Mặn xâm nhập sâu nơi dân bơm nước vào ruộng nuôi tôm

Dự báo mặn đang ở mức cao và xâm nhập sâu trong những ngày tới, nhiều tỉnh miền Tây phát cảnh báo để tránh rủi ro xảy ra do hạn, mặn trong những ngày tới. Tuy nhiên cũng có nơi người dân chờ nước mặn để bơm vào ruộng nuôi tôm.

Mặn ngập sâu
Mặn lấn sâu vào kênh nội đồng, người dân ở xã Tây Yên A, huyện An Biên (Kiên Giang) bơm nước mặn vào để nuôi tôm

Ngày 16-2, ông Phạm Tấn Đạo - chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Sóc Trăng - cho biết tình hình xâm nhập mặn hiện nay tương đương mùa khô năm 2022. Tuy nhiên theo ông Đạo, vào đầu tháng 2, do lưu lượng dòng chảy trên hệ thống sông Mekong về Đồng bằng sông Cửu Long nhỏ nên nguy cơ tiếp tục xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn vào các tháng mùa khô sắp tới là rất cao.

Hiện ngành nông nghiệp Sóc Trăng yêu cầu đơn vị quản lý khai thác bố trí lực lượng túc trực tại các cống xung yếu để tiến hành quan trắc độ mặn, vận hành hệ thống kịp thời khi có yêu cầu, khuyến khích nông dân sử dụng nước tiết kiệm, dịch chuyển lịch thời vụ để né mặn; khuyến cáo việc tích nước nông hộ, chuẩn bị các phương tiện lấy nước phục vụ sản xuất khi có điều kiện.

"Sóc Trăng đang theo dõi chặt chẽ các nguồn nước trên các sông, kênh rạch để điều tiết hợp lý các hệ thống công trình cung cấp nước sử dụng trong sản xuất và sinh hoạt", ông Đạo cho biết.

Còn tại Bạc Liêu, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Văn Thiều vừa có chỉ đạo triển khai các biện pháp phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn trong mùa khô đang diễn ra. UBND tỉnh Bạc Liêu cho rằng hạn hán, xâm nhập mặn năm nay dự báo tương đương mùa khô năm 2022 - 2023 và khả năng xuất hiện các đợt mưa trái mùa ảnh hưởng tới sản xuất muối và nuôi trồng thủy sản của người dân.

Từ đó, chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phải tập trung cao độ cho công tác điều tiết nước; đồng thời yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường hằng tháng phải lấy mẫu nước mặt tại 8 điểm trên địa bàn tỉnh (đại diện cho từng vùng mặn, ngọt, lợ) để phân tích các chỉ tiêu, thông báo kết quả quan trắc này để phục vụ việc sản xuất của người dân...

Để chủ động phòng chống xâm nhập mặn, ngoài theo dõi diễn biến thời tiết, Chi cục Thủy lợi tỉnh phối hợp với Công ty TNHH một thành viên Khai thác thủy lợi miền Nam vận hành cống Cái Lớn - Cái Bé, Xẻo Rô; vận hành hệ thống cống ven biển Hòn Đất - Kiên Lương.

Ngoài ra, đơn vị còn phối hợp với địa phương chủ động cải tạo các cống sử dụng cửa van vận hành tự động theo thủy triều thành cửa van vận hành chủ động để chủ động kiểm soát nguồn nước, ngăn mặn, trữ ngọt, đảm bảo an toàn cho việc gieo trồng và thu hoạch vụ lúa đông xuân 2022 - 2023 của người dân địa phương.

Tuổi Trẻ
Đăng ngày 17/02/2023
Khắc Tâm
Nuôi trồng

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:19 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 11:36 14/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 11:00 13/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 10:52 13/11/2024

Top 5 men vi sinh xử lý nước chất lượng và đáng tiền nên tham khảo nhất

Từ lâu, men vi sinh đã và đang được nhiều bà con tích cực ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản. Bằng cách cải thiện chất lượng môi trường nuôi, nâng cao sức khỏe và năng suất của vật nuôi, men vi sinh không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho người nuôi.

Ủ men vi sinh
• 04:58 18/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 04:58 18/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 04:58 18/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 04:58 18/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 04:58 18/11/2024
Some text some message..