Mô hình chăn nuôi cá chạch sụn lãi hơn 70 triệu đồng/năm

Dù đã có công việc ổn định trong cơ quan Nhà nước nhưng Hoàng Văn Cảnh (thôn Thổ Hoàng, Yên Hòa, Yên Mô) vẫn không ngừng vươn lên phát triển kinh tế. Gần hai năm triển khai mô hình nuôi cá chạch sụn, chàng cán bộ sinh năm 1989 đã thành công khi thu về hơn 70 triệu đồng/năm.

Anh Hoàng Văn Cảnh chăm sóc ao cá chạch sụn.
Anh Hoàng Văn Cảnh chăm sóc ao cá chạch sụn.

Năm 2012, sau khi tốt nghiệp Học viện Hành chính Quốc gia, anh Cảnh về nhận công tác tại UBND xã Yên Hòa. Tuy bận rộn với công việc Nhà nước, anh Cảnh vẫn dành thời gian tìm hiểu cách thức phát triển kinh tế của người dân nhiều nơi với mong muốn xây dựng mô hình kinh tế mới cho riêng mình.

Mãi đến năm 2015, những dự định ấp ủ của anh mới có cơ hội hiện thực hóa. Hòa cùng phong trào thanh niên lập thân lập nghiệp diễn ra sôi nổi trên toàn tỉnh, anh Cảnh mạnh dạn nuôi thử nghiệm mô hình cá chạch sụn trong ao. Đây là vật nuôi còn rất mới trên địa bàn, anh biết đến chúng khi tìm hiểu qua mạng Internet. Bằng sự năng động vốn có, anh chủ động liên hệ đi tìm hiểu thực tế mô hình tại thị trấn Quỹ (Nam Định).

Từ chuyến tham quan trở về, anh đã trang bị cho mình kiến thức cơ bản về cá chạch sụn. Đây là loài thủy sản có nguồn gốc từ Đài Loan, ở đó người ta gọi là chạch đại. Xương của chúng không cứng như xương cá mà rất mềm, chủ yếu dùng để chế biến món ăn trong các nhà hàng, khách sạn. Đặc biệt, cơ sở kinh doanh cam kết sẽ bán con giống và bao tiêu đầu ra cho sản phẩm nên anh càng tự tin hơn về quyết định phát triển mô hình của mình.

Đầu năm 2016, anh đầu tư số vốn 50 triệu đồng để cải tạo diện tích 1.800m2 ao và mua con giống. Những ngày đầu nuôi chạch anh cũng gặp những khó khăn nhất định. Anh cho biết: Chạch sụn có tập tính rất khác với chạch ta, chúng thường không lẩn trốn mà nổi lên mặt nước để tìm kiếm thức ăn.

Do đó, quá trình nuôi chạch sụn không quá vất vả, chỉ cần chú ý cho ăn đúng giờ, nếu thấy chúng có biểu hiện ăn kém thì cần phải xem xét để xử lý kịp thời bằng cách thay nước hoặc dẫn thuốc đặc trị xuống ao. Ngoài ra, người nuôi cần phải chú ý về điều kiện nguồn nước, chất đất, lượng nước phù hợp. Mực nước tốt nhất để chạch sinh trưởng và phát triển đảm bảo là từ 60 đến 70 phân.

Nhìn chung, cá chạch sụn là loài tăng trưởng ổn định. Quá trình trưởng thành của chúng chỉ mất thời gian từ 4 đến 5 tháng. Nhờ nuôi đúng quy chuẩn và có sự đầu tư chăm sóc tốt, mô hình cá chạch sụn của anh Cảnh đã cho năng suất cao.

Ngay năm đầu tiên, anh thu về gần 4 tạ chạch và bán với giá là 90 nghìn đồng/kg. Ngoài ra, anh còn cung cấp con giống cho thị trường, mức giá dao động từ 300 đến 700 đồng/con. Cùng với 20 vạn con giống được bán ra, uớc tính thu nhập bình quân cả năm đạt mức trên 70 triệu đồng.

Từ thành công ban đầu, anh Cảnh dự định sẽ tìm thêm nguồn đất để mở rộng diện tích nuôi chạch. Đặc biệt, anh chú trọng vào phát triển con giống, hướng dẫn bà con địa phương cùng nhân rộng mô hình, giúp nhau phát triển kinh tế nhằm nâng cao đời sống người dân trong xã.

Báo Ninh Bình
Đăng ngày 02/07/2021
Vân Anh
Nuôi trồng

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:19 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 11:36 14/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 11:00 13/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 10:52 13/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 12:18 17/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 12:18 17/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 12:18 17/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 12:18 17/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 12:18 17/11/2024
Some text some message..