Mật độ và chế độ ăn đảm bảo tăng trưởng trên vọp giống

Nghiên cứu mới đây của Ngô Thị Thu Thảo và Trần Ngọc Hải tại khoa thủy sản đại học Cần Thơ đã tìm ra mật độ nuôi và chế độ ăn giúp đảm bảo sự tăng trưởng và tỉ lệ sống trên vọp giống.

Mật độ và chế độ ăn phù hợp trong sản xuất giống vọp
Vọp - một loài thủy sản có giá trị kinh tế

Vọp có tên khoa học là Geloina coaxans tên gọi tiếng Anh là “mud clam” còn gọi là nghêu bùn hay nghêu rừng đước. Vọp là loài ăn lọc, phân bố rộng, sống ở vùng cao triều, nơi có chất đáy là bùn cát, có nồng độ muối thấp, nhất là nơi có rừng đước, sú, vẹt… Vọp là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, thịt ngon, có vị ngọt, giá trị dinh dưỡng cao nên được nhiều người ưa chuộng, thịt vọp chứa nhiều loại acid béo cao phân tử như: 16:1ω7, 18:1ω9, 18:2ω6, 18:3ω3, 18:1ω7, 18:4ω3, 20:5ω3 và 22:6ω3 (Zainudin Bachok et al., 2003). 

Tuy nhiên, những năm gần đây nguồn vọp tự nhiên ngày càng cạn kiệt, do quản lý về nguồn lợi ở các địa phương chưa chặt chẽ, người dân khai thác nguồn lợi này quá mức làm cho sản lượng khai thác giảm, nguồn giống khan hiếm dần.

Ở Việt Nam một số nghiên cứu về Vọp đã được thực hiện như về chu kỳ sinh sản, Quách Kha Lý và Ngô Thị Thu Thảo (2011) đã báo cáo hoạt động sinh sản của vọp xuất hiện vào tháng Năm và tháng Mười Một trong năm. 

Đặc điểm sinh sản của vọp

Khi quan sát từ ngoài cho thấy, tuyến sinh đực và cái của vọp có màu sắc khác nhau. Ở con đực khi tuyến sinh dục phát triển bao phủ nội tạng có màu trắng sữa, trong khi đó tuyến sinh dục con cái có màu đen sậm. Các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục vọp giống như nghêu, hàu, sò huyết…được chia thành 5 giai đoạn: Giai đoạn nghỉ, giai đoạn phát triển sớm, giai đoạn phát triển hoàn chỉnh, giai đoạn thành thục và giai đoạn sinh sản. Một số phương pháp kích thích sinh sản của vọp tương tự như ngao M. lyrata: Sốc nhiệt, sốc độ mặn, ngâm hóa chất, tạo dòng chảy, kết hợp dòng chảy với sốc nhiệt…Kết quả cho thấy cho thấy phương pháp hạ nhiệt kết hợp với dòng chảy thích hợp cho kích thích sinh sản vọp, chiều dài, chiều cao, chiều rộng… của vọp ở các phương pháp kích thích không có sự khác biệt thống kê. Tuy nhiên, tỷ lệ con cái tham gia sinh sản ở các phương pháp kích thích khác nhau có sự khác biệt.

Ngày nay, vọp đã được ương nuôi với nhiều hệ thống khác nhau; tuy nhiên, kỹ thuật nuôi dưỡng vẫn còn rất hạn chế, nguồn giống đa phần thu thập từ tự nhiên và không đủ cung cấp cho thị trường. Do đó, tìm ra các kỹ thuật phù hợp để cải thiện tỷ lệ sống và hiệu suất tăng trưởng của ấu trùng vọp là cần thiết. Vì vậy, nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích tìm hiểu mật độ và chế độ ăn uống phù hợp trong ương dưỡng ấu trùng vọp trong điều kiện trại giống để cải thiện chất lượng và tỉ lệ sống của ấu trùng vọp.

Bố trí thí nghiệm

Sau khi vọp bố mẹ sinh sản, trứng thụ tinh được thu và ủ trong 24 giờ cho đến khi đạt đến giai đoạn ấu trùng D và sau đó được chuyển vào chai thủy tinh 5L với mật độ 2.000 ấu trùng/L.

- Thí nghiệm 1: Đánh giá ảnh hưởng của loại thức ăn khác nhau lên ấu trùng vọp

+ Nghiệm thức 1: 100% tảo tươi (đối chứng)

+ Nghiệm thức 2: 100% tảo khô 

+ Nghiệm thức 3: 75% tảo tươi + 25% tảo khô 

+ Nghiệm thức 4: 50% tảo tươi + 50% tảo khô 

Trong nhóm đối chứng: Ấu trùng được cho ăn với hỗn hợp tảo tươi loài Nannochloropsis sp. và Chaetoceros sp. ở tỷ lệ tế bào 1: 1, mật độ 5.000 tế bào/mL, cho ăn 2 lần một ngày lúc 8:00 và 18:00. 

Thí nghiệm được thiết lập điều kiện trong nhà với ánh sáng cường độ khoảng 1.000 lux vào ban ngày. Thời gian thử nghiệm đã kéo dài 17 ngày từ ấu trùng D đến giai đoạn giống

- Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của mật độ khác nhau lên nuôi ấu trùng vọp

Thí nghiệm được thiết kế hoàn toàn ngẫu nhiên lần lượt với 3 mật độ: 2.000 ấu trùng / L; 4.000 ấu trùng /L và 8.000 ấu trùng /L. Chế độ ăn tốt nhất từ Thí nghiệm 1 đã được áp dụng cho ăn trong thí nghiệm 2.

Kết quả: 

- Thí nghiệm 1: Nuôi vọp với tảo tươi 100% cho thấy chiều dài và chiều rộng của ấu trùng đạt giá trị cao nhất (217,3μm và 230,0 m) vào ngày 17 và tỷ lệ biến thái (31,2%), tỷ lệ sống (10,5%) đạt giá trị cao hơn so với các nghiệm thức còn lại

-  Thí nghiệm 2: Kết quả tốt nhất thu được khi nuôi ấu trùng ngao ở 2.000 ấu trùng/L với chế độ ăn 100%  tảo tươi Nannochloropsis sp. và Chaetoceros sp.

Kết quả từ nghiên cứu này sẽ đóng góp thông tin ban đầu cho quy trình sản xuất giống nhân tạo vọp ở nước ta, góp phần bảo tồn sự đa dạng sinh học trong rừng đước ngập mặn ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. 

Can Tho University Journal of Science. Vol 11.No2. 2019

Đăng ngày 16/09/2019
Huỳnh Như TH
Kỹ thuật

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 11:20 19/04/2024

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 09:46 16/04/2024

Nước ao nuôi bị xanh đen xử lý thế nào đơn giản và đạt hiệu quả cao

Làm thế nào để xử lý nước ao nuôi bị màu xanh đen một cách hiệu quả và nhanh chóng là một vấn đề mà hầu như tất cả người chăn nuôi thủy sản đều quan tâm. Mỗi khi nước ao trong quá trình nuôi trở nên xanh đen, đó là dấu hiệu cho thấy các điều kiện môi trường đang không còn ổn định.

Nước ao nuôi
• 08:00 15/04/2024

Làm thế nào để hiệu quả việc tăng kiềm trong ao tôm?

Độ kiềm là thông số rất quan trọng, góp phần vào một trong những yếu tố quyết định thành công của vụ nuôi, bởi độ kiềm có liên quan trực tiếp đến độ ổn định của pH nước và hoạt động lột xác của tôm. Việc hiểu và kiểm soát hiệu quả, đúng lúc tính kiềm trong ao sẽ giúp hoạt động nuôi tôm của bà con trở nên dễ dàng hơn.

Độ kiềm
• 09:50 12/04/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 11:02 20/04/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 11:02 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 11:02 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 11:02 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 11:02 20/04/2024