Mạnh từ biển, làm giàu từ biển: Ấn tượng Sa Huỳnh (Bài 1)

Nằm ở cực Nam của tỉnh Quảng Ngãi, vùng đất Sa Huỳnh (thuộc xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ) không chỉ nổi tiếng bởi có các di tích khảo cổ thuộc nền văn hóa Sa Huỳnh, bởi cát vàng, biển xanh đầy tiềm năng du lịch, mà còn có nghề khai thác, đánh bắt hải sản xa bờ lớn nhất tỉnh Quảng Ngãi, góp phần phát triển kinh tế địa phương, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Sa Huynh
Hàng hóa tấp nập khi tàu về bến.

Với 2/3 phương tiện đánh bắt xa bờ tại các ngư trường truyền thống Hoàng Sa và Trường Sa, ngư dân Sa Huỳnh đã hành nghề ngang dọc biển Đông, làm giàu cho gia đình và địa phương.

* Trẻ, già cùng ra biển

Chúng tôi có dịp ghé thăm làng cá Sa Huỳnh vào một ngày đầu tháng 8-2013, giữa lúc vụ cá khơi đang rộ. Trên đường đưa chúng tôi ra thăm cảng cá Sa Huỳnh, ông Nguyễn Duy Trinh, Phó chủ tịch UBND xã Phổ Thạnh, tự hào khoe từ xưa đến nay, người dân Sa Huỳnh sinh sống bằng nghề biển. Biển đã cho dân xã Phổ Thạnh nhiều thứ, từ nhà cửa, cơm áo đến chuyện học hành của con cái... Đưa tay chỉ về phía dãy nhà đúc khang trang nằm ven hành lang bến cá, ông Trinh nói: “Nhà báo thấy không, toàn bộ những thứ ấy đều từ biển mà có. Bình quân mỗi năm, với nghề truyền thống đánh bắt thủy sản xa bờ, ngư dân Sa Huỳnh đã mang về từ 60-70% tổng thu nhập của xã, phục vụ tích cực cho việc phát triển kinh tế địa phương, xóa đói, giảm nghèo, giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội”.

Câu chuyện của ông Phó chủ tịch UBND xã Nguyễn Duy Trinh đã thực sự lôi cuốn chúng tôi khi được biết, Sa Huỳnh hiện có trên 25 ngàn dân, mà đã có trên 6.500 lao động trực tiếp làm nghề biển và hàng ngàn lao động khác tham gia các dịch vụ hậu cần nghề cá phục vụ cho việc đánh bắt, chế biến thủy, hải sản.

Phần lớn lao động nghề biển ở Sa Huỳnh chủ yếu là người tại chỗ, vốn quen với nghề đánh cá truyền thống trên biển Đông đã lâu đời, nên đối với họ biển cả là nhà, đánh bắt thủy sản là cơm áo. Do vậy, ở đây có rất nhiều ngư dân cả cuộc đời gắn liền với biển. Có người 13-14 tuổi đã theo ông cha vượt sóng ra khơi đánh bắt con cá, con tôm, để khi đi suốt cuộc hành trình “ăn đằng sóng, nói đằng gió”, mái tóc nhuốm màu bọt biển khơi thì họ đã có trong tay một gia tài đồ sộ với 2-3 đôi tàu công suất lớn trị giá hàng chục tỷ đồng trao lại cho con cháu tiếp tục nối nghiệp của gia đình.
Nhờ có ngư trường thuận lợi là Hoàng Sa và Trường Sa lắm cá, nhiều tôm, người dân Sa Huỳnh đã biết tận dụng lợi thế này để làm giàu cho gia đình và xã hội. Hàng chục năm trước, do điều kiện kinh tế chưa phát triển, đời sống ngư dân còn nghèo, phương tiện đánh bắt còn thô sơ, nên việc đánh bắt, khai thác thủy, hải sản của ngư dân còn nhiều hạn chế, chỉ quanh quẩn gần bờ. Tuy nhiên, những năm gần đây, nghề biển ở Sa Huỳnh đang phát triển mạnh, đặc biệt là khi Nhà nước có nhiều chính sách thiết thực hỗ trợ ngư dân, nên đã động viên được nhiều người dân tại địa phương tham gia đầu tư vốn liếng đóng mới tàu thuyền vươn khơi, bám biển.

Theo thống kê của UBND xã Phổ Thạnh, hiện Sa Huỳnh có số lượng tàu cá lên đến 964 chiếc với tổng công suất 164.420CV, trong đó loại phương tiện phục vụ cho đánh bắt xa bờ có công suất từ 90-500CV lên trên 646 chiếc. Với số lượng phương tiện khai thác hùng hậu như vậy, bình quân mỗi năm ngư dân Sa Huỳnh cung cấp cho địa phương gần 40 ngàn tấn hải sản các loại, với doanh thu hàng trăm tỷ đồng.

* Liên kết làm giàu

Cán bộ phụ trách thủy sản của UBND xã Phổ Thạnh Phạm Minh Hải cho chúng tôi biết, từ năm 2006 đến nay, nghề đánh bắt thủy sản xa bờ ở Sa Huỳnh phát triển rất mạnh. Trước nhu cầu phát triển nghề đánh bắt cá xa bờ theo chủ trương chung của Chính phủ và đặc biệt là phải có một lượng tàu có công suất lớn đủ sức vươn khơi bám biển dài ngày tại các ngư trường truyền thống: Hoàng Sa và Trường Sa, ngư dân Sa Huỳnh mạnh dạn đầu tư tiền của để đóng mới các loại phương tiện, đảm bảo cho việc vươn khơi xa đánh bắt dài ngày. “Cũng nhờ đóng mới và cải hoán nâng công suất tàu thuyền mà 3 tháng đầu năm 2013, sản lượng khai thác thủy sản của ngư dân Sa Huỳnh đạt trên 12,5 ngàn tấn, trong đó có 8.500 tấn phục vụ xuất khẩu” - anh Hải phấn khởi cho biết.

Ông Trần Thanh Nga, thành viên Ban chủ nhiệm nghiệp đoàn nghề cá xã Phổ Thạnh, chia sẻ: “Sở dĩ nghề cá ở Sa Huỳnh phát triển và mang lại hiệu quả cao là do có nhiều yếu tố, trong đó đáng nói nhất là nhờ sự năng động, đoàn kết của bà con ngư dân. Khi vươn khơi bám biển, bà con biết chia sẻ nhau đàn cá, tàu nào gặp đàn cá lớn, ngư trường tốt là bà con í ới gọi nhau chung tay khai thác, đánh bắt, giảm hẳn cảnh tàu đói, tàu no, may nhờ rủi chịu”.

Một yếu tố nữa, theo ông Nga, là thời gian qua, để hỗ trợ cho bà con ngư dân an tâm bám biển, UBND xã Phổ Thạnh còn quan tâm phát triển nhiều mô hình liên kết phục vụ nghề cá, như: hình thành 26 cơ sở thu mua, chế biến thủy sản, thành lập một hợp tác xã và 2 cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu thuyền; một hợp tác xã khai thác dịch vụ hậu cần nghề cá, một nghiệp đoàn nghề cá…, đảm bảo đáp ứng mọi nhu cầu của ngư dân trong việc tiêu thụ và đánh bắt hải sản.

Tuy nhiên, bấy nhiêu đó cũng chưa thể an tâm, ông Nguyễn Duy Trinh cho biết thêm, ngư dân đánh bắt ở ngư trường xa với nhiều rủi ro về thiên tai… Để giúp ngư dân giảm bớt những rủi ro có thể gặp, an tâm bám biển làm giàu cho quê hương và góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc, địa phương đã thành lập một trung đội dân quân biển với 3 tiểu đội, họ là những ngư dân tràn đầy kinh nghiệm, thường xuyên gắn bó cùng các con tàu vươn khơi, vừa làm nhiệm vụ đánh bắt hải sản, vừa có trách nhiệm nắm bắt các thông tin liên quan đến hoạt động của các “tàu lạ” trên biển để báo về đất liền cho các cơ quan chức năng kịp thời xử lý.

Bên cạnh đó, xã Phổ Thạnh còn thành lập 30 tổ tự quản tàu thuyền làm nhiệm vụ giải quyết những bất đồng giữa ngư dân trên biển và hỗ trợ lẫn nhau trong khai thác, đánh bắt, cũng như ứng phó với những sự cố rủi ro. “Những mối liên kết đó như một chất keo kết dính bền chặt, giúp cho ngư dân Sa Huỳnh ngày càng gắn bó hơn với biển và có thêm nhiều tỷ phú ngư dân” - ôngTrinh nói.

Theo thống kê của UBND xã Phổ Thạnh, hiện Sa Huỳnh có số lượng tàu cá lên đến 964 chiếc với tổng công suất 164.420CV, trong đó loại phương tiện phục vụ cho đánh bắt xa bờ có công suất từ 90-500CV lên trên 646 chiếc. Với số lượng phương tiện khai thác hùng hậu như vậy, bình quân mỗi năm ngư dân Sa Huỳnh cung cấp cho địa phương gần 40 ngàn tấn hải sản các loại, với doanh thu hàng trăm tỷ đồng.

Báo Đồng Nai
Đăng ngày 27/08/2013
đức việt
Nông thôn

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025

Ngày 03/01/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nhá tôm
• 10:11 10/01/2025

Nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch: Xu hướng bền vững cho năm 2025

Trong bối cảnh toàn cầu hướng tới phát triển bền vững, Việt Nam đang chứng kiến sự trỗi dậy của các mô hình kết hợp kinh tế và bảo vệ môi trường. Một trong số đó là "nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch" – giải pháp mang lại lợi ích kép.

Mô hình nuôi
• 09:39 02/01/2025

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 13:45 26/12/2024

Quảng trường con tôm ở Cà Mau: Tăng vốn đầu tư lên 43 tỷ đồng

Quảng trường Phan Ngọc Hiển tại thành phố Cà Mau đang trở thành một trong những dự án trọng điểm với nhiều thay đổi lớn về diện tích, vốn đầu tư và thời gian thi công. Mới đây, UBND tỉnh Cà Mau đã quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư cho dự án này, tăng vốn đầu tư thêm hơn 43 tỷ đồng và kéo dài thời gian thực hiện đến năm 2026.

Biểu tượng con tôm
• 08:00 22/12/2024

Loài cá được mệnh danh là "phù thủy" dưới đại dương

Cá mặt quỷ không chỉ được thiên nhiên “ưu ái” ban tặng một vẻ ngoài “ma chê quỷ hờn” mà còn sở hữu thêm kỹ năng ngụy trang và phản công bằng nọc độc vô cùng đáng sợ hệt một phù thủy thực thụ dưới đại dương.

Cá mặt quỷ
• 05:06 11/01/2025

Nâng cao công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản

Hiện nay công tác bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản đang tiếp tục đối mặt với một số khó khăn, thách thức như các hình thái thời tiết cực đoan trên biển đang ngày càng phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Tàu cá
• 05:06 11/01/2025

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025

Ngày 03/01/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nhá tôm
• 05:06 11/01/2025

Giải pháp vi sinh giảm thiểu khí độc trong ao nuôi

Các khí thường xuyên xuất hiện trong ao nuôi tôm, đặc biệt khi chất hữu cơ tích tụ và quá trình phân hủy xảy ra mạnh mẽ. Những khí độc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm giảm năng suất nuôi.

Tạt vi sinh
• 05:06 11/01/2025

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 05:06 11/01/2025
Some text some message..