Lưu ý khi sử dụng thuốc diệt cá tạp, giáp xác

Trong giai đoạn xử lý nước đầu vụ nuôi thì việc diệt trừ được triệt để cá tạp đóng vai trò rất quan trọng tới hiệu quả nuôi cá, tôm. Rotenon và saponin là 2 hợp chất chủ yếu được dùng để diệt cá tạp, giáp xác. Trên thị trường hiện nay đã xuất hiện một số sản phẩm dùng để diệt cá tạp nhưng trong thành phần chủ yếu vẫn là 1 trong hai chất này

Cây thuốc cá (Nguồn Internet)

1. ROTENON (DÂY THUỐC CÁ)

Dây thuốc cá (Derris elliptica) được trồng nhiều ở Cà Mau, Bạc Liêu, Trà Vinh...để lấy rễ. Rễ có thể phơi khô chế thành dạng bột để sử dụng. Rễ dây thuốc cá chứa hoạt chất chính là Rotenon, có tác dụng độc với cá và côn trùng nên thường được dùng để làm cho cá bị say để dễ bắt. Tuy nhiên ít độc hơn với loài giáp xác.

Theo các nghiên cứu thì cơ chế gây độc của rotenon qua khả năng ức chế sự oxy hoá, ngăn chận hoạt động của glutamate và pyruvate gây ngạt cho cá. Tính độc đối với cá tăng khi nước có tính acid; do vậy khi trong nước có tính kiềm cao phải tăng liều lưộng sử dụng. Trong cơ thể rotenone nhanh chóng được chuyển hoá qua gan. Ở ngoài trời rotenone có đặc điểm bị phân hủy nhanh ngay khi tiếp xúc với ánh sáng và không khí. Ngoài ra Rotenon trong nước dể bị KMnO4 làm mất độc tính với cá.

Người ta giã nát hay băm nhỏ rễ dây thuốc cá sau đó ngâm vào nước ao, hồ, sông, suối để thuốc cá, cá bị ngộ độc sẽ nổi lên. Dây thuốc cá còn được dùng để diệt sâu bọ, côn trùng, trừ sâu dùng trong cây trồng nông nghiệp. Theo kinh nghiệm dân gian, nước sắc hoặc nước ngâm rễ dây thuốc cá có tác dụng sát khuẩn, ghẻ lở cho súc vật.

Khi sử dụng dây thuốc cá để diệt cá tạp thì cần lưu ý là hoạt chất Rotenon càng mất hoạt tính khi độ mặn càng cao. Vì vậy, đối với các vùng nước ngọt hoặc có độ mặn dưới 10 phần ngàn thì dùng dây thuốc cá. Còn khi độ mặn trên 10 phần ngàn thì nên sử dụng bã trà (Saponine), vì hoạt tính của saponine tăng khi độ mặn tăng.

Nếu là ao nuôi tôm thì phải cải tạo ao thật kỹ trước khi sử dụng cũng như sau khi sử dụng. Vì dư lượng thuốc còn lại có thể làm cho tôm chết. Tốt nhất đối với ao nuôi tôm thì không nên sử dụng dây thuốc cá. Nồng độ sử dụng hiệu quả là 1ppm (loại 5% nguyên chất).

2. SAPONINE (BỘT BÃ TRÀ)

Saponin còn gọi là saponoid là một glycoside tự nhiên thường gặp trong nhiều loài thực vật. Saponin cũng có trong một số động vật như hải sâm, cá sao. Theo tiếng Latinh “sapo” có nghĩa là xà phòng và thực tế thường gặp là từ “saponification” có nghĩa là sự xà phòng hóa trong cả tiếng Anh và tiếng Pháp.

Saponin có nhiều nhất trong bã hạt trà, được chiết xuất từ hạt Camellia sp. Saponin được dùng để diệt cá tạp trong các ao nuôi tôm, vì nó là chất độc đối với cá nhưng không gây tác hại trên các loài giáp xác (tôm).

Saponin có tác dụng ức chế hô hấp của tất cả các loài động vật ở dưới nước có máu đỏ (máu có nhân haemoglobin), cá nằm trong nhóm này. Tôm  cũng như các loài giáp xác khác có máu thuộc nhóm nhân haemocyanin (máu màu xanh da trời) nên không bị tác động bởi Saponin.

Khi dùng các chất này để diệt cá, người nuôi lưu ý tới độ mặn của nước ao nuôi vì đây là yếu tố quyết định tới tính chất của rotenon và saponin, khi độ mặn của nước ao nuôi càng lớn thì mức độ tác dụng của saponin càng lớn còn của rotenon càng giảm.

Biện pháp kỹ thuật cụ thể khi diệt cá ở giai đoạn xử lý nước như sau:
- Với ao có độ mặn thấp: nếu sử dụng rotenon thì liều lượng rotenon sử dụng sẽ thấp do tác động của rotenon càng mạnh hơn khi được sử dụng ở độ mặn thấp, tuy nhiên trong thực tế nuôi trồng thuỷ sản thì người nuôi đa số sử dụng saponin do tính phổ biến, vì vậy khi dùng ở những vùng nuôi có độ mặn thấp, người nuôi tôm cần lưu ý sử dụng với liều lượng cao hơn mức bình thường để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Lưu ý: sử dụng saponin khi dùng có thể ngâm nước trước khoảng 12h là tốt nhất và sau khi dùng thì tác dụng thường chậm, sau khoảng 3-4h mới bắt đầu thấy cá chết.
- Hiện nay, do lợi nhuận nên một số sản phẩm saponin có hàm lượng saponin rất thấp hay không có và thay vào đó là một số chất có độc tính rất mạnh với động vật thuỷ sản (chất này làm cho cá chết nhanh và tồn lưu lâu trong ao nuôi, khiến ao có gây màu...chất này thường là chất đã bị cấm) nhưng nhà sản xuất vẫn ghi đầy đủ trên bao bì các thành phần saponin, rotenon này, người nuôi khi mua saponin cần lựa chọn những công ty có uy tín, sản phẩm có công bố chất lượng đầy đủ.
- Liều lượng sử dụng để diệt cá:
+ Độ mặn từ 20‰ trở lên: 10 - 15kg/ 1.000 m3.
+ Độ mặn từ 20‰ trở xuống: 15 - 20kg/ 1.000 m3.

3. CYPERMETHRIN

Cypermethrin là loại thuốc có nguồn gốc từ thuốc trừ sâu cho cây trồng (thuốc Bảo vệ thực vật); khi dùng liều cao dễ tồn lưu gây hại cho tôm thả nuôi trong thời gian qua. Dưới tác động của ánh nắng mặt trời, nhiệt độ ... thuốc Bảo vệ thực vật này sẽ phân hủy từ từ.

Để xử lý cần tiến hành:
- Sên vét bùn đáy ao.
- Gỡ bạt bờ ao (ngâm giặt).
- Cày, cuốc, xới đáy ao (vì có thể thuốc ngấm sâu 10 - 15cm).
- Phơi đáy ao 5-10 ngày.
- Lấy nước vô ngâm ngập ao (hoặc ngâm nước mưa) và xổ xả trong khoảng 10 - 15 ngày
- Xả cạn và lấy mẫu thử lại. Nếu hết dư lượng thuốc, tiến hành rải vôi, san và phơi ao, lấy nước như bình thường.
- Lưu ý: Việc diệt cá tạp bằng thuốc trừ sâu rất nguy hại đến cá nuôi sau này và sức khỏe con người, tác hại lâu dài do hóa chất tồn lưu trong nước và trong đất từ 15 ngày đến vài năm tùy theo gốc của hóa chất được sử dụng làm thuốc.

4. CHLORINE

Chlorine thường được dùng với mục đích chính là khử dùng nhằm tiêu diệt hay làm bất hoạt các vi sinh vật trong nước. Nhưng với liều lượng cao, chlorine có thể diệt cá tạp hay giáp xác trong ao nuôi.

Sau 3 - 4 ngày lấy nước, dùng chlorine liều 25-30ppm (25-30kg/1.000m3) diệt giáp xác, cá tạp…

Ghi chú:
-  Khi sử dụng hóa chất Chlorine diệt khuẩn cần lưu ý vào chỉ số pH và hàm lượng vật chất lơ lửng có trong ao để phát huy hết tác dụng của chlorine.
-  Hiệu quả sử dụng giảm khi pH cao, khi đáy ao và nguồn nước có nhiều chất hữu cơ sẽ xảy ra phản ứng phụ, sinh ra chất độc cho tảo nên khó gây màu nước.
- Sau khi sử dụng Chlorine nên chạy quạt để giảm hàm lượng Clo trong ao thời gian từ 10-12 ngày  thì mới sử dụng các sản phẩm khác tiếp tục.

5. ANTIMYCIN A

Antimycin A là một chất kháng sinh tự nhiên do vi khuẩn dạng sợi Streptomyces griseus sinh ra. Tác động gây hại của Antimycin A là do ngăn cản quá trình vận chuyển điện tử, tức là nó có thể ngăn cản quá trình hô hấp. Sau khi phát hiện ra Antimycin 20 năm, người ta sử dụng nó vào việc diệt cá vì thấy rằng nó có độc tính cao đối với cá ở vùng nồng độ thấp hơn nhiều so với nồng độ có hại đối với các loài thủy động vật khác.

Antimycin A có một số đặc trưng sau: ít độc đối với động vật có vú, dễ phân hủy thành loại không độc, dễ sử dụng do có hoạt tính sinh học cao, liều lượng sử dụng thấp, cá không cảm nhận được nên không dễ trốn tránh, hóa chất này không có màu và mùi sau khi gặp nước, có thể khử độc tính rất nhanh với thuốc tím.

Độc tính của Antimycin A rất khác nhau đối với các loại cá: cá có vảy dễ bị thương tổn nhất, cá da trơn chịu đựng tốt hơn. Vì vậy hóa chất trên được sử dụng để diệt cá có vảy trong ao nuôi cá da trơn với liều lượng 3 – 10 µg/l. Trong phần lớn các trường hợp cá da trơn có thể chịu đựng được liều lượng ít nhất là 20 µg/l.

Độc tính của Antimycin A  phụ thuộc vào điều kiện môi trường: giảm mạnh khi pH cao hơn 8.5 và ở vùng nhiệt độ thấp. Antimycin A ít được sử dụng để diệt cá hàng loạt vì để đạt được mục đích trên thì Rotenon có giá thành hạ hơn.

tepbac.com
Đăng ngày 18/10/2012
Trung Hiếu tổng hợp
Kỹ thuật

Những yếu tố sống còn quyết định thành bại trong nuôi tôm thẻ chân trắng

Tôm giống Postlarvae chiếm 8 – 10 %, trong cơ cấu giá thành nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm công nghệ cao, nhưng quyết định sự thành công của mô hình do liên quan đến tỷ lệ sống. Tỷ lệ sống của tôm sau chu kỳ nuôi cao, đồng nghĩa mô hình thành công, có lợi nhuận.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:49 04/10/2024

Lầm tưởng về tôm SPF

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, khái niệm SPF (Specific Pathogen Free) đã trở nên quen thuộc, đặc biệt là khi nói đến tôm. Tuy nhiên, có nhiều lầm tưởng xoay quanh thuật ngữ này, gây hiểu lầm cho người nuôi tôm và ảnh hưởng đến quyết định quản lý và sản xuất. Dưới đây là một số lầm tưởng phổ biến về tôm SPF và sự thật đằng sau chúng.

Tôm thẻ
• 10:06 02/10/2024

Sau mưa bão khí độc trong ao thường tăng cao

Sau những cơn mưa bão, một hiện tượng phổ biến trong ao nuôi thủy sản là nồng độ các loại khí độc tăng cao, đặc biệt là khí NH3 (ammonia), H2S (hydro sulfide), và CO2 (carbon dioxide). Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của các loài thủy sản nuôi như cá và tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm.

tôm thẻ
• 10:00 30/09/2024

Vai trò của rong và cá nuôi ghép với nuôi tôm theo hình thức sạch nước

Nuôi tôm theo hình thức sạch nước là một phương pháp thân thiện với môi trường và bền vững. Trong mô hình này, việc kết hợp với rong (tảo) và cá nuôi ghép đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng sinh thái và cải thiện chất lượng nước ao nuôi. Cả rong và cá đều có những chức năng cụ thể giúp tối ưu hóa quá trình nuôi tôm.

Cá rô phi
• 09:31 30/09/2024

Gấu nước: Một sinh vật bé nhỏ với sức sống mãnh liệt

Trong thế giới tự nhiên, không hiếm sinh vật có đời sống lâu dài; tuy nhiên, sinh vật biển có khả năng sinh tồn trong gần như mọi điều kiện môi trường như gấu nước thì thật sự rất hiếm hoi.

Bọ gấu nước
• 00:42 11/10/2024

Biện pháp phòng vệ chống lại vi-rút đốm trắng: Bảo vệ qua trung gian RNAi ở tôm

Vi-rút gây hội chứng đốm trắng (WSSV) đe dọa đáng kể đến ngành nuôi tôm trên toàn thế giới.

Tôm bệnh đốm trắng
• 00:42 11/10/2024

Tôm đóng rong nhớt cách nhận biết và giải pháp

Tôm bị đóng rong, nhớt thì trên một phần hoặc toàn bộ cơ thể sẽ bị phủ một lớp rong rêu màu xanh đen, khiến tôm hoạt động khó khăn, khó lột vỏ và chậm lớn.

Tôm đóng rong
• 00:42 11/10/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu

Đậu nành
• 00:42 11/10/2024

Những lưu ý khi sử dụng Probiotics trong nuôi trồng thủy sản

Hệ sinh thái của các thủy vực nuôi trồng thủy sản (NTTS) luôn thay đổi, việc duy trì sức khỏe và sản lượng của các loài thủy sản là rất quan trọng. Probiotics đã nổi lên như một giải pháp hiệu quả trong nỗ lực này, cung cấp một cách tiếp cận tự nhiên và lâu dài để cải thiện sự tăng trưởng, tăng khả năng miễn dịch và giảm tỷ lệ mắc bệnh (Singh và cộng sự, 2023).

Tôm giống
• 00:42 11/10/2024
Some text some message..