Lưu ý khi nuôi cá trắm đen bằng thức ăn công nghiệp

Cá trắm đen là loài có thịt thơm ngon, kích cỡ thương phẩm lớn, giá trị kinh tế cao, tuy nhiên nó chỉ được nuôi xen ghép trong ao, hồ với một số đối tượng như cá mè, trôi, rô phi… vì thức ăn chủ yếu là các loại ốc sên, ốc nhồi, ốc bươu… số lượng có hạn.

Lưu ý khi nuôi cá trắm đen bằng thức ăn công nghiệp
Cá trắm đen. Ảnh: Internet

Để có thể nâng mật độ nuôi của cá trắm đen trong ao/hồ nhằm tăng năng suất hiệu quả thì cần chủ động được nguồn thức ăn. Năm 2017 Trung tâm Khuyến nông Nghệ an đã xây dựng thành công mô hình này ở địa bàn thành phố vinh và năm 2018 tiếp tục xây dựng tại huyện Hưng nguyên với các giải pháp đưa ra đó là: Điều kiện ao nuôi: Diện tích 2.000 - 5.000 m2, độ sâu nước: 2,0 - 3,0 m, lớp bùn đáy ao 20 - 30 cm. Ao được xây dựng ở nơi thoáng đãng, không bị cớm rợp. Bờ ao bằng đất, lát bê tông hoặc xây gạch, chiều cao bờ hơn mức nước cao nhất hàng năm để hạn chế thất thoát cá vào mùa mưa; cống cấp và cống thoát nư¬ớc đảm bảo thuận tiện cho việc cấp và thoát n¬ước dễ dàng. Nguồn nước cấp vào phải chủ động, không bị ô nhiễm, thuận lợi giao thông đi lại và nguồn điện.

Cải tạo ao: Ao nuôi được tháo cạn nước, dọn sạch đáy và xung quanh bờ ao, vét bớt bùn đáy ao chỉ để lại 20 - 30 cm, lấp hết các hang hốc quanh bờ ao, tu sửa bờ ao và khắc phục chỗ rò rỉ. Dùng vôi bột khử trùng đáy ao với lư¬ợng 7 - 10 kg/100 m2 ao. Phơi đáy ao 2 - 3 ngày sau đó lấy n¬ước vào ao thông qua lưới lọc để hạn chế cá tạp. Sau khi lấy nước từ 4 - 5 ngày tiến hành thả cá giống.

Chọn và thả giống: Chọn cá giống có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, cá khoẻ mạnh, không dị hình, dị tật, không có dấu hiệu bệnh lý. Cá đồng đều, cân đối, không bị xây xát, không mất nhớt, bơi lội nhanh nhẹn, bơi chìm trong nước theo đàn. Tùy thuộc điều kiện cụ thể của ao và trình độ kỹ thuật của chủ hộ mà định ra mật độ nuôi phù hợp, có thể thả 0,5 - 1,0 con/m2, cỡ giống thả trên 10 cm/con. Có thể nuôi ghép với một số đối tượng không cạnh tranh thức ăn như: Mè trắng với mật độ 0,1 con/m2 (1 con/10 m2). Cá giống được thả vào sáng sớm hoặc chiều mát, thả từ từ để cá thích nghi với môi trường ao nuôi. Trước khi thả tắm cho cá bằng dung dịch nước muối 2 - 3% trong thời gian 5 - 10 phút.

Chăm sóc và quản lý: Thức ăn nuôi cá Trắm đen là thức ăn hỗn hợp dạng viên nổi có thành phần dinh dưỡng 42% protein và 7% lipid. Kích cỡ viên thức ăn, khẩu phần ăn theo (bảng 1). Cho cá ăn 2 lần/ngày vào sáng sớm và chiều mát. Có thể bổ sung thêm ốc khoảng 10 ngày cho ăn 1 lần, khối lượng ốc bằng 5% lượng cá trong ao.

Bảng 1: Thức ăn và khẩu phần ăn 


Thức ăn được bảo quản trong kho thoáng mát, kê cao khỏi mặt sàn và sử dụng đúng thời hạn. Không cho cá ăn thức ăn đã hết hạn sử dụng hoặc bị mốc. Thường xuyên kiểm tra ao nuôi, khả năng sử dụng thức ăn và tình trạng sức khỏe của cá. Hàng tháng cân 5 - 10 cá thể, tính khối lượng trung bình làm cơ sở tính toán lượng cá trong ao và lượng thức ăn.

Hàng tuần kiểm tra chất lượng nước ao nuôi, đảm bảo chất lượng nước đạt yêu cầu theo (bảng 2).

Bảng 2. Một số thông số môi trường trong ao nuôi.


Thường xuyên bón thêm chế phẩm sinh học, EM ủ với rỉ mật ... nhằm cải thiện chất lượng nước.

Áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp trong suốt quá trình nuôi (hạn chế mầm bệnh, chọn con giống tốt sạch bệnh, cho cá ăn đủ lượng và chất để tăng sức đề kháng cho cá, cải tạo môi trường ao nuôi)  

Sau thời gian nuôi trên 1 năm cá đạt kích cỡ trên 2,0 kg/con có thể tiến hành thu tỉa để giảm mật độ. Trước khi thu hoạch 2 - 3 ngày  giảm dần lượng thức ăn rồi dừng ăn. Cần chuẩn bị đầy đủ các vật dụng phục vụ cho công tác thu hoạch (lưới, vợt, đá lạnh …) thao tác nhanh, tránh đánh bắt cá nhiều lần trong ngày, cá thương phẩm cần được vận chuyển bằng nước sạch, mát và cung cấp đủ lượng ô xy hòa tan.

Báo Nghệ An
Đăng ngày 24/07/2018
Trần Yến Trang
Kỹ thuật

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 11:03 22/11/2024

Nuôi tôm thành công nhờ vào vi sinh vật có lợi

Ngày càng nhiều người nuôi nhận thấy lợi ích của việc sử dụng vi sinh vật có lợi để cải thiện môi trường ao và tăng cường sức khỏe cho tôm. Đây không chỉ là xu hướng mới mà còn là một phương pháp nuôi tôm bền vững, giúp giảm thiểu rủi ro bệnh tật và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:38 11/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:47 05/11/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 14:26 01/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 15:19 26/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 15:19 26/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 15:19 26/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 15:19 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 15:19 26/11/2024
Some text some message..