Mềm hóa quy định nuôi tôm siêu thâm canh nhưng không dưới ngưỡng

“Cần phải mềm hoá một số quy định trong nuôi tôm siêu thâm canh để tạo điều kiện cho người dân thực hiện. Tuy nhiên, tuyệt đối không được dưới ngưỡng tối thiểu đảm bảo an toàn”. Đó là ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải trong chuyến kiểm tra tình hình sản xuất trên địa bàn huyện Đầm Dơi ngày 27/2.

Mềm hóa quy định nuôi tôm siêu thâm canh nhưng không dưới ngưỡng
Nuôi tôm ở Cà Mau.

Trước tình hình diện tích nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh phát triển nhanh, huyện Đầm Dơi đã tiến hành quy hoạch vùng nuôi tôm thâm canh tập trung. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Chí Thuần, do hiệu quả cao nên số hộ ngoài vùng quy hoạch còn khá lớn.

Đối với hệ thống thuỷ lợi phục vụ sản xuất, huyện đang tập trung chỉ đạo thực hiện theo kế hoạch vốn được phân bổ. Ngoài ra, dự án hạ tầng thuỷ lợi phục vụ nuôi trồng thuỷ sản thuộc xã Tân Duyệt được Bộ NN&PTNT phê duyệt tại quyết định số 3096/QĐ – BNNPTNT ngày 30/10/2009 với tổng mức đầu tư 130,753 tỷ đồng nạo vét 13 kinh và xây dựng 12 cống để khép kín 4 ô thuỷ lợi. Đến nay đã nạo vét được 11 kinh, xây dựng được 6 cống, khép kín được 1 ô. Theo kế hoạch giai đoạn 2018–2019 sẽ tiếp tục xây dựng thêm 4 cống: Hàng Dừa, Lung Cá Kèo, Lung Cá Kèo 1 và Lung Ốc.

Theo ông Nguyễn Chí Thuần, người nuôi tôm trên địa bàn huyện còn gặp thêm một số khó khăn: do trình độ dân trí còn thấp nên việc tiếp cận, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế; việc tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ sản xuất còn gặp nhiều khó khăn; điện phục vụ sản xuất một số nơi chưa đáp ứng nhu cầu; công tác quản lý con giống, vật tư nông nghiệp còn nhiều bất cập…

Trước đó, đoàn đã đến kiểm tra quy trình nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh của một số hộ dân trên địa bàn huyện. Kết quả kiểm tra thực tế cho thấy, vẫn còn một số hộ dân nuôi chưa đảm bảo theo quy định đề ra, nhất là an toàn về điện.

Theo ông Thiều Văn Minh, Phó giám đốc Công ty Điện lực Cà Mau, tuy đã có nhiều cải thiện so với trước, song ở tất cả các điểm kiểm tra thực tế thì chưa hộ nào đảm bảo an toàn về điện. Theo kế hoạch năm 2018, công ty sẽ chi 32,4 tỷ đồng xây dựng các công trình về điện trên địa bàn huyện Đầm Dơi để phục vụ người dân.

Ông Châu Công Bằng, Phó giám đốc Sở NN&PTNT nhận định, diễn biến dịch bệnh và môi trường được dự báo là luôn diễn biến theo chiều hướng phức tạp. Do đó, huyện cần tăng cường quản lý môi trường ao nuôi trên tất cả các loại hình chứ không riêng trên nuôi tôm siêu thâm canh. Chú ý xây dựng chuỗi sản xuất để giải quyết cái khó về vốn, đầu ra sản phẩm cũng như vật tư nông nghiệp đầu vào. Ngoài ra, cần phải mềm hoá một số quy định trong nuôi tôm siêu thâm canh nhưng không dưới ngưỡng tối thiểu đảm bảo an toàn. Đối với nuôi quảng canh hiện có diện tích lớn nên các ngành phải vào cuộc giúp người dân chọn con giống, xử lý nước; tăng cường phối hợp quản lý tốt con giống, vật tư đầu vào.

Báo Cà Mau
Đăng ngày 28/02/2018
Nguyễn Phú
Môi trường
Bình luận
avatar

Người dân thiệt hại nặng nề khi bão đi qua

Bão số 3 (bão Yagi) đổ bộ vào đất liền, gây nhiều thiệt hại đến nuôi thủy sản cho nhiều tỉnh, thành phố vùng Đông Bắc. Các cơn gió mạnh, sóng lớn và mưa lớn kéo dài đã tàn phá nặng nề các cơ sở nuôi trồng thủy sản, gây ra những hậu quả khôn lường.

Tàu thuyền
• 10:04 12/09/2024

Sự bùng phát của bệnh Herpesvirus Koi năm 2024

Bệnh herpesvirus Koi (KHV) là một trong những thách thức lớn nhất đối với ngành nuôi trồng thủy sản trên toàn cầu. Năm 2024, bệnh này đã bùng phát mạnh mẽ tại nhiều khu vực, gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi cá koi và cá chép.

Cá Koi
• 09:45 12/09/2024

Tính khả thi của thả rạn nhân tạo

Rạn nhân tạo (Artificial reef) là một tập hợp của bất kỳ các chất hay vật liệu nào đó được thả xuống đáy biển nhằm tăng cường hoặc bổ sung nơi cư trú cho cá, các loài hải sản khác sinh sống và phát triển.

Rạn nhân tạo
• 10:02 28/08/2024

Ứng dụng kinh tế tuần hoàn trong sản xuất thủy sản

Trong 2 ngày 20-21.8, tại thành phố Quy Nhơn, Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức lớp tập huấn ToT (Đào tạo tiểu giáo viên).

Tập huấn
• 09:28 23/08/2024

Giảm lượng khí độc khi mưa kéo dài

Mưa lớn và liên tục không chỉ làm giảm độ mặn của nước mà còn có thể dẫn đến tích tụ khí độc trong ao nuôi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của tôm. Hiểu rõ nguyên nhân và áp dụng các biện pháp kiểm soát hiệu quả là cần thiết để giảm thiểu rủi ro này.

Ao nuôi
• 10:09 12/09/2024

Người dân thiệt hại nặng nề khi bão đi qua

Bão số 3 (bão Yagi) đổ bộ vào đất liền, gây nhiều thiệt hại đến nuôi thủy sản cho nhiều tỉnh, thành phố vùng Đông Bắc. Các cơn gió mạnh, sóng lớn và mưa lớn kéo dài đã tàn phá nặng nề các cơ sở nuôi trồng thủy sản, gây ra những hậu quả khôn lường.

Tàu thuyền
• 10:09 12/09/2024

Sự bùng phát của bệnh Herpesvirus Koi năm 2024

Bệnh herpesvirus Koi (KHV) là một trong những thách thức lớn nhất đối với ngành nuôi trồng thủy sản trên toàn cầu. Năm 2024, bệnh này đã bùng phát mạnh mẽ tại nhiều khu vực, gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi cá koi và cá chép.

Cá Koi
• 10:09 12/09/2024

Hiện tượng tôm bị đóng rong trong ao nuôi

Tình trạng tôm đóng rong khi các loại tảo và rong rêu phát triển mạnh mẽ trong ao nuôi, bám chặt vào cơ thể tôm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và giá trị thương phẩm của chúng.

Tôm bị đóng rong
• 10:09 12/09/2024

Tìm hiểu về nguyên nhân tôm bị đường ruột đỏ

Một trong những dấu hiệu bất thường mà người nuôi thường gặp phải là hiện tượng đường ruột tôm chuyển sang màu đỏ. Đây không chỉ là một biểu hiện bề mặt mà còn có thể phản ánh những vấn đề nghiêm trọng bên trong cơ thể tôm, ảnh hưởng đến sự phát triển và năng suất nuôi.

Tôm thẻ
• 10:09 12/09/2024
Some text some message..