Mô hình chuỗi cung cấp thủy sản an toàn: Tín hiệu vui cho người tiêu dùng

Thời gian qua, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản đã có nhiều nỗ lực trong việc xác nhận chuỗi sản phẩm thủy sản an toàn - một trong những mô hình mới được triển khai nhưng bước đầu mang lại hiệu quả tích cực, là tín hiệu vui cho người tiêu dùng cũng như xuất khẩu thủy sản.

Chế biến thủy sản
Chế biến thủy sản xuất khẩu. Ảnh: Đ.H

Thị trường tiềm năng

Bình Thuận là một trong những ngư trường lớn với sản lượng khai thác hàng năm khoảng 180.000 tấn thủy sản các loại. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có khoảng 255 cơ sở chế biến thủy sản với năng lực sản xuất có thể đạt 75.600 tấn thủy sản đông lạnh, 10.000 tấn thủy sản khô (chưa tính cá cơm) và 600 tấn đồ hộp thủy sản. Sản phẩm thủy sản được xem là đặc sản của tỉnh, được người tiêu dùng cả nước ưa thích với hương vị đặc trưng và là một trong những sản phẩm xuất khẩu chủ lực của tỉnh. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản hàng năm vào khoảng 123 triệu USD (năm 2015 đạt 122,27 triệu USD).

Bà Ngô Minh Uyên Thảo - Phó chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản cho biết: Những năm qua, nhiều cơ sở chế biến thủy sản trong tỉnh đã quan tâm đầu tư máy móc, trang thiết bị, sửa chữa nhà xưởng và kiểm soát chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng thị hiếu cũng như đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi thì sản xuất kinh doanh thủy sản khô, thủy sản đông lạnh của tỉnh vẫn còn nhiều khó khăn như đa số vẫn hoạt động sản xuất với quy mô nhỏ, thủ công, thiết bị lạc hậu, sản phẩm chủ yếu phục vụ tiêu thụ nội địa. Nguồn nhân lực quản lý tại các cơ sở còn yếu nên công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm (ATTP), truy xuất nguồn gốc sản phẩm chưa được quan tâm đúng mức. Ngoài ra, việc kiểm soát chất lượng, ATTP thường được thực hiện cục bộ tại mỗi cơ sở và chủ yếu tập trung ở các công đoạn cuối trong chu trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm dẫn đến nguy cơ tạo ra sản phẩm không an toàn, làm mất uy tín và khả năng cạnh tranh của sản phẩm thủy sản Bình Thuận đối với thị trường trong nước và xuất khẩu.

 Xác nhận chuỗi thủy sản an toàn

Theo tìm hiểu của chúng tôi, việc liên kết giữa những người sản xuất với nhau cũng như giữa người sản xuất và kinh doanh, tiêu thụ tuy có nhưng chưa nhiều, dù có hợp đồng (hợp đồng mua bán và biên bản ghi nhớ) nhưng chưa mang tính ổn định. Thêm nữa, các mặt hàng thủy sản phần lớn tiêu thụ nội địa, đặc biệt thủy sản khô hiện nay chủ yếu được bán xô (không bao gói) hoặc đóng gói đơn giản (túi ni lông hoặc cho vào thùng giấy). Sản phẩm đã có thương hiệu, nhãn mác chỉ tập trung ở diện hẹp, quy mô nhỏ nên rất khó khăn trong việc truy xuất nguồn gốc.

Trước tình hình đó, tháng 4/2015 chi cục đã tiến hành khảo sát, đánh giá tình hình sản xuất thủy sản khô và thủy sản đông lạnh trên địa bàn tỉnh, qua đó lựa chọn, xây dựng mô hình chuỗi tại Công ty TNHH Hải Nam với 2 mô hình sản xuất, kinh doanh thủy sản đông lạnh an toàn và sản xuất kinh doanh thủy sản khô an toàn. DNTN Đầm Sen với mô hình sản xuất kinh doanh thủy sản khô an toàn. Ông Nguyễn Văn Thuận - đại diện Công ty Hải Nam cho biết, quy trình sản xuất theo chuỗi thủy sản an toàn được thực hiện nghiêm ngặt và lô gic. Theo đó, nguyên liệu thủy sản sau khi được đánh bắt chuyển vào đất liền bán cho các cơ sở thu mua hoặc các cơ sở sơ chế. Các cơ sở này sẽ thực hiện công đoạn rửa, phân loại hoặc sơ chế theo yêu cầu của cơ sở chế biến đối với từng loại sản phẩm. Sau đó bán lại nguyên liệu cho các cơ sở chế biến (cơ sở chế biến này cung cấp thủy sản khô bán thành phẩm cho các cơ sở chế biến - đóng gói) hoặc các cơ sở chế biến - đóng gói.   Cơ sở chế biến - đóng gói sẽ tiếp tục thực hiện các công đoạn chế biến nhằm hoàn chỉnh sản phẩm như tẩm gia vị, nướng, cán, xếp khay, cấp đông… và cuối cùng là đóng gói, dán nhãn. Còn cơ sở kinh doanh sẽ đảm bảo việc bảo quản sản phẩm đúng yêu cầu của cơ sở chế biến - đóng gói (ghi trên nhãn) và bán trực tiếp cho người tiêu dùng.

“Hiện nay 2 cơ sở chế biến, đóng gói thủy sản tham gia chuỗi đã được chi cục chứng nhận đủ điều kiện ATTP. Tất cả các cơ sở cung cấp nguyên liệu (tàu cá, cơ sở thu mua, sơ chế), cơ sở kinh doanh tham gia chuỗi sản xuất cũng được chứng nhận đủ điều kiện ATTP. Đồng thời sản phẩm thủy sản sản xuất theo chuỗi sẽ được dán nhãn, logo an toàn, nhằm giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận biết đó là sản phẩm an toàn” - bà Ngô Minh Uyên Thảo cho biết thêm.

Báo Bình Thuận, 20/04/2016
Đăng ngày 21/04/2016
Hồng Trinh
Kinh tế

Hướng đi xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam

Tôm Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng trên thị trường quốc tế nhờ chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, để gia tăng giá trị thương hiệu và cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm tôm khác trên thế giới, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam là một yếu tố quan trọng.

Tôm thẻ
• 10:10 23/12/2024

Thị trường tiêu thụ tôm trước những ngày cận kề tết dương lịch

Cứ mỗi dịp cuối năm, nhu cầu tiêu thụ tôm trên thị trường nội địa và quốc tế đều tăng đột biến. Trong đó, nổi bật nhất là sản phẩm tôm - một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, thường được lựa chọn cho các bữa tiệc gia đình và những sự kiện quan trọng. Theo thông lệ, trong những ngày cận Tết Dương Lịch, tỷ lệ người dùng tôm gia tăng đến 25 - 30% so với các tháng bình thường.

Tôm thẻ
• 10:03 18/12/2024

Người nuôi tôm thẻ Tiền Giang trúng lớn nhờ giá tôm tăng vọt

Cuối năm 2024, giá tôm thẻ tại tỉnh Tiền Giang đạt mức cao nhất trong nhiều năm qua, mang lại lợi nhuận đáng kể cho người nuôi với mức lãi lên tới 50%. Đây là tín hiệu tích cực cho ngành thủy sản địa phương, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh dịp cuối năm.

Tôm thẻ
• 09:44 18/12/2024

Mỹ áp thuế đối với tôm nhập khẩu: “Cú hích” hay rào cản cho ngành thủy sản Việt Nam?

Vào cuối năm 2024, thông tin về việc Mỹ áp thuế đối với tôm nhập khẩu đã thu hút sự chú ý lớn từ ngành thủy sản toàn cầu. Là một trong những thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam, Mỹ không chỉ mang lại doanh thu khổng lồ mà còn là điểm tựa giúp nâng cao giá trị và thương hiệu cho tôm Việt.

Tôm thẻ
• 10:15 10/12/2024

Các lưu ý khi xử lý ao thả nuôi vụ tết 2025

Vụ nuôi thả dịp Tết luôn là thời điểm quan trọng trong ngành thủy sản. Xử lý ao nuôi tôm vụ Tết 2025 cần chú trọng các lưu ý đặc biệt để đảm bảo môi trường nước sạch, tôm khỏe mạnh, và đạt năng suất cao trong điều kiện thời tiết mùa Tết thường lạnh và có thể biến đổi thất thường.

Ao nuôi tôm
• 11:58 23/12/2024

Hướng đi xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam

Tôm Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng trên thị trường quốc tế nhờ chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, để gia tăng giá trị thương hiệu và cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm tôm khác trên thế giới, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam là một yếu tố quan trọng.

Tôm thẻ
• 11:58 23/12/2024

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:58 23/12/2024

Mật độ thả giống tối ưu cho từng loại hình nuôi tôm

Mật độ thả giống đóng vai trò then chốt ảnh hưởng đến sức khỏe, tốc độ tăng trưởng, và năng suất thu hoạch. Việc lựa chọn mật độ phù hợp không chỉ dựa trên loại hình nuôi mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện ao, kỹ thuật chăm sóc, và môi trường nước.

Ao nuôi tôm
• 11:58 23/12/2024

Tép hòa vị Tết 2025: Giá trị văn hóa của nghề làm tôm khô

Tết đến, xuân về không chỉ mang theo sắc mai vàng rực rỡ mà còn mang đến không khí nhộn nhịp, tấp nập của những làng nghề truyền thống. Trong số đó, làng nghề làm tôm khô, một đặc sản nổi tiếng của các vùng ven biển Việt Nam lại càng thêm rộn ràng.

tôm khô
• 11:58 23/12/2024
Some text some message..