Mô hình nuôi cá chình lồng bè

Huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) đang khai thác tiềm năng mặt nước sông Trà Khúc để nuôi cá lồng, nhất là mô hình nuôi cá chình trong lồng đang cho thấy nhiều triển vọng.

Cá chình.
Cá chình. Ảnh: Insequent Ways.

Có lợi thế nước sông Trà Khúc (tỉnh Quảng Ngãi, huyện Sơn Tịnh) thuận lợi cho việc nuôi cá trong lồng. Năm 2020, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Sơn Tịnh đã triển khai mô hình trình diễn nuôi cá chình trong lồng cho 2 hộ ở thôn Tây, xã Tịnh Sơn. 

Chị Tôn Thị Ái, thôn Tây, xã Tịnh Sơn (Sơn Tịnh), một trong 2 hộ được chọn thực hiện mô hình nuôi cá chình trong lồng cho biết: Chị được Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Sơn Tịnh hỗ trợ thả 150 con cá chình giống trên thể tích 10m3, trọng lượng bình quân 0,15 kg/con. Chị đã ngăn lồng cá làm 2 ô, mỗi ô nuôi 75 con.

Qua 12 tháng nuôi (từ tháng 4/2020 đến tháng 5/2021), tỷ lệ cá sống tại hộ chị Ái đạt trên 83%. Hiện 2 lồng còn 125 con cá, trọng lượng đạt bình quân 1 kg/con. Giá cá chình hiện nay khoảng 600.000 đồng/1kg, 125 con cá chình của chị Ái sẽ cho thu nhập 75 triệu đồng, trừ chi phí lãi trên 16,1 triệu đồng.


Một số mô hình nuôi cá chình trong lồng trên sông Trà Khúc ở huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) bước đầu cho hiệu quả tốt. Ảnh: Thu Phượng.

Theo chị Ái, số cá này chị sẽ tiếp tục nuôi cho đến cuối năm 2021 mới xuất bán. Dự tính đến cuối năm, lượng cá sẽ tăng lên khoảng 2 kg/con, thu nhập của chị sẽ được gấp 2 lần so với thời điểm này.

Tương tự như chị Tôn Thị Ái, anh Lê Tấn Kiều, cũng được nhận 150 con cá chình giống do Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Sơn Tịnh cấp (trọng lượng bình quân ban đầu 1 lạng rưỡi/con).

Anh Kiều lựa chọn cá và nuôi trong 2 ô lồng, ô lớn nuôi 90 con, ô nhỏ nuôi 60 con. Lồng được làm chắc chắn, vệ sinh sạch sẽ trước khi thả cá vào nuôi. Anh đã thực hiện việc thuần hóa và tắm cá theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật. Hàng ngày, thức ăn dùng cho cá chình là thức ăn dạng viên và các loại cá nhỏ.


Sau 12 tháng nuôi, cá chình cho trọng lượng bình quân hơn 1 kg/con. Ảnh: Thu Phượng.

Qua 12 tháng nuôi, tỷ lệ sống đạt trên 76%, hiện 2 ô lồng của anh còn 115 con, trọng lượng bình quân 1,2 kg/con. Với giá hiện tại ngoài thị trường khoảng 600.000 đồng/kg, số lượng 138 kg cá chình, anh Kiều có thu nhập trên 82,8 triệu đồng, trừ chi phí ước lãi trên 23,9 triệu đồng.

Anh cho biết, sẽ tiếp tục nuôi đàn cá này đến cuối năm với dự tính thu hoạch sẽ được gấp 2 lần hiện nay. Anh Kiều cho biết cá chình dễ nuôi, dễ sống, chịu đựng tốt với nguồn nước ô nhiễm, nóng cạn, do vậy đây là nghề làm ăn lâu dài của gia đình anh.

Ông Phạm Văn Tùng, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Sơn Tịnh cho biết: Với đặc điểm thuận lợi về mặt nước sông Trà Khúc, việc phát triển nghề nuôi cá chình lồng sẽ giúp bà con có điều kiện phát triển kinh tế. Đây là năm thứ 6, huyện đã triển khai thực hiện mô hình và đã đem lại hiệu quả cao. Mô hình được đầu tư trên 117,7 triệu đồng, trong đó ngân sách hỗ trợ 50%, nhân dân đóng góp 50%. Các hộ dân được tập huấn kỹ thuật, cấp giống tận lồng nuôi, hướng dẫn chọn thức ăn công nghiệp, thức ăn tươi sống, thuốc bổ vitaminC, Men Bio Bacter, sàn thức ăn tươi, sàn thức ăn chìm, ống nhựa trú núp cho cá, lưới lồng...

Mô hình được thực hiện với 2 hộ gồm 300 con cá chình, qua 12 tháng được theo dõi yếu tố môi trường nuôi theo tưng tháng, được hướng dẫn chăm sóc và đánh giá môi trường nước cũng như theo dõi tăng trọng của cá nên cá luôn khỏe mạnh, phát triển tốt, bình quân đạt 1,09 kg/con, tỷ lệ sống đạt 80%.

Cá chình sinh sống ở các sông nước ngọt, ở các khe, suối đầu nguồn có dòng chảy ổn định quanh năm. Là loài có khả năng sinh tồn cao, khả năng di chuyển, tập tính săn mồi và thời gian hoạt động của chúng rất khác với các loài cá thông thường. Cá chình thường rất sợ ánh sáng, nên khi nuôi thì người nuôi phải làm các hốc để cá có thể chui vào trú ẩn, cá chình thường hoạt động vào ban đêm. 

Cá chình phân cỡ rất nhanh nên khi nuôi trong nuôi trường nuôi nhốt, lượng thức ăn phải đảm bảo đầy đủ để tránh hiện tượng ăn nhau của cá. Cá ăn chủ yếu các loại chất vẩn. Nhiệt độ càng tăng tính ăn càng mạnh và chúng có thể ăn cả cá, động vật nhỏ. Cá trưởng thành ăn các loại động vật như: Giun, tôm, cua, cá, nhuyễn thể...

Nông Nghiệp Việt Nam
Đăng ngày 25/05/2021
Phượng Trần Thị
Nuôi trồng

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 11:27 05/11/2024

Sự căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 10:11 05/11/2024

Thách thức dinh dưỡng trong nuôi tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi tôm phải đối mặt là vấn đề dinh dưỡng. Dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn quyết định đến sức khỏe, khả năng chống chịu bệnh tật và hiệu quả sản xuất. Việc đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng và cân đối trong suốt quá trình nuôi đòi hỏi sự am hiểu sâu rộng và sự quản lý khéo léo.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:54 04/11/2024

Oxy viên hỗ trợ ao nuôi tôm như thế nào?

Oxy viên là một sản phẩm được sử dụng khá phổ biến trong nuôi tôm, đặc biệt trong các hệ thống ao nuôi thâm canh và bán thâm canh. Sản phẩm này có vai trò cung cấp oxy trực tiếp vào nước ao nuôi, giúp tăng cường khả năng hô hấp của tôm và duy trì điều kiện môi trường thuận lợi cho quá trình sinh trưởng của chúng.

Tôm thẻ
• 10:44 04/11/2024

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 11:32 05/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:32 05/11/2024

Sự căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 11:32 05/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 11:32 05/11/2024

Các loài không mong muốn xuất hiện trong ao nuôi ngày mưa

Những sinh vật này bao gồm các loại cá tạp, côn trùng, giáp xác không mong muốn và vi sinh vật có hại. Việc hiểu rõ những loài không mong muốn này cùng với tác hại và biện pháp kiểm soát sẽ giúp bà con nông dân duy trì môi trường nuôi tôm ổn định và hiệu quả.

Sinh vật phù du
• 11:32 05/11/2024
Some text some message..