Methionine hydroxy (MHA) giúp cá kháng bệnh xuất huyết nội tạng

Nghiên cứu này chỉ ra rằng MHA có tác động tích cực đến tình trạng sức khoẻ đường ruột cá và hiệu quả cao hơn đối với dl-methionine dựa trên những tác động tích cực giúp cá chống lại bệnh xuất huyết một các hiệu quả.

Methionine hydroxy (MHA) giúp cá kháng bệnh xuất huyết nội tạng
Methionine hydroxy (MHA) giúp cá chống lại mầm bệnh do Aeromonas hydrophila

Vi khuẩn Aeromonas hydrophila được xem như là loài vi khuẩn bản địa sống trong môi trường nước ngọt. Chúng thường gây bệnh xuất huyết da - mang, đốm đỏ và xuất huyết nội tạng gây ra những tổn thất lớn cho nghề nuôi cá nước ngọt nói chung.

Methionine hydroxy, tác dụng Methionine hydroxy, Chống xuất huyết trên cá, cá chép, xuất huyết trên cá chép, vai trò Methionine với cá chép

Cá bị bệnh xuất huyết do Aeromonas hydrophila. Ảnh: Internet

Nghiên cứu này được các nhà khoa học Trung Quốc tiến hành

Thí nghiệm

630 cá thể cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idella) (259,70 ± 0,47 g) ăn 6 mức độ MHA khác nhau: 0; 2,4; 4,4; 6,4; 8,5 và 10,5 g/kg thức ăn và một nhóm dl-methionine (6,4 g/kg thức ăn trong 8 tuần. Vào cuối giai đoạn cho ăn, 15 con cá từ mỗi nhóm sẽ được gây nhiễm thực nghiệm với vi khuẩn Aeromonas hydrophila trong 14 ngày.

Kết quả

Kết quả cho thấy MHA tối ưu: 5,83; 5,59 và 6,07 g / kg thức ăn sẽ nâng cao khả năng chống lại bệnh viêm ruột có thể liên quan đến những ảnh hưởng tích cực của MHA đối với chức năng rào cản miễn dịch hóa học và vật lý trong ruột cá so với các nhóm còn lại. Chế độ ăn uống bổ sung MHA tăng cường chức năng miễn dịch của đường ruột thông qua:

(1) Hoạt tính lysozyme (LZM) và acid phosphatase (ACP), bổ sung thêm 3 (C3), C4 và globulin miễn dịch IgM và nồng độ mRNA tăng lên của peptide kháng sinh, hepcidin (thận trước), β-defensin-1;

(2) Ức chế đường dẫn tín hiệu p38MAPK / IKKβ / IκBα / NF-κB làm giảm các mức mRNA pro-inflammatory cytokines trừ mức mRNA IL-8 chỉ ở ruột giữa và sau;

(3) Tạo ra tín hiệu TAR để điều chỉnh các cytokine chống viêm.

Trong khi đó, việc bổ sung MHA trong chế độ ăn uống cải thiện rào cản vật lý đường ruột thông qua:

(1) Giảm nồng độ mRNA kinase để ức chế thụ thể và các thể ty thể dẫn đến apoptosis;

(2) Điều chế hệ thống Keap1a / Nrf2 để nâng cao các enzyme chống oxy hóa các gen mRNA và các hoạt động enzym tương ứng, sau đó giảm bớt thiệt hại oxy hoá;

(3) Điều hoà sự biểu hiện gen MCLK giảm xuống của occludin, zonula occluden và claudins mRNA ngoại trừ claudin-7a và claudin-7b chỉ ở ruột non.

Kết luận

Kết luận, căn cứ vào khả năng phòng chống viêm ruột, tỷ lệ malondialdehyde ở ruột non và hoạt tính lysozyme ở mức bổ sung MHA tối ưu là 5,83, 5,59 và 6,07 g/kg thức ăn. Nghiên cứu này chỉ ra rằng MHA có tác động tích cực đến tình trạng sức khoẻ đường ruột cá và hiệu quả cao hơn đối với dl-methionine dựa trên những tác động tích cực giúp cá chống lại bệnh xuất huyết một các hiệu quả. 

 

Sciencedirect
Đăng ngày 13/11/2017
TRỊ THỦY Lược dịch
Nguyên liệu

Chín nguyên liệu thức ăn thủy sản giàu protein đầy hứa hẹn

Một báo cáo được biên soạn với sự hỗ trợ từ Quỹ Moore của Hatch Blue, đã đi sâu vào chín thành phần thức ăn thủy sản giàu protein hứa hẹn nhất. Theo đó, báo cáo về Thành phần giàu protein mới nổi cho nuôi trồng thủy sản nhằm xác định các thành phần hứa hẹn nhất để bổ sung cho các nguồn protein hiện có, mở rộng giỏ nguyên liệu thô và thu hẹp khoảng cách về protein trong thức ăn thủy sản.

Thức ăn
• 12:31 21/04/2024

Lợi hay hại khi kháng sinh trở nên phổ biến hơn

Trong ngành nuôi trồng thủy sản ngày nay, việc áp dụng các sản phẩm xử lý và cải thiện môi trường bằng kháng sinh là không thể tránh khỏi. Kháng sinh là nhóm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc được tổng hợp trong môi trường nhân tạo, có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn, bao gồm cả các vi khuẩn có hại và lợi.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:08 15/04/2024

Giun biển làm thức ăn thủy sản

Nghiên cứu mới đã cho thấy tiềm năng của giun enchytraeid, loài ăn các vật liệu hữu cơ như rong biển mục nát, như một sự thay thế bền vững hơn cho các thành phần thức ăn thủy sản truyền thống.

Giun biển
• 09:57 15/04/2024

Nên dùng thảo dược nào cho tôm thẻ?

Tập trung tìm kiếm các giải pháp thay thế từ tự nhiên, đó chính là thảo dược!

Thảo dược
• 08:00 10/04/2024

Ban Bí thư chỉ thị quyết tâm gỡ “thẻ vàng” trong năm 2024

Ngày 10/4/2024, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ký Chỉ thị số 32-CT/TW về việc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Tàu cá Việt Nam
• 16:53 24/04/2024

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 16:53 24/04/2024

Công nghệ nuôi cá “sông trong ao”

Ngày 22/4/2024, Trường Thủy sản - Đại học Cần Thơ phối hợp Hội đồng xuất khẩu đậu nành Hoa Kỳ (USSEC) tổ chức hội thảo về công nghệ nuôi cá “sông trong ao”. Tham dự có Hiệu trưởng Trường Thủy sản Vũ Ngọc Út và nhiều giảng viên, chuyên gia, đại diện các doanh nghiệp, hộ nuôi cá ĐBSCL.

Cá rô phi
• 16:53 24/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 16:53 24/04/2024

Nguyên nhân nào làm tôm bị vàng gan?

Gan là bộ phận quan trọng trên cơ thể tôm, nếu gan tôm phát sinh vấn đề như bị vàng gan sẽ khiến tôm chết hàng loạt. Vậy làm sao để xác định nguyên nhân tôm bị vàng gan, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào để khắc phục tình trạng trên, cùng tìm hiểu với Tép Bạc qua bài viết dưới đây nhé!

Gan tôm bị vàng
• 16:53 24/04/2024