Luân canh tôm lúa trên vùng đất phèn nhiễm mặn

Qua thử nghiệm “Mô hình luân canh lúa - tôm trên vùng đất phèn nhiễm mặn huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang” của kỹ sư Nguyễn Hoàng Tâm, Chi cục Thủy sản tỉnh cho thấy nhiều tín hiệu khả quan. Mô hình đã nhận được sự đồng tình của bà con nơi đây.

Luân canh tôm lúa trên vùng đất phèn nhiễm mặn
Nông dân tham quan mô hình luân canh lúa - tôm tại hộ ông Nguyễn Văn Khải, ở ấp 6, xã Lương Nghĩa, huyện Long Mỹ.

Ông Nguyễn Văn Khải, hộ dân tham gia mô hình ở ấp 6, xã Lương Nghĩa, huyện Long Mỹ, cho biết: “Theo tôi thì những năm tới bà con nên áp dụng mô hình này và chỉ phát triển 1 vụ lúa luân canh với tôm hoặc thủy sản khác như cá. Bởi qua mô hình, tôi nhận thấy có hiệu quả, kiếm được lợi nhuận so với việc trồng lúa 3 vụ hay 2 vụ”.

Mô hình luân canh lúa - tôm sẽ là một lựa chọn mới trong canh tác nông nghiệp cho nông dân vùng đất phèn bị nhiễm mặn của huyện Long Mỹ.

Vụ nuôi tôm năm rồi (từ tháng 6 đến tháng 12-2017), ông Khải thu lời hơn 7 triệu đồng. So với làm lúa vụ Hè thu hay Xuân hè thì ông Khải chỉ phá huề thậm chí thua lỗ. Đến vụ lúa Đông xuân năm nay, thực hiện theo mô hình cải tiến, ứng dụng biện pháp khoa học kỹ thuật và trồng giống lúa thơm có chất lượng, ông Khải lại càng vui hơn. Nếu như các hộ bên ngoài mô hình trồng các giống lúa khác năng suất thấp, bán với giá hơn 5.000 đồng/kg lúa tươi thì ông Khải lại ước tính năng suất đạt gần 1 tấn/công. Giá lúa lai B-TE1 mà ông trồng đã được thương lái ngỏ giá mua dự kiến từ 6.100-7.000 đồng/kg.


Còn bà Đào Thị Gỉ, tham gia mô hình lúa luân canh của gia đình sắp thu hoạch lúa cũng rất khả quan. Bà Gỉ cho biết: “Có vài hộ gần nhà bị thất trắng, lúa không trổ bông do bị rầy nâu thì ruộng lúa của tôi lại trĩu hạt. Tất cả là do tôi được kỹ sư hướng dẫn đúng kỹ thuật và sử dụng giống lúa lai có năng suất cao”.

Theo kỹ sư Nguyễn Hoàng Tâm, mặc dù là mô hình mới, nhưng sản xuất lúa - tôm đã giúp khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên. Các hộ làm mô hình sau khi thu hoạch lúa đã tận dụng được dinh dưỡng từ gốc rạ và nguồn thức ăn tự nhiên để nuôi tôm. Nhờ đó mà giảm được chi phí đầu tư. Hơn nữa, mô hình còn giúp bà con thay đổi tập quán làm lúa 3 vụ không hiệu quả mà còn gây nguy hại cho môi trường. Tuy vậy, do năm 2017 độ mặn thấp (dưới 3‰) kèm theo thời tiết bất lợi, mưa nhiều làm cho tôm chậm lớn nên lợi nhuận không đạt tối đa. Trong khi đó, muốn tôm phát triển thì độ mặn phải đạt 6-7‰.

Cũng từ nguyên nhân này mà Chi cục Thủy sản tỉnh đã đưa ra nhiều giải pháp và kỹ thuật nuôi tôm cho nông dân trong trường hợp nước không đủ độ mặn. Bà Nguyễn Thị Thùy Lam, Chi cục phó Chi cục Thủy sản tỉnh đã đề xuất các phương án như: Đối với trường hợp nước có nồng độ mặn từ 3‰ trở lên thì khuyến khích nuôi 1 vụ tôm sú luân canh 1 vụ lúa. Còn nếu độ mặn dưới 3‰ thì không nên nuôi tôm sú mà chuyển sang nuôi các loại thủy sản khác như cá lóc ghép cá rô phi, tôm thẻ hoặc tôm càng xanh. Lưu ý không nên thả mật độ dày, chỉ dưới 5 con/m2 đối với mô hình nuôi quảng canh cải tiến (có cho ăn thức ăn) và mật độ 1-2 con/m2 đối với mô hình quảng canh (chỉ ăn thức ăn tự nhiên).

Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lê Xuân Tý nhận xét: Qua 1 vụ nuôi tôm và sản xuất lúa thì thấy mô hình lúa lai có khả quan vì sản lượng dự kiến thu hoạch khá đạt. Tuy vụ tôm chưa đạt hiệu quả tuyệt đối do nhiều điều kiện bất lợi của môi trường nhưng cũng phần nào giúp nông dân có được lựa chọn mới để áp dụng vào mô hình sản xuất của gia đình. Hơn nữa, mô hình đã cải thiện được tập quán, kỹ thuật trong sản xuất lúa, biện pháp cải tạo đất phèn nhiễm mặn cho nông dân. Hiệu quả mô hình sẽ góp phần giúp kinh tế nhà nông vùng đất phèn từng bước thêm phát triển.

Như vậy, qua thử nghiệm, mô hình luân canh lúa - tôm dù không đạt kết quả tối ưu nhưng vẫn thêm một lựa chọn mới cho nông dân vùng đất phèn nhiễm mặn huyện Long Mỹ trong định hướng sản xuất. Với mô hình này, người dân vùng ngoài đê bao của huyện Long Mỹ sẽ có được biện pháp đối phó và tiếp tục phát triển kinh tế mà không lo xâm nhập mặn.

Báo Hậu Giang
Đăng ngày 27/03/2018
Trúc Linh
Nuôi trồng

Đa dạng hóa các loài nuôi thủy sản nước lợ, mặn

Trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ thủy sản ngày càng tăng cao và điều kiện môi trường thay đổi, việc đa dạng hóa các loài nuôi thủy sản nước lợ, mặn trở thành một xu hướng quan trọng, giúp phát triển bền vững ngành thủy sản và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Cá nâu
• 10:26 19/03/2025

Cách nào giải quyết NO2 tối ưu tới thời điểm hiện tại

Việc duy trì môi trường nước sạch và ổn định là yếu tố sống còn để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của tôm.

Ao tôm
• 10:04 19/03/2025

Bền vững trong nuôi tôm công nghệ cao, hướng đi cho ngành thủy sản tương lai

Trong bối cảnh ngành thủy sản toàn cầu đang đối mặt với nhiều thách thức, từ vấn đề tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt cho đến tác động của biến đổi khí hậu, việc áp dụng mô hình nuôi tôm công nghệ cao theo hướng bền vững đã trở thành xu hướng tất yếu.

Ao nuôi tôm
• 10:22 18/03/2025

Tăng sinh khối men vi sinh trong ngành nuôi trồng thuỷ sản có lợi gì?

Nuôi trồng thuỷ sản đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm và phát triển kinh tế. Tuy nhiên, ngành này cũng đối mặt với nhiều thách thức, bao gồm bệnh dịch, môi trường nuôi bị ô nhiễm, và hiệu quả tăng trưởng của đối tượng nuôi. Việc ứng dụng men vi sinh đã trở thành giải pháp hiệu quả giúp tăng cường sức khỏe động vật thuỷ sản, giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường và tăng năng suất nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:00 18/03/2025

Săn bắt lươn bằng ná trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè: Nghề mưu sinh hay hành vi vi phạm?

Những ngày gần đây, hiện tượng dùng ná bắn lươn, cá trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đang gây xôn xao dư luận. Hành động này không chỉ vi phạm quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro cho cả người thực hiện lẫn cộng đồng xung quanh.

Người
• 08:15 20/03/2025

Cá hồi có thể chịu được tiếng ồn ở biển không?

Thực tế, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cá hồi có khả năng phân biệt được tần số âm thanh từ 100Hz đến 1000Hz, tương đương với một bàn hòa các loại âm tần từ tiếng thúc đầu của cá voi cho đến tiếng động cơ xa xa. Điều này giúp chúng định hướng trong môi trường nước tối tăm, nơi ánh sáng không thể chiếu tới.

Cá hồi
• 08:15 20/03/2025

Bảo vệ, phục hồi và phát triển rừng ngập mặn gắn với bảo tồn và đa dạng hệ sinh thái

Rừng ngập mặn là một trong những hệ sinh thái quan trọng nhất đối với môi trường tự nhiên.

Rừng ngập mặn
• 08:15 20/03/2025

Đa dạng hóa các loài nuôi thủy sản nước lợ, mặn

Trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ thủy sản ngày càng tăng cao và điều kiện môi trường thay đổi, việc đa dạng hóa các loài nuôi thủy sản nước lợ, mặn trở thành một xu hướng quan trọng, giúp phát triển bền vững ngành thủy sản và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Cá nâu
• 08:15 20/03/2025

Gấp rút chuẩn bị cho vụ nuôi thuỷ sản xuân hè 2025: Đảm bảo chất lượng, tăng cường hiệu quả

Ngành nuôi trồng thủy sản đang bước vào giai đoạn quan trọng khi các hộ nuôi đồng loạt cải tạo ao đầm, xử lý môi trường nuôi và sẵn sàng thả giống cho vụ nuôi xuân hè 2025.

Thả giống
• 08:15 20/03/2025
Some text some message..