Mầm hoạ sán nhái trong đặc sản đồng quê

Hiện nay, nhiều món ăn được chế biến từ đặc sản đồng quê: ếch, nhái, rắn, chim... Nếu chế biến không cẩn thận, thịt chưa được nấu chín kỹ thì ấu trùng sán nhái ký sinh ở những con vật này có thể xâm nhập cơ thể và gây bệnh. Trước đây, Việt Nam chỉ ghi nhận bệnh nhân bị sán nhái ký sinh ở mắt, nhưng gần đây đã ghi nhận những trường hợp bị sán nhái chui vào phổi và thành bụng mà không rõ nguyên nhân.

Thịt ếch
Thịt ếch nấu chín kỹ mới nên ăn. Ảnh: Saphia Thu

Mở lòng đón trùng ký gửi

Bệnh ấu trùng sán nhái thường gặp ở châu Á và một số nước châu Âu có nhập khẩu thịt ếch, nhái, rắn, chim… Sán nhái thường gây bệnh cho người ở giai đoạn ấu trùng. Ấu trùng có dạng hình sâu có tên Sparganum, bệnh gây nên gọi là Sparganose.

Sán nhái đẻ trứng dưới nước, trứng bị những loài phù du, giáp xác ăn, đó là vật chủ phụ thứ nhất của sán. Sau đó loài phù du, giáp xác này bị ếch, nhái, rắn hoặc chim ăn – những loài này trở thành vật chủ phụ thứ hai. Khi ký sinh ở vật chủ phụ, ấu trùng ở dạng sâu (plerocercoid) dài vài centimet, màu trắng ngà, không chia đốt, không có đầu (scolex) ở phía trước, chỉ có ống giác giả. Con người có thể trở thành vật chủ phụ thứ hai trong các trường hợp uống nước chưa đun có chứa những loài phù du, giáp xác đã nhiễm sán; ăn thịt ếch, nhái, rắn, chim... sống hoặc chưa nấu kỹ; từ đây ấu trùng sán nhái đột nhập vào ống tiêu hoá, chui vào thành dạ dày, ruột và tạo thành u ở đó. Ngoài ra, ở thôn quê người dân còn quan niệm đau mắt đỏ là do “bốc hoả”, dùng thịt ếch nhái sống là chất mát, lạnh đắp vào mắt để “hạ hoả” đã tạo điều kiện thuận lợi cho ấu trùng sán nhái xâm nhập vào da, mắt gây u ở mắt, bệnh nhân có thể bị mù. Một số trường hợp khác ít gặp hơn là nhiễm ấu trùng sán nhái do rửa mặt bằng nguồn nước có loài phù du, giáp xác bị nhiễm ấu trùng.

Khi người là vật chủ phụ thứ hai của ấu trùng sán nhái, triệu chứng bệnh sẽ phụ thuộc nơi ấu trùng có dạng hình sâu ký sinh. Nếu ký sinh ở mắt sẽ gây đau, chảy nhiều nước mắt, viêm sưng màng tiếp hợp, mi, mí mắt... Nếu ký sinh ở da thì gây ngứa, nổi mẩn, thâm nhiễm, đôi khi người bệnh có cảm giác ấu trùng đang di chuyển. Một số trường hợp đã phát hiện ấu trùng sán nhái dạng sâu ở vùng màng ruột, thận, bàng quang, phổi, xoang ngực, tim và mô não. Khi ấu trùng sán nhái xâm nhập sâu vào trong nội tạng thì bệnh sẽ rất nặng.

Nhớ đừng ăn tươi nuốt sống

Trên lâm sàng, cách xác định bệnh chắc chắn nhất là phẫu thuật phát hiện và lấy được ấu trùng. Điều trị bệnh cũng bằng phẫu thuật để bóc tách, loại bỏ ấu trùng. Nếu không mổ được thì dùng thuốc novarsenol 0,3 – 0,4g/kg cân nặng/ngày, điều trị trong 4 – 5 ngày. Thuốc praziquantel và mebendazole không có tác dụng diệt ấu trùng của ký sinh trùng.

Để phòng bệnh, cần tuyên truyền vận động người dân không uống nước chưa đun sôi, không ăn các loại thịt ếch, nhái, rắn, chim... chưa nấu kỹ. Vùng nông thôn cần bỏ tập quán dùng thịt ếch, nhái sống đắp vào mắt để chữa bệnh mắt đỏ. Ngoài ra, chỉ sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh trong sinh hoạt hàng ngày. Khi vào quán ăn, nhà hàng, cần thận trọng khi gọi thức ăn được chế biến từ thịt ếch, nhái, rắn, chim... không ăn nếu thấy chưa nấu chín kỹ.

Báo Sài Gòn Tiếp Thị
Đăng ngày 02/10/2013
BS Nguyễn Võ Hinh, thầy thuốc ưu tú, viện Sốt rét – ký sinh trùng – côn trùng Quy Nhơn
Sinh học

Sự hỗ trợ nhau ở các bộ phận trên cơ thể tôm

Mỗi bộ phận của tôm, từ vỏ ngoài cứng cáp đến các cơ quan tiêu hóa, hô hấp và bài tiết, đều giữ vai trò riêng biệt nhưng lại không thể hoạt động một cách độc lập. Sự liên kết này giúp tôm bảo vệ bản thân trước các mối nguy, tận dụng dinh dưỡng và duy trì sức khỏe.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:33 13/11/2024

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 14:13 25/09/2023

Sự tương thích giữa chất xử lý nước và bộ lọc sinh học trong RAS

RAS (Recirculating Aquaculture System) là hệ thống nước tuần hoàn, là một mô hình tuy không mới nhưng lại được sử dụng rất phổ trong nuôi trồng thủy sản.

Hệ thống nuôi RAS
• 10:16 20/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Bản chất pH ao nuôi tôm và cách xử lý

Các kỹ sư thường tư vấn bà con việc kiểm tra pH đều đặn ngày 2 lần. Tuy nhiên nếu kiểm soát được môi trường tốt, nuôi được tảo có lợi chiếm ưu thế thì pH ao tôm sẽ được ổn định và hạn chế dao động. Việc hiểu bản chất sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và điều chỉnh pH theo ý muốn của mình được dễ dàng.

pH ao nuôi tôm
• 13:48 27/11/2024

Dấu hiệu tôm bệnh thể hiện ở ruột và gan

Trong quá trình nuôi tôm, bệnh tật là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm. Một trong những dấu hiệu rõ rệt để nhận biết tôm có bệnh là sự thay đổi bất thường ở gan và ruột. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có thể can thiệp kịp thời, từ đó giảm thiểu thiệt hại và duy trì sự phát triển khỏe mạnh cho tôm.

Gan tôm
• 13:48 27/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 13:48 27/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 13:48 27/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 13:48 27/11/2024
Some text some message..