Lươn đồng mùa nước nổi

Lũ năm nay về muộn nhưng người dân các huyện đầu nguồn tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang vẫn khai thác được nhiều loài thủy sản như: cá linh, cá trắng, cua, ốc, ếch, rắn, rùa... đặc biệt là lươn đồng.

lươn đồng
Lươn nhỏ chuẩn bị bán sang Campuchia

Lươn đồng (lươn thiên nhiên) có quanh năm, nhiều nhất là vào mùa lũ (tháng 6 đến tháng 10 âm lịch). Lúc này, người dân tập trung đánh bắt bằng nhiều cách: câu, đặt lọp, đặt trúm, soi đèn... Trong đó, đặt trúm là cách truyền thống và hiệu quả nhất.

Hầu hết lươn chạy trúm đều là lươn lớn, có con nặng cả ký lô. Ông Nguyễn Văn Đệ ở H.Hòn Đất (Kiên Giang) có 30 ống trúm, mỗi đêm bắt được  2 - 3 kg lươn. Với giá bán hiện nay từ  60.000 - 120.000 đồng/kg, gia đình ông Đệ thu nhập khoảng 250.000 đồng/ngày. Còn tại xã Vĩnh Hanh, H.Châu Thành (An Giang), đa số người dân dùng lọp để bắt lươn. Họ bơi xuồng ra giữa các cánh đồng mênh mông nước tìm chỗ đặt lọp, thường là những nơi gần lung bàu, nhiều cỏ rơm mục ủ, mỗi đêm kiếm vài ba ký. Tuy nhiên, với cách này thì phần lớn chỉ bắt được lươn nhỏ, dùng làm lươn giống.

Bà Hai Phương, Chủ cơ sở Hai Phương (ở xã Bình Hòa, H.Châu Thành, An Giang), chuyên thu mua lươn giống và lươn thịt cho biết năm nay lươn nhiều hơn mọi năm do nông dân ít dùng thuốc, hóa chất diệt ốc bươu vàng, nhờ vậy lươn sinh sản nhiều. Vào thời gian này, mỗi ngày Cơ sở Hai Phương thu mua 1 - 1,5 tấn lươn thịt. Hầu hết lươn nhỏ được bán sang Campuchia, Trung Quốc để làm lươn giống; lươn đạt trọng lượng từ 0,5 kg/con trở lên bán cho các nhà hàng, quán ăn trong và ngoài tỉnh.

Tại An Giang và Đồng Tháp, ngoài lươn thiên nhiên còn có lươn nuôi bồn, hằng năm cung cấp cho thị trường số lượng khá lớn. Theo ông Trương Quang Bình, Trưởng ấp Vĩnh Phúc (xã Vĩnh Hanh), tại xã này có gần 300 hộ nuôi lươn, mỗi hộ thu lợi nhuận trên 30 triệu đồng/năm.

Lươn có giá trị kinh tế cao và được xem món ăn đặc sản. Theo Đông y, thịt lươn có tác dụng bồi bổ khí huyết, trị suy dinh dưỡng, tăng cường sức khỏe... Riêng lươn đồng được thị trường tiêu thụ mạnh nhất nên thường khan hiếm nguồn hàng.        

Báo Thanh Niên, 17/10/2013
Đăng ngày 18/10/2013
Bài, ảnh:  Thiên Lộc
Nông thôn

Quảng trường con tôm ở Cà Mau: Tăng vốn đầu tư lên 43 tỷ đồng

Quảng trường Phan Ngọc Hiển tại thành phố Cà Mau đang trở thành một trong những dự án trọng điểm với nhiều thay đổi lớn về diện tích, vốn đầu tư và thời gian thi công. Mới đây, UBND tỉnh Cà Mau đã quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư cho dự án này, tăng vốn đầu tư thêm hơn 43 tỷ đồng và kéo dài thời gian thực hiện đến năm 2026.

Biểu tượng con tôm
• 08:00 22/12/2024

Lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ năm 2025

Vừa qua, Cục Thủy sản đã hướng dẫn khung lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ và một số nội dung quản lý, tổ chức sản xuất nuôi tôm nước lợ năm 2025 cụ thể như sau:

Thả giống
• 10:06 16/12/2024

Ngư dân Bình Định trúng đậm cá chù

Vừa qua, rất nhiều tàu thuyền của ngư dân hành nghề lưới vây rút ngày ở xã Mỹ An, huyện Phù Mỹ, Bình Định cập bến với cá chù đầy khoang. Mỗi thuyền sau mỗi chuyến đánh bắt từ 2 đến 3 ngày thu được sản lượng từ 1 đến 2 tấn cá. Với giá cá chù 50.000 đồng/kg, mỗi thuyền thu nhập từ 50 đến 100 triệu.

Cá chù
• 10:28 13/12/2024

Cà Mau đẩy mạnh quảng bá con tôm đến thị trường Mỹ

Trong chuyến công tác tại Hoa Kỳ, đoàn công tác Cà Mau do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử dẫn đầu đã làm việc với Seafood Watch (SFW) để tổ chức Hội nghị “Tôm sú bền vững từ Việt Nam” tại Boston, Hoa Kỳ và triển khai chương trình hợp tác với trường Đại học Arizona.

Tôm sú
• 10:23 09/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 03:22 21/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 03:22 21/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 03:22 21/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 03:22 21/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 03:22 21/12/2024
Some text some message..