Men răng tiến hóa từ vảy cá cổ đại?

Những hóa thạch và bằng chứng di truyền cho thấy, lớp men răng được phát triển từ vảy của các loài cá cổ đại đã sống trong khoảng 400 triệu năm trước.

men răng
Men răng là lớp màu trắng sáng ở gần đầu của răng. Ảnh: Getty Images.

Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature cho biết, men răng có thể được tiến hóa từ vảy cá.

Men răng là là mô xương cứng nhất trong cơ thể con người và các động vật có xương sống khác, bao gồm cả loài cá.

Tuy nhiên, cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa biết thực hư về việc, liệu men răng có được tiến hóa từ thứ được gọi là ganoine, một loại tương tự như mô men răng được phát hiện trên vẩy của các loài cá cổ đại (hóa thạch) và một vài loài cá nguyên thủy vẫn còn tồn tại đến bây giờ hay không.

Để tìm hiểu rõ ràng vấn đề này, các nhà khoa học đến từ Thụy Điển và Trung Quốc đã nghiên cứu hóa thạch của hai loại cá nhiều xương nguyên thủy từ kỷ Silur. Họ đã tìm thấy một lớp men trên vảy của những con cá, nhưng không hề có men trên răng của chúng. Phải qua hàng triệu năm tiến hóa, lớp men mới phát triển ở răng cá để làm cho chúng cứng hơn và mạnh mẽ hơn.

"Điều này cực kỳ quan trọng bởi chúng tôi hoàn toàn bất ngờ. Ở con người, men răng chỉ được tìm thấy trên răng, và nó đặc biệt quan trọng bởi chức năng của nó, do đó, thật logic khi cho rằng, nó đã tiến hóa từ chính những hàm răng”, nhà Cổ sinh vật học – giáo sư Per Erik Ahlberg thuộc đại học của Thụy Điển, Uppsala nói.

Bằng chứng từ cá hóa thạch và cá nguyên thủy

Cá là tổ tiên của động vật có xương sống trên mặt đất bao gồm cả động vật lưỡng cư, bò sát, chim và động vật có vú, kể cả con người.

"Mặc dù lớp men trên răng của chúng ta được dùng để cắn hoặc cắt, ban đầu nó được sử dụng như một công cụ bảo vệ của cá nguyên thủy bao gồm cá nhái và các loài cá nhiều vây", tiến sĩ cổ sinh vật học Qingming Qu của Đại học Uppsala và Đại học Ottawa nói thêm.

cá cổ đại
Cá nhái đốm là loài cá nguyên thủy có men trong vảy. Ảnh: Brian Gratwicke/Wikimedia Commons

Các nhà nghiên cứu cho biết, qua nghiên cứu các hóa thạch cho thấy, một loài cá có tên Andreolepis sống vào khoảng 425 triệu năm trước đây ở Thụy Điển đã có một lớp men mỏng trên vảy. Một loài cá khác ở khu vực Trung Quốc là Psarolepis romeri có niên đại khoảng 418 triệu năm đã có một lớp men ở trên vảy và xương mặt. Tuy nhiên, cả hai loại này đều không có men trên… răng của chúng.

Bộ gen của cá nhái đốm (tên khoa học là Lepisosteus oculatus - một loài cá nước ngọt từ miền Trung và miền Nam Hoa Kỳ) phần lớn là không thay đổi từ thời đại khủng long đã cung cấp cho các nhà khoa học nhiều manh mối.

Vảy của cá nhái (Gars), cá vây thùy (Psarolepis) và một loài cá có xương sống khác – Andreolepis, được bao phủ một lớp sáng bóng giống như men răng.

Các nhà nghiên cứu đã xác định được các gen liên quan đến sự hình thành men răng góp phần hình thành lên lớp vảy của cá nhái. Lớp sáng bóng ở trên chính là một loại men.

"Các bằng chứng di truyền củng cố giả thuyết rằng ganoine là chất tương đồng với men răng", các nhà nghiên cứu tuyên bố. Dù vậy, họ cho biết sẽ tiếp tục phân tích thêm về các loài cá nguyên thủy để xác định chính xác thời gian và cơ chế hình thành men răng.

Khám Phá/Infonet, 28/09/2015
Đăng ngày 29/09/2015
Nguyệt Phong
Khoa học

Lipid sinh học của tôm: Một kho báu dinh dưỡng

Các thành phần lipid trong tôm là cực kỳ phong phú và có thể mang lại lợi ích về sức khỏe. Một bài đánh giá khoa học do các nhà nghiên cứu từ Đại học Democritus công bố đã đi sâu vào thành phần lipid của nhiều loài tôm khác nhau, tập trung vào lợi ích sức khỏe tiềm năng của các hợp chất hoạt tính sinh học của chúng. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Marine Drugs của MDPI, giải thích cách các lipid này có thể góp phần phòng ngừa và điều trị các bệnh mãn tính, bao gồm các rối loạn tim mạch, tiểu đường, bệnh thoái hóa thần kinh và ung thư.

Lipid
• 12:00 13/01/2025

Các mục tiêu kháng vi-rút tiềm năng trong quá trình nhiễm vi-rút hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Trong những năm gần đây, giải trình tự phiên mã đã được áp dụng rộng rãi để nghiên cứu tương tác giữa virus và vật chủ. Bằng cách so sánh các hồ sơ biểu hiện gen vật chủ ở các giai đoạn nhiễm khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể xác định các yếu tố chính và những thay đổi trong đường dẫn truyền tín hiệu do nhiễm virus gây ra, giúp nhận định được các chiến lược xâm nhập của virus và cơ chế kháng vi-rút của vật chủ.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:53 18/12/2024

Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản: Mô hình Aquaponics

Mô hình Aquaponics đang được xem là một trong những giải pháp đột phá cho ngành nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ hiện đại. Không chỉ kết hợp hiệu quả giữa nuôi thủy sản và trồng cây trong hệ thống tuần hoàn khép kín, mô hình này còn tối ưu hóa tài nguyên, mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mô hình Aquaponics
• 14:27 16/12/2024

Giải pháp công nghệ hiện đại trong kiểm soát rận biển trên cá hồi

Rận biển, một loại ký sinh trùng nguy hiểm, đang trở thành vấn đề lớn trong ngành nuôi trồng cá hồi. Chúng không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cá mà còn làm giảm năng suất và gia tăng chi phí sản xuất.

Cá hồi
• 10:20 12/12/2024

Tôm sú hay tôm thẻ: Loại nào ngon hơn cho món lẩu ngày Tết?

Tết Nguyên Đán là dịp lễ gia đình quay quần, cùng nhau chuẩn bị những bàn ăn đậm đà, phong phú.

Lẩu hải sản
• 13:57 22/01/2025

Tôm ruột cong: Nguyên nhân và biện pháp phòng trị

Tôm ruột cong là một trong những hiện tượng phổ biến nhưng gây không ít lo lắng cho người nuôi tôm. Khi mắc phải tình trạng này, tôm thường yếu, giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng, dễ bị bệnh, và có nguy cơ chết cao.

Tôm ruột cong
• 13:57 22/01/2025

Mô hình nuôi tôm không xả thải được nghiên cứu và ứng dụng thành công

Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản đã chứng kiến những bước tiến đột phá nhờ vào áp dụng các công nghệ môi trường bền vững. Trong đó, mô hình nuôi tôm không xả thải đã được nghiên cứu và ứng dụng thành công, giải quyết được những thách thức lâu nay về ô nhiễm môi trường trong nuôi tôm

Ao nuôi
• 13:57 22/01/2025

Vai trò dinh dưỡng của thủy sản trong bữa ăn hằng ngày và lợi ích bất ngờ

Thủy sản từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong chế độ ăn của nhiều gia đình. Với sự phong phú về chủng loại và giá trị dinh dưỡng, các món ăn từ thủy sản không chỉ ngon miệng mà còn mang lại vô số lợi ích cho sức khỏe.

Thủy sản
• 13:57 22/01/2025

Đốm trắng hoành hành trở lại trong thời gian gần đây

Trong thời gian gần đây, bệnh đốm trắng trên tôm nuôi đang có dấu hiệu bùng phát trở lại tại nhiều địa phương, gây lo ngại cho bà con nuôi tôm. Đây là bệnh do virus gây ra, có khả năng lây lan nhanh và gây thiệt hại nghiêm trọng nếu không được kiểm soát kịp thời.

Tôm thẻ chân trắng
• 13:57 22/01/2025
Some text some message..