Lưới phát sáng - Giải pháp mới giúp giải cứu rùa biển,... khỏi lưới đánh cá

Các nhà sinh thái học Mỹ vừa tìm ra một phương pháp mới giúp giảm bớt tình trạng các loài rùa, cá mập và mực bị vướng vào lưới đánh cá.

Đèn diode phát quang (LED)
Đèn diode phát quang (LED) màu xanh lá cây gắn trên lưới đánh cá giúp ngăn chặn việc đánh bắt rùa, cá mập, mực. Ảnh NOAA Fisheries

Với ngư dân đánh cá, một con mực đen có nhiều xúc tu mắc kẹt trong lưới là vấn đề không mong muốn. Còn với rùa biển hay cá đuối kim cương, việc mắc vào lưới đồng nghĩa với cái chết. Để khắc phục tình trạng đánh bắt thủy sản không mong muốn, các nhà sinh thái học Mỹ công bố phương pháp khắc phục mới: gắn đèn diode phát quang (LED) màu xanh lá cây vào lưới đánh cá. 

Theo nghiên cứu, phương pháp này làm giảm đáng kể việc đánh bắt các loài động vật không mong muốn (như cá mập, mực) mà không ảnh hưởng tới chất lượng và số lượng của các loài hải sản đem lại lợi nhuận cao.

Nghiên cứu cho thấy có sự giảm thiểu số lượng các loài không mong muốn bị đánh bắt và không có tác động tiêu cực đến tổng sản lượng, theo nhà sinh thái học bảo tồn đại học bang San Diego Rebecca Lewison, một người không tham gia nghiên cứu.

Để đánh bắt cá, nhiều ngư dân ven biển dùng lưới mang, loại lưới treo trên mặt nước như một hàng rào lưới có dây, dây được cố định trên mặt nước nhờ các phao nổi. Các tấm lưới có thể trôi trong nhiều giờ hay nhiều ngày, không phân biệt loài mong muốn và không mong muốn; những sinh vật bắt được ngoài ý muốn sẽ bị quăng xuống biển với các vết thương tích chết cơ thể. Kiểu đánh bắt này này góp phần đáng kể vào sự suy giảm toàn cầu của các loài như cá heo, rùa biển, đồng thời làm chậm hoạt động hàng ngày của người đánh cá.

Trước đó, nhà sinh thái biển John Wang và các đồng nghiệp ở Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA) Hoa Kỳ đã phát minh ra các loại lưới chiếu sáng để giải quyết việc bắt rùa. Rùa đặc biệt giỏi nhìn ánh sáng xanh. Các nhà nghiên cứu thấy rằng, lưới chiếu sáng đã làm giảm 64% tỉ lệ đánh bắt rùa không mong muốn. Do đó, họ nghĩ là lưới này cũng có thể giúp các động vật biển khác nhận được lợi ích tương tự.

lưới
Lưới có ánh sáng bắt được cá ít hơn 63%, rùa ít hơn 51%, mực ít hơn 81% so với lưới tối. Ảnh razorxgamer

Nhóm nghiên cứu đã hợp tác với những người đánh bắt cá mú và cá bơn quy mô nhỏ ở vùng biển ngoài khơi Baja California (Mexico), nơi có rất nhiều rùa và các loài động vật biển lớn khác, theo nhà sinh thái học bảo tồn đại học bang Arizona Jesse Senko, trưởng nhóm nghiên cứu. Để thực hiện, các nhà nghiên cứu đã triển khai 28 cặp lưới với mỗi cặp có 1 tấm lưới gắn đèn LED. Sau đó, nhóm cân và xác định từng sinh vật bị mắc lưới qua đêm.

Theo kết quả được công bố trên tạp chí Current Biology số ngày 22 tháng 1 vừa qua, lưới có ánh sáng bắt được cá ít hơn 63%, rùa ít hơn 51%, mực ít hơn 81% so với lưới tối. Kết quả "hài lòng" nhất là với loài elasmobranch bao gồm cá mập và cá đuối, nhà sinh thái Lewison cho biết. Theo bà, bắt cá mập là một "vấn đề lớn" ở Vịnh California. Trong nghiên cứu mới, tỉ lệ đánh bắt cá mập đã giảm tới 95%.

Có lẽ, quá đơn giản để nói rằng, các loài cá mục tiêu không thể nhìn thấy ánh sáng như các loài động vật khác, theo nhà sinh thái John Wang. Các nhà nghiên cứu vẫn đang tìm hiểu lý do tại sao một số loài động vật tránh ánh sáng tốt hơn những loài khác. Theo họ, các loài elasmobranchs có thị lực tinh vi, còn mực ống Humboldt có nhãn cầu lớn. Vì vậy mà những loài động vật này có thể dễ dàng nhận ra ánh sáng màu xanh lá cây.

Loại lưới có đèn LED phát sáng này giúp các ngư dân vẫn đánh bắt được nhiều cá mục tiêu như trước nhưng chỉ mất một nửa thời gian kéo và tháo lưới. Hạn chế lớn nhất của giải pháp này là, chi phí trang bị một tấm lưới có đèn lên tới 140 USD, cao hơn khả năng tài chính của một số người đánh cá. Hiện nay, các nhà nghiên cứu đang thử nghiệm đèn chạy bằng năng lượng mặt trời có tuổi thọ cao hơn đèn chạy bằng pin. Họ cũng xem xét việc tạo ra kết quả tương tự ở Baja California, các ngư trường ở Indonesia và vùng biển Caribbean với ít đèn hơn. Trong những dự án này, nhu cầu của những đánh cá là rất quan trọng. "Họ là những người sử dụng các tấm lưới hàng ngày", nhà sinh thái Lewison nói.

Science
Đăng ngày 08/02/2022
Stephen Thái
Khoa học

Giải pháp công nghệ hiện đại trong kiểm soát rận biển trên cá hồi

Rận biển, một loại ký sinh trùng nguy hiểm, đang trở thành vấn đề lớn trong ngành nuôi trồng cá hồi. Chúng không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cá mà còn làm giảm năng suất và gia tăng chi phí sản xuất.

Cá hồi
• 10:20 12/12/2024

Vật chủ trung gian truyền bệnh EHP trên tôm

Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) lây truyền bệnh cho tôm chủ yếu xảy ra qua đường miệng bằng cách ăn phải bào tử các mô, trầm tích và nước bị ô nhiễm. Đồng thời chúng cũng được xác định có ở động vật không xương sống hoang dã như giun nhiều tơ, cua, động vật thân mềm và các loài động vật đáy khác như artemia, v.v. và chúng bị nghi ngờ là vật truyền mầm bệnh cho tôm giữa môi trường hoang dã và hệ thống nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:18 11/12/2024

Sự liên kết giữa các giác quan chính của tôm

Mỗi giác quan đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp tôm tìm thức ăn, tránh kẻ thù và duy trì các hoạt động sinh tồn khác. Sự liên kết giữa các giác quan này tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh, giúp tôm phát triển và thích nghi trong môi trường khắc nghiệt.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:41 06/12/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 10:57 26/11/2024

Ngư dân Bình Định trúng đậm cá chù

Vừa qua, rất nhiều tàu thuyền của ngư dân hành nghề lưới vây rút ngày ở xã Mỹ An, huyện Phù Mỹ, Bình Định cập bến với cá chù đầy khoang. Mỗi thuyền sau mỗi chuyến đánh bắt từ 2 đến 3 ngày thu được sản lượng từ 1 đến 2 tấn cá. Với giá cá chù 50.000 đồng/kg, mỗi thuyền thu nhập từ 50 đến 100 triệu.

Cá chù
• 13:45 14/12/2024

Phòng bệnh tổng hợp cho tôm hùm

Tôm hùm là một trong những loài nuôi có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, để nuôi tôm hùm đạt hiệu quả kinh tế cao, ngoài việc nắm vững kỹ thuật nuôi, người nuôi cần chú ý các biện pháp phòng trị bệnh cho tôm.

Tôm hùm
• 13:45 14/12/2024

VietShrimp 2025: Những vấn đề nóng hổi ngành tôm Việt Nam trên bàn Hội thảo

“Xanh hóa vùng nuôi” sẽ là chủ đề chính, xuyên suốt tại kỳ Hội chợ VietShrimp 2025. Hội chợ quy tụ những doanh nghiệp hàng đầu của ngành tôm Việt Nam – mang tới các giải pháp công nghệ tiên tiến, những mô hình nuôi hiện đại nhằm đẩy nhanh quá trình xanh hóa vùng nuôi tôm.

Vietshrimp 2025
• 13:45 14/12/2024

Chuyển giao cá tra bố mẹ và nâng cao chất lượng giống

Vừa qua, Tép Bạc phản ánh thông tin từ Cục Thủy sản và Hiệp hội Cá tra Việt Nam về chất lượng giống cá tra thấp, hao hụt đến 95% trong ương dưỡng và khi nuôi thương phẩm cũng hao hụt lớn, nhiều bạn đọc muốn biết thêm công tác giống đang thực hiện. Sau đây xin cung cấp thông tin từ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II (Viện 2)

Cá tra giống
• 13:45 14/12/2024

Rủi ro của việc xét nghiệm không đầy đủ trong quy trình kiểm dịch

Quy trình kiểm dịch đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và chất lượng cho các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, và hàng hóa. Đặc biệt trong lĩnh vực nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản, các bước xét nghiệm trong kiểm dịch giúp phát hiện và ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, kiểm soát các chất cấm, và đảm bảo sản phẩm đạt chuẩn an toàn thực phẩm.

Thủy
• 13:45 14/12/2024
Some text some message..