Lũ về miền Tây, nhà nông... sống lại

Ngày 10.10, theo ghi nhận của phóng viên ở vùng đầu nguồn ĐBSCL, mực nước đã phủ trắng nhiều cánh đồng lúa đã được thu hoạch xong trước đó nhiều ngày. Theo đó, nhiều người dân bơi ghe xuồng len lỏi từ ruộng này sang ruộng khác để giăng câu, thả lưới...

mưu sinh
Nước ngập trắng đồng, người dân huyện Vị Thủy (Hậu Giang) đặt lọp mưu sinh. Ảnh: H.X

Trong khi đó, theo ngành nông nghiệp và các chuyên gia ĐBSCL, mực nước dâng lên ở ĐBSCL là do tác động của triều cường lên cao và nước từ thượng nguồn đổ về nhiều. Mực nước này có thể xem như là… lũ nhỏ.

Nước tràn đồng, nhưng thủy sản ít ỏi

Ông Anh Phạm Văn Tùng (ngụ ấp Phú Quý, xã Phú Lộc, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang) cho biết, bản thân ông cứ tưởng năm nay mực nước thấp hơn cùng kỳ năm 2015 nhưng không ngờ mực nước hiện nay không những bằng mà còn cao hơn. Trước tín hiệu vui trên, là người có gần 10 năm làm nghề đánh bắt thủy sản nên ông Tùng rất vui mừng.

“Mực nước bắt đầu lên bờ từ cuối tháng 9 đến nay, tuy lên muộn nhưng có còn hơn không. Vợ chồng tôi và bà con sống bằng nghề đánh bắt thuỷ sản nơi đây mừng không thể tả. Bây giờ, mỗi ngày từ 4 giờ sáng đến 12 giờ trưa, vợ chồng tôi rong ruổi cùng chiếc xuồng nhỏ bơi vào các cánh đồng để giăng lưới” – ông Tùng nói.

Theo ông Tùng, cũng do nước lên muộn nên số lượng thủy sản đánh bắt được không còn nhiều như những năm trước đây. “Giăng lưới cá dính ít lắm, mỗi ngày chỉ hơn chục ký, chủ yếu là cá linh, cá chạch. Tiền bán cá chỉ đủ sống và cho con ăn học” – anh Tùng chia sẻ.

Bà Đặng Thị Hà ở ấp Phú Quý, xã Phú Lộc, thị xã Tân Châu thì cho biết, nước lên đã cao hơn cùng kỳ năm trước nên người dân trong xã – nơi được nhiều người biết đến với nghề đánh bắt thuỷ sản nổi tiếng ở ĐBSCL như được… “sống lại”.

Theo bà Đặng cho biết, ngoài giăng lưới, giăng câu, bà con nơi đây còn đặt lợp, hái bông điên điển. Tuy nhiên, lượng cá, bông thu được ít. Để tăng thêm thu nhập, thay vì bán với giá rất thấp, gia đình bà Hà tận dụng nguồn ốc, cua… làm thức ăn để nuôi lươn.

Cũng như An Giang, người dân ở các địa phương kế cận như Đồng Tháp, Kiên Giang, Hậu Giang và TP.Cần Thơ đều “vui như mở cờ trong bụng” bởi mực nước đã lên đồng, cảnh tượng mùa lũ đã hiện về trước mắt mặc dù lượng cá có rất ít.

“Vui buồn đều có, vui vì nước đã lên hơn năm rồi nhưng buồn vẫn có bởi cá, tôm không còn như trước nữa. Người dân cố gắng lắm, ở những khu vực trũng, nước ngập sâu cũng chỉ bắt được một ít cá nhỏ đắp đổi qua ngày. Nhớ nhiều năm trước, vào mùa này, nhờ nguồn lợi thuỷ sản mà mà nhiều hộ gia đình sống khỏe trong mấy tháng liền” – ông Lê Văn Hiền, ngụ xã Tân Nghĩa, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp nói.

Chỉ là… lũ nhỏ

Sở NNPTNT tỉnh Đồng Tháp nhận định, do mực nước lũ thấp nên diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh liên tục sụt giảm. Ngoài ra, mực nước lũ thấp cũng khiến cho chi phí làm đất xuống giống vụ đông xuân 2016-2017 tăng lên do ít phù sa, nước không đủ ngập để phân hủy xác bã thực vật từ vụ lúa trước. Theo thống kê, ở một số khu vực ngập lũ, mực nước trên nội đồng chỉ ở mức từ 0,3-1,7m, tuy nhiên vẫn còn nhiều nơi mực nước chưa ngập tới, đặc biệt là Tân Hồng, Hồng Ngự, Tam Nông.

Theo ông Võ Thành Ngoan - Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Đồng Tháp, đầu tháng 10, mực nước các nơi trong tỉnh lên theo triều và tác động từ nước thượng nguồn đổ về nhiều. Mực nước đang ở mức cao hơn năm 2015, nhưng vẫn còn thấp hơn trung bình nhiều năm và dao động ở mức báo động cấp I (lũ “đẹp” phải ở mức báo động II đến báo động III).

Cũng theo ông Ngoan, mực nước lũ thấp đã làm cho một bộ phận nông dân các huyện phía Bắc vốn sống bằng nghề đánh bắt cá bị mất mùa. Trước thực trạng trên, Sở NNPTNT đang gấp rút triển khai các giải pháp, phát triển sinh kế bền vững cho người dân bằng cách nhân rộng các mô hình thích ứng mới, có hỗ trợ vốn, kỹ thuật. Đồng thời, đầu tư xây dựng hạ tầng thủy lợi để hướng tới chủ động điều tiết nguồn nước, kiểm soát nước để gia tăng sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản.

Khi phóng viên hỏi mực nước ở ĐBSCL đang tăng có phải là lũ đã về không, PGS - TS Lê Anh Tuấn - Phó Viện trường Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu (Trường ĐH Cần Thơ) cho biết: “Mực nước hiện nay trên các sông có tăng lên do mưa nhiều, mực nước trên thượng nguồn về nhiều hơn vài ngày trước. Đây cũng là một dạng lũ nhưng là lũ nhỏ”.

PGS-TS Lê Anh Tuấn cho biết thêm, do lũ nhỏ và về muộn, theo quy luật tự nhiên, nguồn lợi thuỷ sản cũng sẽ rất ít, người dân mưu sinh nhờ vào mùa này cũng sẽ rất khó khăn.

Trao đổi với NTNN, một số nhà khoa học khác cho rằng, mực nước hiện nay được xem là đỉnh trong mùa lũ năm nay và ít có khả năng xảy ra tình huống bất ngờ. Hiện tượng La-Nina được dự báo sẽ diễn ra sau mùa lũ này cũng chưa rõ ràng, nếu có xảy ra cũng sẽ với tần suất nhỏ.

Theo Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, trong nửa đầu tháng 10, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long chịu ảnh hưởng của thủy triều và giảm dần về sau. Mực nước cao nhất trong tháng có khả năng xuất hiện tại Tân Châu (An Giang) ở mức 2,90m; tại Châu Đốc là 2,55m (cao hơn chu kỳ năm trước từ 0,20-0,35m). 

Báo Dân Việt, 11/10/2016
Đăng ngày 11/10/2016
Huỳnh Xây
Đánh bắt

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 09:34 01/11/2024

“Lộc trời” sau bão Trà Mi: Người dân Đà Nẵng đón nhận món quà từ biển

Bão Trà Mi qua đi đã để lại những “món quà” bất ngờ cho người dân Đà Nẵng, khi dọc bờ biển đường Nguyễn Tất Thành được phủ kín bởi vẹm xanh, sò huyết, chíp chíp, và nhiều loại hải sản khác.

Vẹm xanh
• 10:33 31/10/2024

Người dân thất thoát trước quy định mới về đánh bắt cá ngừ

Nhiều ngư dân Việt Nam đang gặp khó khăn trước các quy định mới về kích thước tối thiểu khi khai thác cá ngừ vằn. Cụ thể, theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP, cá ngừ vằn chỉ được phép khai thác nếu đạt chiều dài từ 50cm trở lên. Quy định này nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản, nhưng lại gây thiệt hại lớn cho ngư dân và doanh nghiệp xuất khẩu.

Cá ngừ
• 14:13 22/10/2024

Ngăn chặn nhập lậu, buôn bán, vận chuyển trái phép tôm hùm giống

Thời gian qua, sản lượng nuôi tôm hùm ở Việt Nam được duy trì ổn định đạt trên 3.200 tấn/ năm với hơn 180.000 lồng nuôi. Hai đối tượng nuôi chính là nuôi tôm hùm xanh (Panulirus hormarus) và tôm hùm bông (Panulirus ornatus).

Tôm hùm giống
• 14:49 26/09/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 07:29 23/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 07:29 23/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 07:29 23/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 07:29 23/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 07:29 23/11/2024
Some text some message..