Long An: Người nuôi lao đao theo giá tôm

Những năm trở lại đây, người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh phải đối mặt với nhiều khó khăn, từ nguồn con giống khan hiếm, các đợt dịch bệnh gây chết hàng loạt đến tôm rớt giá liên tục. Trong khi đó, mọi chi phí đều tăng cao khiến người nuôi tôm không khỏi lo lắng.

Long An: Người nuôi lao đao theo giá tôm
Tôm rớt giá liên tục khiến nông dân lao đao

“Dở khóc, dở cười”

Đến nay, toàn tỉnh Long An thả nuôi 2.761,4ha tôm nước lợ, đạt 41,8% kế hoạch (6.600ha), bằng 136,9% so cùng kỳ năm 2017, trong đó, tôm sú 431,2ha, tôm thẻ chân trắng 2.330,2ha, thu hoạch 2.319,5ha, năng suất bình quân ước 2,1 tấn/ha, sản lượng 4.879,7 tấn. Có 87ha bị thiệt hại (tôm sú 16,3ha, tôm thẻ chân trắng 70,7ha), chiếm 3,2% tổng diện tích thả nuôi. Nguyên nhân, bệnh đốm trắng, đường ruột và hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm. Tuy nhiên, các địa phương làm tốt công tác kiểm soát dịch bệnh và dập dịch kịp thời nên đã ngăn ngừa dịch bệnh lây lan diện rộng. Có thể nói, vụ nuôi năm nay khá suôn sẻ từ khâu thả giống đến chăm sóc. Song, vào mùa thu hoạch thì nhiều hộ nuôi trong tỉnh phải “dở khóc, dở cười” vì giá tôm giảm xuống mức quá thấp.

Theo nhiều người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh, năm 2017, bình quân giá tôm thẻ chân trắng hơn 95.000 đồng/kg (loại 100 con/kg), có thời điểm lên hơn 100.000 đồng/kg. Thế nhưng, đến vụ thu hoạch năm nay, giá tôm thẻ giảm chỉ còn 70.000-80.000 đồng/kg. Hiện nay, giá tôm thẻ bán oxy 75.000-80.000 đồng/kg, còn tôm ướp đá thì giá chỉ ở mức 65.000-70.000 đồng/kg. Như vậy, so cùng kỳ năm 2017, giá 1kg tôm thấp hơn 20.000-30.000 đồng. Vừa bán xong hơn 1 tấn tôm với giá 75.000 đồng/kg (loại 100 con/kg), anh Cao Văn Linh (ngụ xã Thuận Mỹ, huyện Châu Thành) tiếc rẻ: “Chưa bao giờ giá tôm rớt thê thảm như vụ này”.

Theo anh Linh, giá tôm mỗi ngày một giảm, trong khi đó, giá thức ăn cho tôm tăng thêm 20.000-40.000 đồng/bao; thuốc thủy sản, các sản phẩm xử lý nước, môi trường nuôi đều tăng từ 10-15% trở lên, chưa kể điện, xăng cũng tăng giá. Hiện, tiền đầu tư mua tôm giống, thức ăn, thuốc thủy sản gần 150 triệu đồng/ha/vụ, đó là chưa tính tiền đầu tư ao hồ, nhân công. Do đó, giá tôm phải được 90.000 đồng/kg mới có lãi, còn giá thấp như hiện nay thì nông dân từ lỗ đến huề vốn. Vì vậy, mặc dù gia đình có khoảng 2ha đất nhưng anh Linh không thể duy trì nuôi 100% diện tích hiện có mà chỉ đủ vốn nuôi cầm chừng gần 1ha (2 ao).

Đây cũng là thực trạng chung của nhiều hộ nuôi tôm trên địa bàn tỉnh. Hiện, có nhiều hộ, tôm vào lứa thu hoạch nhưng vẫn chưa bán được, bởi đang rớt giá mạnh. Ông Nguyễn Văn Re (ngụ xã Long Hựu Tây, huyện Cần Đước) chia sẻ: “Hiện nay, người nuôi tôm đối mặt với tình trạng “được mùa - rớt giá”. Nuôi ròng rã mấy tháng trời, vậy mà giá tôm rớt “thảm” quá! Nếu nuôi tiếp để chờ tăng giá thì không biết đến khi nào, còn thu hoạch mà bán với giá như hiện nay thì lỗ vốn. Bây giờ, chúng tôi chẳng biết phải làm sao!”.

Phó Trưởng trạm Khuyến nông huyện Cần Đước - Ngô Hồng Điệp cho biết: “Toàn huyện thả nuôi khoảng 850ha tôm, đạt 42,45% kế hoạch, trong đó, tôm thẻ khoảng 710ha. Hiện nay, giá tôm liên tục giảm, người nuôi gần như không có lãi. Nếu tính trung bình giá tôm ở mức 80.000 đồng/kg thì nông dân mới huề vốn. Vì vậy, với giá tôm hiện nay, người nào nuôi có năng suất thì chỉ lãi 10-20 triệu đồng/ha”.

Không nên vội vàng


Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản - Nguyễn Thanh Toàn cho biết: Hiện nay, giá thị trường đang giảm, do vậy giải pháp trước mắt là cần chọn lựa phương án thu hoạch tôm phù hợp.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến giá tôm giảm. Về khách quan, sản lượng tôm xuất khẩu sang các thị trường Nhật Bản, châu Âu giảm, do đó, người dân sợ thị trường xuất khẩu thu hẹp, giá nguyên liệu tiếp tục giảm nên tranh thủ thu hoạch sớm. Về chủ quan, người nuôi lo ngại bệnh trên tôm sẽ gia tăng khi trời có mưa nên tập trung thu hoạch. Đồng thời, người dân nuôi diện tích nhiều và ảnh hưởng một phần diện tích nuôi ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Vì vậy, để nuôi tôm hiệu quả, thời gian tới, người nuôi không nên vội vàng thả giống, cần cải tạo môi trường nuôi phù hợp, cải tạo ao chờ nước có độ mặn 3-5% sẽ thả nuôi lại; thả tôm mật độ vừa phải, 30-40 con/m2; chọn giống tốt, uy tín, hạn chế sử dụng kháng sinh và lạm dụng thuốc hóa chất. Bên cạnh đó, ngành tập trung theo dõi tình hình thả nuôi, dịch bệnh trên tôm nước lợ tại các huyện vùng hạ nhằm kịp thời khuyến cáo người nuôi các biện pháp phòng bệnh; phối hợp UBND các huyện tăng cường công tác kiểm dịch tôm giống nhập tỉnh; thực hiện quan trắc môi trường nước nuôi tôm nước lợ, khuyến cáo người dân nuôi tôm nước lợ theo khung lịch thời vụ.

Ngoài ra, chi cục thành lập các tổ tư vấn để kiểm tra mẫu nước, mẫu tôm theo yêu cầu của người nuôi (có lưu kết quả kiểm tra), hướng dẫn kỹ thuật và phòng, chống dịch bệnh trên tôm nuôi, theo dõi tình hình nuôi và thu thập thông tin từ vùng nuôi (thông tin về kỹ thuật nuôi, thức ăn, thuốc thú y thủy sản, tình hình quản lý giống, tình hình dịch bệnh,...) thông qua phiếu điều tra sau mỗi đợt tư vấn và tổng hợp phản ánh về cơ quan chức năng để giúp công tác quản lý và hoạt động sản xuất đạt hiệu quả hơn, thu mẫu (lưu mẫu) bệnh phẩm hoặc bệnh lạ khi vùng nuôi mới phát sinh bệnh, gửi ngay về Trạm Chăn nuôi và Thú y nơi thu mẫu để xác định nguyên nhân gây bệnh khi cần thiết; tổng hợp kết quả tư vấn (phối hợp kết quả quan trắc trong vùng nuôi) để nhận định, dự đoán, dự báo và viết bản tin nhanh gửi đài phát thanh địa phương mỗi tháng 2 kỳ nhằm thông tin, khuyến cáo kịp thời đến vùng nuôi”.

Hiện, giá tôm thẻ chân trắng:Cỡ 60-70 con/kg từ 95.000-110.000 đồng/kg, cỡ 100-110 con/kg giá từ 75.000-85.000 đồng/kg; giá tôm sú: Cỡ 40-50 con/kg giá từ 200.000-210.000 đồng/kg, ổn định so với tuần trước, cỡ 70-80 con/kg, giá từ 100.000-120.000 đồng/kg, giảm 5.000 đồng/kg so với tuần trước.

Báo Long An
Đăng ngày 21/05/2018
Huỳnh Phong
Kinh tế

Tổng quan và phân tích thị trường giá cá lóc hiện nay

Cá lóc là một trong những loài cá được yêu thích nhất tại Việt Nam nhờ hương vị đậm đà, dễ chế biến, và giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, giá cá lóc thay đổi đáng kể tùy theo loại, khu vực, và nhiều yếu tố khác

Cá lóc
• 09:59 24/01/2025

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam giữ đà tăng trưởng trong năm 2025

Năm 2025 hứa hẹn là một năm đầy triển vọng đối với ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Với nền tảng vững chắc từ các năm trước và những chiến lược phát triển phù hợp, ngành thủy sản không chỉ duy trì mà còn đẩy mạnh đà tăng trưởng, tạo ra cơ hội lớn cho nền kinh tế quốc gia.

Xuất khẩu thủy sản
• 11:26 23/01/2025

Tôm thẻ cần đáp ứng các yêu cầu gì khi xuất khẩu?

Trong báo cáo xuất khẩu hàng năm, tôm thẻ đóng vai trò là một trong những sản phẩm chủ lực đối với nhiều quốc gia nuôi trồng thủy sản như Việt Nam, Thái Lan và Ecuador. Tuy nhiên, để đáp ứng các yêu cầu khắt khe từ các thị trường quốc tế như EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản, tôm thẻ cần phải tuân thủ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Bài viết này sẽ tổng hợp những yêu cầu chính mà tôm thẻ cần đáp ứng khi xuất khẩu.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:40 21/01/2025

Giá thành thức ăn thủy sản: Cân bằng chi phí và hiệu quả

Nuôi tôm hiện nay chi phí thức ăn chiếm phần lớn trong tổng chi phí sản xuất, có thể lên tới 50-70%. Do đó, việc cân bằng giữa giá thành và hiệu quả sử dụng thức ăn là yếu tố then chốt giúp người nuôi đạt được lợi nhuận bền vững. Để làm được điều này, người nuôi cần hiểu rõ về cách lựa chọn, sử dụng và quản lý thức ăn sao cho tối ưu.

Thức ăn
• 09:54 21/01/2025

Áp dụng nhiều công nghệ mới để chống khai thác IUU

Sáng ngày 14/1/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị lần thứ 12 về chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu lần thứ 5. Phó Thủ tướng chỉ đạo, áp dụng nhiều công nghệ mới để tăng cường quản lý đội tàu cá. Một số chuyên gia cho biết, Ấn Độ đã sử dụng máy bay không người lái để giám sát tàu cá, ngăn chặn khai thác IUU.

Tàu thuyền
• 14:00 26/01/2025

Tổng quan và phân tích thị trường giá cá lóc hiện nay

Cá lóc là một trong những loài cá được yêu thích nhất tại Việt Nam nhờ hương vị đậm đà, dễ chế biến, và giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, giá cá lóc thay đổi đáng kể tùy theo loại, khu vực, và nhiều yếu tố khác

Cá lóc
• 14:00 26/01/2025

Tái chế nước thải trong ao nuôi để bảo vệ môi trường

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, vấn đề xử lý nước thải trong ao nuôi đang trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu.

Ao nuôi tôm
• 14:00 26/01/2025

Không khí nhộn nhịp ở các cảng cá dịp tết Nguyên Đán

Vào những ngày cận kề Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025, không khí tại các cảng cá, đặc biệt là cảng cá Thọ Quang (Sơn Trà, TP Đà Nẵng), trở nên nhộn nhịp và sôi động hơn bao giờ hết. Đây là thời điểm các ngư dân miền Trung và các tiểu thương bận rộn với công việc đánh bắt và tiêu thụ hải sản phục vụ nhu cầu của người dân trong dịp Tết.

Chợ hải sản
• 14:00 26/01/2025

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam giữ đà tăng trưởng trong năm 2025

Năm 2025 hứa hẹn là một năm đầy triển vọng đối với ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Với nền tảng vững chắc từ các năm trước và những chiến lược phát triển phù hợp, ngành thủy sản không chỉ duy trì mà còn đẩy mạnh đà tăng trưởng, tạo ra cơ hội lớn cho nền kinh tế quốc gia.

Xuất khẩu thủy sản
• 14:00 26/01/2025
Some text some message..