Lưới che nắng - Giải pháp nuôi artemia mùa nóng

Nắng nóng liên tục kéo dài trong thời gian vừa qua đã ảnh hưởng rất lớn đến diện tích nuôi artemia trên địa bàn thị xã Vĩnh Châu. Hiện nay artemia đang vào cuối vụ, có những diện tích đang trông chờ cơn mưa giải nhiệt để tiếp tục thu trứng. Thay vì ngồi chờ, có một nông dân nhiều năm gắn bó với nghề đã chủ động triển khai che lưới chống nắng cho artemia, hiệu quả mang lại ngoài sự mong đợi.

Lưới che nắng - Giải pháp nuôi artemia mùa nắng
Ao nuôi artemia che lưới hiện đang tiếp tục cho trứng dù thời tiết khắc nghiệt.

nuôi artemia, nuôi artemia Vĩnh Châu, chống nắng cho artemia

Một bên ao nuôi artemia không che lưới và một bên ao nuôi có che lưới.

 nuôi artemia, nuôi artemia Vĩnh Châu, chống nắng cho artemia

Nuôi artemia không che lưới: Con artemia đỏ và chết dần. Ao nuôi này chỉ còn thu sinh khối (hay còn gọi là kéo con) để bán.

nuôi artemia, nuôi artemia Vĩnh Châu, chống nắng cho artemia

Với ao nuôi artemia có che lưới: Tuy thời tiết khắc nghiệt nhưng Artemia vẫn phát triển khá tốt.

Dù nắng gay gắt, nhiệt độ dưới ao lên đến khoảng 40 độ C thế nhưng quần thể atemia không những không bị ảnh hưởng mà còn đang sinh sản và bắt cặp để tiếp tục cho trứng. Người nghĩ ra ý tưởng này là anh Quách Văn Chuộn ở phường Vĩnh Phước, thị xã Vĩnh Châu. Đây là vụ nuôi thứ 2 anh Chuộn nuôi artemia bằng cách che lưới chống nắng.

Anh Quách Văn Chuộn chia sẻ: "Thời gian mình che lưới tầm giữa tháng 2, lúc thời tiết nắng gắt thì có hiệu quả. Lúc ban đầu thời tiết còn mát, nước không nóng. Nếu so sánh nhiệt độ giữa bên che lưới và bên không che lưới giảm từ 5 độ - 8 độ, bên che lưới thì nước mát".

Năm nay anh Quách Văn Chuộn nuôi 1,5 ha artemia. Trong đó có 0,5 ha anh triển khai thực hiện mô hình che lưới chống nắng. Anh cho biết tính từ đầu vụ đến nay anh đã thu được 100 kg trứng. Năm nay, mùa vụ artemia không thuận, có người lỗ vốn. Anh Chuộn chia sẻ, trong 100 kg trứng thì diện tích che lưới 0,5 ha (tuy chưa kết thúc vụ) nhưng đã thu được 50 kg trứng tươi. Riêng 1 ha không che lưới còn lại năng suất trứng thu về chỉ vỏn vẹn được 50 kg trứng, hiện các ao này đã không còn thu trứng vì nắng quá nóng. Anh Chuộn chia sẻ thêm: "Nếu so sánh về thời gian vớt trứng thì ao nuôi che lưới kéo dài hơn, còn bên không che lưới thì nắng lên là hết trứng. Chi phí đầu tư che lưới cho diện tích này là 16 triệu đồng nhưng mình sử dụng được nhiều vụ".

Diện tích ao che lưới của anh Chuộn hiện đang tiếp tục cho trứng. Giá bán hiện nay khoảng 1 triệu 200 ngàn đồng một kg. Thay vì kết thúc mùa vụ sớm vì thời tiết thì nay với cách làm này, diện tích nuôi artemia của anh Chuộn có thể kéo dài thêm thời gian cho trứng, góp phần tăng năng suất, hạn chế tình trạng chết con. 

Theo ông Lý Chí Hiếu, Trưởng trạm khuyến nông thị xã Vĩnh Châu cho biết: "Theo lệ thường hàng năm bắt đầu từ tháng 2 là thời tiết nắng nóng (có khi kiểm tra nhiệt độ dưới ao lên đến 40 độ C) sẽ làm cho artemia bị đỏ con và chết. Cho nên 2 năm qua, các hộ tiến hành che lưới, hiệu quả thấy rất rõ. Ao có che lưới nhiệt độ giảm so với ao không che lưới. Những ao không che lưới từ tháng 2 trở lên thì artemia chết dần, kéo theo sản lượng giảm. Hàng năm kết thúc vụ nuôi artemia từ tháng 2 đến tháng 3. Hiện nay trên địa bàn thị xã rất ít hộ làm lưới che ao nuôi artemia, cái chính vẫn là vốn đầu tư, còn lại là do hộ nuôi chưa hiểu được hiệu quả nên cũng chưa tự tin thực hiện".

Artemia phát triển tốt ở độ mặn 80‰, tuy nhiên thời tiết nắng quá gay gắt hay thiếu nắng đều không phù hợp với loài giáp xác này. Thay vì để mùa vụ kết thúc sớm hơn vì nắng nóng hay chờ đợi những cơn mưa giải nhiệt để tiếp tục thu trứng thì lưới che nắng được xem là giải pháp phù hợp nuôi artemia trong điều kiện nhiệt độ trong ngày tăng cao như hiện nay.

THST
Đăng ngày 19/04/2019
Kim Sang - Bình Trọng
Kỹ thuật

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 11:03 26/12/2024

Các lưu ý khi xử lý ao thả nuôi vụ tết 2025

Vụ nuôi thả dịp Tết luôn là thời điểm quan trọng trong ngành thủy sản. Xử lý ao nuôi tôm vụ Tết 2025 cần chú trọng các lưu ý đặc biệt để đảm bảo môi trường nước sạch, tôm khỏe mạnh, và đạt năng suất cao trong điều kiện thời tiết mùa Tết thường lạnh và có thể biến đổi thất thường.

Ao nuôi tôm
• 10:29 23/12/2024

Chuyển giao cá tra bố mẹ và nâng cao chất lượng giống

Vừa qua, Tép Bạc phản ánh thông tin từ Cục Thủy sản và Hiệp hội Cá tra Việt Nam về chất lượng giống cá tra thấp, hao hụt đến 95% trong ương dưỡng và khi nuôi thương phẩm cũng hao hụt lớn, nhiều bạn đọc muốn biết thêm công tác giống đang thực hiện. Sau đây xin cung cấp thông tin từ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II (Viện 2)

Cá tra giống
• 09:51 13/12/2024

Tìm hiểu cách trao đổi khí của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh thuộc lớp giáp xác, có cơ chế trao đổi khí phức tạp và thích nghi tốt với môi trường nước. Quá trình trao đổi khí của tôm diễn ra thông qua các cấu trúc và cơ chế đặc biệt giúp chúng lấy oxy từ nước và thải khí carbon dioxide.

Tôm thẻ
• 09:43 06/12/2024

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 00:14 27/12/2024

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 00:14 27/12/2024

Tiềm năng của cá cảnh trong thị trường xuất khẩu

Ngành nuôi trồng thủy sản không chỉ tập trung vào tôm, cá nuôi thương phẩm mà còn bao gồm cả ngành cá cảnh, một lĩnh vực đang ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Với sự phát triển của công nghệ nuôi trồng và nhu cầu ngày càng tăng từ các thị trường lớn, cá cảnh đã trở thành một sản phẩm xuất khẩu đầy tiềm năng.

Cá cảnh
• 00:14 27/12/2024

Câu chuyện thành công trong nuôi tôm

Những ngày gần đây, bà con nông dân nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ đang thu được những thành công lớn từ mô hình nuôi tôm kết hợp với trồng lúa, đặc biệt là khi giá tôm đạt mức kỷ lục. Những câu chuyện thành công từ các mô hình nuôi tôm, đặc biệt là ở Kiên Giang và Cà Mau, đang được chia sẻ rộng rãi và tạo động lực lớn cho người dân trong khu vực và trên cả nước.

Tôm thẻ chân trắng
• 00:14 27/12/2024

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 00:14 27/12/2024
Some text some message..