Long An: Gần 20% tôm nuôi nước lợ bị thiệt hại

Theo Chi cục Thú y Long An, trong 6 tháng đầu năm 2015, toàn tỉnh Long An đã thả nuôi tôm trên diện tích gần 3.400 ha, chiếm 56,7% so với kế hoạch thả nuôi 6.000 ha và bằng 135% so với cùng kỳ năm 2014. Đến nay, diện tích tôm nuôi bị thiệt hại hơn 678 ha, chiếm 19,9% so với diện tích thả nuôi toàn tỉnh.

tôm bị thiệt hại
Hiện nay diện tích tôm nuôi bị thiệt hại tại Long An chiếm gần 20% so với diện tích thả nuôi toàn tỉnh.

Trong đó, diện tích thiệt hại do bệnh đốm trắng là hơn 24,49 ha, hội chứng hoại tử gan tụy cấp là hơn 41 ha, và diện tích tôm thiệt hại chưa xác định được nguyên nhân (nghi sốc môi trường) là hơn 612 ha. Đến nay, các cơ quan chức năng địa phương đã hỗ trợ hơn 17 tấn Chlorine cho 107 hộ với 48,85 ha tôm nuôi bị dịch bệnh.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng dịch bệnh tôm diễn biến khá phức tạp là do trong 3 tháng đầu năm do nắng nóng gay gắt của cao điểm mùa khô, kéo dài và gay gắt, nhiệt độ tăng cao, độ chênh lệch ngày và đêm lớn khiến tôm không thích nghi kịp, sau đó thời tiết mưa nhiều và kéo dài làm  tôm chết nhiều nhất là bệnh đốm trắng, bệnh do môi trường, ao nuôi thay đổi đột ngột làm tôm bị sốc và chết, đa số các ao nuôi không có ao lắng. Tôm chết chủ yếu do sốc môi trường và bệnh đốm trắng và Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính, tôm chết tôm thẻ ở giai đoạn 11-45 ngày, tập trung ở 4 huyện Cần Đước, Cần Giuộc, Châu Thành, Tân Trụ. 

Chi cục Thú y Long An cho biết, công tác phòng, chống dịch bệnh trên tôm nuôi trong những tháng đầu năm gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do công tác quản lý chất lượng tôm giống chưa thống nhất và chặt chẽ giữa các tỉnh xuất và nhập giống. Mỗi tỉnh có chủ trương quản lý giống riêng không có sự thống nhất chung theo quy định. Trong khi đó, nông dân mua các loại tôm giống không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không có giấy chứng nhận kiểm dịch tại địa phương. Khi xảy ra hiện tượng tôm chết, người dân không khai báo để được hỗ trợ hóa chất tiêu hủy, xử lý mầm bệnh mà âm thầm xả thải ra môi trường xung quanh.

Bên cạnh đó, do việc thả nuôi liên tục, không ngắt vụ nên mầm bệnh luôn tồn lưu trong vùng nuôi và do thời tiết khắc nghiệt, thay đổi thất thường nên dịch bệnh trên tôm đã xuất hiện thường xuyên trong vùng nuôi. Chưa có sự phối hợp quản lý tốt giữa chính quyền địa phương và người nuôi trong công tác quản lý giống và chống dịch bệnh trên tôm nuôi. Hóa chất chlorine chống dịch không đủ nên có một số hộ có tôm bệnh xã bỏ nước ra ngoài không xử lý làm lây lan dịch bệnh.    

Báo Đại Đoàn Kết, 12/07/2015
Đăng ngày 14/07/2015
Thành Công
Dịch bệnh

Bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng chống

Cục Thủy sản vừa cho biết đặc điểm dịch tễ của một số bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng trị có hiệu quả.

Cá tra
• 10:15 06/11/2024

Thời điểm giao mùa tôm dễ bị bệnh đốm trắng

Thời điểm giao mùa luôn là lúc dễ xảy ra các vấn đề sức khỏe cho tôm, đặc biệt là bệnh đốm trắng - một căn bệnh phổ biến và gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi. Bệnh đốm trắng thường xuất hiện vào những thời điểm khí hậu thay đổi thất thường, chẳng hạn như khi mùa mưa bắt đầu hoặc khi trời chuyển sang lạnh.

Tôm đốm trắng
• 09:55 06/11/2024

Những hạn chế trong phòng dịch bệnh cho cá tra

Cá tra ương dưỡng giống và nuôi thương phẩm còn hao hụt nhiều, có nguyên nhân ở công tác quản lý dịch bệnh chưa đáp ứng yêu cầu. Mới đây, Cục Thú y cho biết những hạn chế trong phòng dịch hiện nay: Thiếu kinh phí, nhân lực và vắc xin.

Nuôi cá tra
• 11:35 31/10/2024

Tăng cường giám sát và quản lý tác nhân Enterocytozoon hepatopenaei trên tôm nuôi nước lợ

EHP là bệnh vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (viết tắt là EHP) gây ra cho tôm, còn được gọi là bệnh vi bào tử trùng.

Tôm bệnh EHP
• 10:47 21/10/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 03:31 17/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 03:31 17/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 03:31 17/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 03:31 17/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 03:31 17/11/2024
Some text some message..