Mô hình nuôi cá sặc rằn đạt hiệu quả cao ở Long Phú

Ở nông thôn hầu như nhà nào cũng có ao mương, nên việc khai thác diện tích mặt nước để nuôi các loại cá nước ngọt được các địa phương trong tỉnh Sóc Trăng quan tâm, nhằm giúp nông dân tăng thu nhập, góp phần chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, như mô hình nuôi cá sặc rằn ở huyện Long Phú.

cá sặc rằn
Cá sặc rằn nuôi. Ảnh minh họa

Tháng 10 năm 2013, hộ ông Nguyễn Văn Truyền ở ấp Phú Thứ, xã Phú Hữu, huyện Long Phú  được Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học và Công nghệ tỉnh Sóc Trăng chọn làm điểm thử nghiệm  mô hình nuôi kết hợp cá thát lát cườm và cá sặc rằn.

Hai loại cá này khá phù hợp khi sống chung trong ao vì cá thát lát ăn tạp nhưng thiên về ăn động vật, cá sặc rằn có kích thước tăng trưởng tương đương nên sẽ không bị cá thát lát ăn. Hơn nữa cá sặc rằn ăn rong, tảo, chất thải và thức ăn thừa của cá thát lát cườm, nhờ đó hạn chế sự ô nhễm trong ao nuôi và giảm chi phí thức ăn. Tính đến nay đã hơn 8 tháng, ông Truyền sắp thu hoạch đợt cá này. Theo ông  nuôi cá thát lát đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc khắt khe hơn, lại là lần đầu áp dụng chưa có kinh nghiệm nên cá hao hụt khá nhiều, 6000 con giống ban đầu hiện chỉ còn khoảng 800 con, mỗi con gần 500g, giá cá thát lát khoảng 70 – 75 ngàn đồng/ký, ông thu về hơn 28 triệu đồng, nếu trừ chi phí xử lý ao, chăm sóc và thức ăn thì nuôi cá thát lát không có lời. Ông Truyền chia sẻ: “Cá thát lát có giá nhưng khó nuôi, do tôi vẫn chưa có kinh nghiệm nên tỷ lệ hao hụt lớn”.

Bù lại cá sặc rằn lại đang có kết quả rất tốt, 30 kg giống ban đầu, ông Truyền ước tính thu hoạch được khoảng 400 kg, giá mỗi kg thấp nhất khoảng 40 ngàn đồng, tính ra cũng được  hơn 16 triệu đồng. Ông Truyền cho biết ban đầu tập trung cho cá thát lát và xem cá sặc rằn chỉ là đối tượng nuôi kèm, nhưng ngược lại cá sặc rằn lại đang cho hiệu quả cao hơn. Ông Truyền cho biết thêm: “Nuôi cá sặc rằn tôi thấy đượchơn, tôi đang mê vì lời gần như hoàn toàn, cá chủ yếu ăn rong tảo và thức ăn thừa nên chi phí cũng ít hơn cá thát lát”.

Đặc biệt, cá sặc rằn sinh sản rất nhiều, sau khi tát ao bắt cá lớn, ông Truyền còn lời được đàn cá con để nuôi tiếp; Thấy cá sặc rằn con cũng dễ ương dưỡng nên ông đã mạnh dạn mua cá sặc rằn bột về nuôi, sau hơn một tháng chăm sóc là có thể bán cá giống cho các hộ có nhu cầu. Mô hình này cho lợi nhuận khá cao, như đợt cá vừa rồi, ông mua 5 triệu con cá bột với giá 10 triệu đồng, sau hơn một tháng ông bán được hơn 90 triệu, trừ thêm chi phí thức ăn ông còn lời khoảng 65 triệu đồng . một năm ông có thể ương được 5 đợt cá bột,  như vậy chỉ tính riêng mô hình ương cá sặc rằn bột  ông  đã thu về trên 300 triệu đồng.

Khách hàng ở Sóc Trăng và các tỉnh Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu… tìm đến nhà ông mua cá giống rất nhiều, chứng tỏ mô hình đang có sự thu hút rất lớn. Tuy nhiên, người nuôi thủy sản cũng cần nhạy bén nắm bắt tình hình, tránh tình trạng tập trung nuôi ồ ạt một loại  thủy sản, rất dễ bị dội chợ, rớt giá, thất thu cho nông dân.

Đài Phát Thanh -Truyền Hình Sóc Trăng
Đăng ngày 10/06/2014
Ngọc Khuê
Nuôi trồng

Thách thức dinh dưỡng trong nuôi tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi tôm phải đối mặt là vấn đề dinh dưỡng. Dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn quyết định đến sức khỏe, khả năng chống chịu bệnh tật và hiệu quả sản xuất. Việc đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng và cân đối trong suốt quá trình nuôi đòi hỏi sự am hiểu sâu rộng và sự quản lý khéo léo.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:54 04/11/2024

Oxy viên hỗ trợ ao nuôi tôm như thế nào?

Oxy viên là một sản phẩm được sử dụng khá phổ biến trong nuôi tôm, đặc biệt trong các hệ thống ao nuôi thâm canh và bán thâm canh. Sản phẩm này có vai trò cung cấp oxy trực tiếp vào nước ao nuôi, giúp tăng cường khả năng hô hấp của tôm và duy trì điều kiện môi trường thuận lợi cho quá trình sinh trưởng của chúng.

Tôm thẻ
• 10:44 04/11/2024

Chọn và thả giống tôm sú cho ao nuôi quảng canh mùa mưa

Mùa mưa là thời điểm có nhiều biến động môi trường, nên chọn và thả giống tôm sú cần được thực hiện cẩn thận để tối ưu sức khỏe và khả năng phát triển của tôm trong điều kiện khắc nghiệt. Vậy làm sao để có thể chọn và thả giống hạn chế rủi ro nhất có thể?

Tôm sú
• 10:48 01/11/2024

Ứng dụng xu hướng công nghệ sinh học trong ngành nuôi tôm 2024-2025

Giai đoạn 2024-2025 dự báo sẽ là thời kỳ bùng nổ của các ứng dụng này nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và chính sách hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế.

Tôm thẻ
• 11:12 31/10/2024

Các loài không mong muốn xuất hiện trong ao nuôi ngày mưa

Những sinh vật này bao gồm các loại cá tạp, côn trùng, giáp xác không mong muốn và vi sinh vật có hại. Việc hiểu rõ những loài không mong muốn này cùng với tác hại và biện pháp kiểm soát sẽ giúp bà con nông dân duy trì môi trường nuôi tôm ổn định và hiệu quả.

Sinh vật phù du
• 03:52 05/11/2024

Thách thức dinh dưỡng trong nuôi tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi tôm phải đối mặt là vấn đề dinh dưỡng. Dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn quyết định đến sức khỏe, khả năng chống chịu bệnh tật và hiệu quả sản xuất. Việc đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng và cân đối trong suốt quá trình nuôi đòi hỏi sự am hiểu sâu rộng và sự quản lý khéo léo.

Tôm thẻ chân trắng
• 03:52 05/11/2024

Oxy viên hỗ trợ ao nuôi tôm như thế nào?

Oxy viên là một sản phẩm được sử dụng khá phổ biến trong nuôi tôm, đặc biệt trong các hệ thống ao nuôi thâm canh và bán thâm canh. Sản phẩm này có vai trò cung cấp oxy trực tiếp vào nước ao nuôi, giúp tăng cường khả năng hô hấp của tôm và duy trì điều kiện môi trường thuận lợi cho quá trình sinh trưởng của chúng.

Tôm thẻ
• 03:52 05/11/2024

Thị trường Ấn Độ: Đối thủ hay cơ hội hợp tác của Việt Nam?

Năm 2024 đánh dấu nhiều thay đổi quan trọng trong ngành thủy sản Ấn Độ, khi quốc gia này ngày càng khẳng định vai trò trong xuất khẩu thủy sản toàn cầu. Trong bối cảnh đó, Việt Nam - một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu đang đối diện câu hỏi quan trọng: liệu Ấn Độ là đối thủ cạnh tranh trực tiếp hay một đối tác chiến lược tiềm năng?

Tôm thẻ
• 03:52 05/11/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 03:52 05/11/2024
Some text some message..