Mô hình lồng lưới - hướng đi mới cho cây rong sụn ở Cam Ranh (Khánh Hòa)

Với đặc điểm dễ trồng và mau chóng cho thu hoạch, rong sụn đã được nhiều hộ dân ở phường Cam Phúc Bắc TP Cam Ranh (Khánh Hòa) áp dụng nuôi trồng từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, với phương pháp trồng dây đơn trên đáy hiện tại bà con cần phải chăm sóc rất kỹ lưỡng mới mong có lãi sau thu hoạch. Tiếp tục áp dụng thành công từ việc triển khai thí điểm dự án "Trồng rong sụn trong lồng lưới" do Trung tâm Khuyến nông quốc gia hỗ trợ đầu tư, đến nay, mô hình trồng rong sụn của các hộ dân ở phường Cam Phúc Bắc, Cam Ranh đã mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực.

nuôi trồng rong sụn
Ảnh Hồng Thái

Ông Lê Văn Hoàng ở phường Cam Phúc Bắc, thành phố Cam Ranh gắn bó với cây rong sụn hơn 10 năm nay. Phương pháp ban đầu ông tiến hành trồng là dây đơn trên đáy. Hai vụ sản xuất gần đây, từ sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông quốc gia, ông và một số hộ dân ở địa phương đã thử nghiệm trồng rong sụn trong lồng lưới. Nhờ việc hạn chế thất thoát rong trong quá trình sản xuất, mô hình trồng rong sụn bằng lồng lưới đã mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với phương pháp sử dụng dây đơn. Không chỉ cải thiện về mặt năng suất khi thu hoạch, mà chất lượng rong trồng bằng phương pháp mới cũng luôn được đảm bảo tốt hơn cách làm trước đây ông Hoàng áp dụng.

Ông Lê Văn Hoàng chia sẻ: "Nuôi rong trong lồng lưới để giảm bớt cá, hoặc là giảm bớt sự thất thoát. Rong sụn khi rụng sẽ không bị trôi dạt, ngoài ra một số rong vụn mình mua về làm giống bán giá rất cao, trong khi rong vụn đem phơi rất phí nên lấy lồng, bỏ rong vụn vô thì khoảng 20 - 25 ngày sau sẽ có một lượng giống lớn".

lồng lưới

Với 1 tấn rong giống ban đầu (trị giá hơn 7 triệu đồng) theo phương pháp dây đơn trên đáy, sau 6 tháng, nếu thuận lợi sẽ cho thu hoạch khoảng 30 tấn rong tươi, tương đương với 4 tấn rong khô; còn khi trồng trong lồng lưới, bà con sẽ thu hoạch hơn 50 tấn rong tươi (tương đương 7 tấn rong khô). Hiện với giá bán 17.000 đồng/kg, sau khi trừ đi chi phí, sản lượng rong khô áp dụng theo phương pháp mới sẽ mang lại lợi nhuận hàng trăm triệu đồng cho bà con nông dân. Hơn nữa, nhờ được lồng lưới bảo vệ nên khoảng 2 tháng sau khi trồng, rong sụn sẽ nhanh chóng cho thu hoạch lứa đầu tiên.

Ông Trương Văn Sa Tăng - Chủ tịch Hội Nông dân phường Cam Phúc Bắc, TP Cam Ranh cho biết: "Mô hình trồng rong sụn các nhà khoa học đã tính đến, vì không tốn nhiều công sức về cho ăn, bảo quản đầu tư, duy nhất chỉ tốn công lao động, thu hút rất nhiều công lao động để bà con làm cho rong sạch để phát triển. Điều kiện ở Cam Ranh cây rong gần như phát triển được 4 mùa, không bị ảnh hưởng bởi thời tiết; về rong sụn địa phương cũng xác định đây là mô hình giúp cho bà con thoát nghèo bền vững".

trong rong sun

Rong sụn phát triển tốt ở các vùng nước lưu chuyển thông thoáng và thường xuyên. Nước bị tù hay sự di chuyển kém làm cho tốc độ phát triển của rong chậm lại và có thể bị tàn lụi. Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và phát triển cũng như chất lượng của rong khi tiến hành trồng. Thông thường, rong sinh trưởng ở nhiệt độ từ 26 – 30 độ C; khi nhiệt độ cao hơn 30 độ C rong sẽ phát triển chậm lại. Nếu nhiệt độ thấp trong khoảng 15 - 18 độ C thì rong ngừng phát triển và có thể bị chết. Như vậy, để rong sụn trồng theo phương pháp lồng lưới sinh trưởng và phát triển tốt nhất, người nuôi cần chú ý đến các yếu tố: nhiệt độ, độ mặn và độ lưu chuyển của nước./.

Đài PT-TH Khánh Hòa, 05/11/2013
Đăng ngày 07/11/2013
Minh Khiêm
Nuôi trồng

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:19 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 11:36 14/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 11:00 13/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 10:52 13/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 02:10 17/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 02:10 17/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 02:10 17/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 02:10 17/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 02:10 17/11/2024
Some text some message..