Cá nâu sinh trưởng và phát triển tốt trong môi trường nước ngọt, lợ, mặn, phù với điều kiện thổ nhưỡng tại Bến Tre. Đây được xem là đối tượng triển vọng nuôi chuyên canh hoặc nuôi xen với các loại khác. Qua khảo sát cho thấy, hiện nay trên địa bàn tỉnh Bến Tre có những vùng nuôi tôm bị dịch bệnh, hoặc những ao nuôi tôm không sử dụng, đây là điều kiện để người dân có thể tận dụng để nuôi cá nâu. Ngoài ra, một trong những điều kiện thuận lợi có thể phát triển mô hình là trước đây, nguồn cung cấp giống cá nâu đều từ tự nhiên. Còn hiện nay, con giống cá nâu được sản xuất nhân tạo thành công và đang triển khai nuôi ở một số tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Từ nguồn vốn của dự án AMD Bến Tre, Trung tâm khuyến nông tỉnh Bến Tre đã xây dựng 2 điểm trình diễn tại huyện Ba Tri, với quy mô 10 ngàn m2 mặt nước. Thời gian thực hiện mô hình là 10 tháng. Anh Nguyễn Hoàng Nhũ ở ấp Thạnh Phú, xã Bảo Thạnh, huyện Ba Tri cho biết, gia đình được dự án hỗ trợ 100% chi phí mua con giống và 30% chi phí thức ăn. Tham gia mô hình, anh còn được tập huấn kỹ thuật thả giống, cũng như quy trình nuôi cá nâu thương phẩm hiệu quả, hạn chế sử dụng hóa chất nhằm tạo ra sản phẩm sạch cho thị trường tiêu thụ từ các khâu chuẩn bị ao nuôi, chọn giống, quản lý nguồn thức ăn, quản lý môi trường, cũng như phòng bệnh cho cá… Qua hơn 7 tháng, hiện tại hai ao nuôi cá nâu đang phát triển khá tốt.
Cá nâu là loại thủy sản khá dễ nuôi, ít dịch bệnh. Tuy nhiên để mô hình mang lại hiệu quả, các hộ nuôi cần lưu ý chuẩn bị ao nuôi chắc chắn, không bị rò rỉ, nguồn nước trong ao phải luôn sạch, không bị ô nhiễm do chất thải nông, công nghiệp và sinh hoạt. Ngoài ra, nguồn thức ăn cũng phải đảm bảo đủ lượng đạm, đồng thời cần theo dõi để cân đối lượng thức ăn hằng ngày sao cho phù hợp, giúp cá phát triển tốt.
Cá nâu sinh trưởng và phát triển tốt trong môi trường nước ngọt, lợ, mặn, phù với điều kiện thổ nhưỡng tại Bến Tre. Đây được xem là đối tượng triển vọng nuôi chuyên canh hoặc nuôi xen với các loại khác. Qua khảo sát cho thấy, hiện nay trên địa bàn tỉnh Bến Tre có những vùng nuôi tôm bị dịch bệnh, hoặc những ao nuôi tôm không sử dụng, đây là điều kiện để người dân có thể tận dụng để nuôi cá nâu. Ngoài ra, một trong những điều kiện thuận lợi có thể phát triển mô hình là trước đây, nguồn cung cấp giống cá nâu đều từ tự nhiên. Còn hiện nay, con giống cá nâu được sản xuất nhân tạo thành công và đang triển khai nuôi ở một số tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Từ nguồn vốn của dự án AMD Bến Tre, Trung tâm khuyến nông tỉnh Bến Tre đã xây dựng 2 điểm trình diễn tại huyện Ba Tri, với quy mô 10 ngàn m2 mặt nước. Thời gian thực hiện mô hình là 10 tháng. Anh Nguyễn Hoàng Nhũ ở ấp Thạnh Phú, xã Bảo Thạnh, huyện Ba Tri cho biết, gia đình được dự án hỗ trợ 100% chi phí mua con giống và 30% chi phí thức ăn. Tham gia mô hình, anh còn được tập huấn kỹ thuật thả giống, cũng như quy trình nuôi cá nâu thương phẩm hiệu quả, hạn chế sử dụng hóa chất nhằm tạo ra sản phẩm sạch cho thị trường tiêu thụ từ các khâu chuẩn bị ao nuôi, chọn giống, quản lý nguồn thức ăn, quản lý môi trường, cũng như phòng bệnh cho cá… Qua hơn 7 tháng, hiện tại hai ao nuôi cá nâu đang phát triển khá tốt.
Cá nâu là loại thủy sản khá dễ nuôi, ít dịch bệnh. Tuy nhiên để mô hình mang lại hiệu quả, các hộ nuôi cần lưu ý chuẩn bị ao nuôi chắc chắn, không bị rò rỉ, nguồn nước trong ao phải luôn sạch, không bị ô nhiễm do chất thải nông, công nghiệp và sinh hoạt. Ngoài ra, nguồn thức ăn cũng phải đảm bảo đủ lượng đạm, đồng thời cần theo dõi để cân đối lượng thức ăn hằng ngày sao cho phù hợp, giúp cá phát triển tốt.