổi từ sản xuất thông thường qua hữu cơ ít nhất là 3 năm; sản phẩm chỉ dán nhãn hữu cơ khi có trên 95% khối lượng là thành phần hữu cơ.

Tiêu chuẩn Hữu cơ Nhật Bản (JAS) cơ bản giống với tiêu chuẩn Hữu cơ NOP của Mỹ, chỉ khác về danh sách các chất và liều lượng được sử dụng trong sản xuất.

Tiêu chuẩn BIO SUISSE do tổ chức phi lợi nhuận Bio Suisse đưa ra, áp dụng thị trường Thụy Sỹ, EU. Yêu cầu thời gian chuyển đổi là 2 năm và toàn bộ trang trại phải tuân theo tiêu chuẩn (không cho phép chuyển đổi một phần); dành ít nhất 7% diện tích cho phục hồi sinh thái/đa dạng sinh học; thức ăn có thành phần mỡ (fat content) không vượt quá 15%; cá/tôm phải xử lý ngay sau khi thu hoạch và không được làm tôm chết ngạt.

Tiêu chuẩn SELVA do tổ chức phi chính phủ Blueyou chứng nhận, áp dụng thị trường Thụy Sỹ, EU. Yêu cầu không được bắt giống ngoài tự nhiên chủ động/nhưng được phép con giống tự nhiên vào ao bị động; không được sử dụng thức ăn; tỷ lệ rừng phải đạt ít nhất 40%; mật độ thả thấp hơn 10 con/m2, không được sử dụng thành phần biến đổi gen. Đặc biệt, không được sử dụng các biện pháp xua đuổi thiên địch.

Để đạt các chứng nhận sinh thái/hữu cơ, theo ông Lập, phải xây dựng chuỗi sản xuất. Liên kết các hộ nuôi tôm để ứng dụng giải pháp kỹ thuật tiên tiến, có hợp tác xã/tổ hợp tác để ký kết hợp đồng đầu vào và đầu ra, doanh nghiệp thường xuyên thông tin về các yêu cầu của thị trường, cơ quan quản lý có chính sách quản lý nghiêm ngặt về chất lượng.

NNVN
Đăng ngày 06/09/2018
Phạm Duy Tương
Kinh tế

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 10:00 25/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 10:29 21/11/2024

Cua ghẹ Việt Nam tăng trưởng ấn tượng khi hút hàng tại Trung Quốc

Xuất khẩu cua ghẹ và các loại giáp xác khác của Việt Nam đang có sự bứt phá ngoạn mục trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Trung Quốc. Số liệu từ tháng 9/2024 cho thấy, ngành hàng này tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, mở ra nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới.

Ghẹ
• 09:34 20/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 11:14 18/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 12:22 25/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 12:22 25/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 12:22 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 12:22 25/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 12:22 25/11/2024
Some text some message..